Tác
giả: Hon. David Kilgour, J.D.
Dịch
giả: VânN
28
Tháng Mười Một , 2015
Ông Dan Dimicco, CEO của Nucor Corporation (ảnh
chụp màn hình)
Cuốn
sách tuyệt vời có tên “American Made”, được xuất bản mới đây của Dan Dimicco,
đa phần đề cập đến việc khôi phục lại ngành sản xuất và xây dựng về lại
đúng vai trò là trung tâm của nền kinh tế Mỹ – và cũng được hiểu
ngầm là tương tự đối với nền kinh tế Canada – có thể khiến các độc giả với quan
điểm chính trị khác nhau đồng ý rằng lập luận tác giả đưa ra thực sự có lợi cho
cả hai đất nước.
Tác giả
Dimicco có khả năng thuyết phục rất tốt, đến mức ông được xuất hiện trong danh
sách 100 CEO tài năng nhất thế giới năm 2010 của Tạp chí Kinh doanh Harvard,
đánh giá này dựa trên những thành công mà ông đạt được tại Nucor, hiện là Công
ty Thép lớn nhất nước Mỹ đồng thời là Nhà tái chế lớn nhất Bắc Mỹ.
Tại
Nucor, văn hóa doanh nghiệp bao hàm duy nhất, ngoại trừ một số “đặc quyền” đặc
biệt cho vị trí quản lí cấp cao. Mỗi cá nhân trong toàn bộ 22,000 nhân viên tại
đây là thành viên đầy đủ của đội ngũ; đáng chú ý là chưa có một nhân viên nào bị
cho thôi việc trong suốt 40 năm qua, bất chấp những thời điểm cực kỳ
khó khăn khi mà có đến 32 công ty thép tại Mỹ bị phá sản vào đầu những năm
2000.
Triết
lý “không thiên vị” được thể hiện qua việc dành cho nhân viên số ngày nghỉ và số
tiền bảo hiểm bằng nhau; không ai được ưu tiên xe cộ, máy bay của Công ty, đến
cả việc đăng ký trước vị trí đỗ xe cũng không có.
Quyền tự
do được thử nghiệm các ý tưởng mới đã đem lại cho Nucor một khía cạnh cạnh
tranh độc đáo: lực lượng lao động sáng tạo và chăm chỉ. Nhờ đó, Công ty đã được
vinh danh là một trong số 100 Công dân Công ty tốt nhất, và được xếp hạng nhất,
Công ty lớn tốt nhất cho các hạng mục bảo vệ môi trường, đạo đức doanh nghiệp,
công bằng với người lao động, và trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương.
Ngành sản
xuất và công cuộc đổi mới theo sau nó, như Dimicco đã nói, là không thể thiếu
được cho sức mạnh của bất kỳ một cường quốc nào. Hãy nhớ rằng mỗi đồng
đô-la sử dụng trong hoạt động sáng tạo và làm ra sản phẩm “sẽ tạo ra thêm 1.34
đô-la trong hoạt động của nền kinh tế với quy mô lớn hơn”; ông cảm thấy đau
lòng trước thực trạng ngành sản xuất đã giảm từ 25% trong nền kinh tế Mỹ
vào những năm 1960 xuống còn có 12% như hiện nay. Chỉ tính riêng từ năm 2000,
hơn 5 triệu việc làm lương ổn định thuộc ngành sản xuất đã biến mất hoàn toàn
khỏi nước Mỹ; và một khuynh hướng tương tự cũng đang xảy ra tại Canada.
Làm
giàu thực sự trong ngành sản xuất, thay vì những ảo tưởng như tập đoàn Enron,
hiện tượng dot-com, và bong bóng bất động sản, cho đến ngày hôm nay vẫn đang hỗ
trợ cho 6 triệu việc làm khác cho người Mỹ trong ngành dịch vụ. Tác giả cuốn
sách mong muốn nâng số người làm việc trong ngành sản xuất từ 12 triệu lên
20-25 triệu trong vòng 10 năm tới. Một sự biến đổi tương tự về phía bắc cũng đồng
nghĩa với việc sẽ có ít nhất 2 triệu người Canada nữa tham gia làm việc trong
lĩnh vực này.
Cuốn
sách có lẽ đã được hoàn chỉnh vào tháng 9 năm 2014, Dimicco lưu ý rằng Cục Thống
kê Lao động Mỹ đã công bố vào tháng đó tổng dân số lao động chính thức của Mỹ
đã quay trở lại thời kỳ đỉnh cao như năm 2007. Ông cũng chỉ ra rằng, dù vậy,
vào thời điểm đó, hơn 6 triệu người mong muốn làm việc đã bị đào thải khỏi thị
trường. 7.1 triệu người khác phải làm việc bán thời gian trong khi họ muốn có một
công việc ổn định toàn thời gian. Theo tính toán của ông, tỷ lệ thất nghiệp thực
sự đã đạt đến 13%.
Dimicco
khẳng định, đến năm 2025, nước Mỹ cần tạo ra khoảng 30 triệu việc làm để có thể
đáp ứng với sự gia tăng dân số. Ông cũng nói thêm rằng, hàng triệu người trẻ tuổi
nước Mỹ hiện giờ hoặc đang thất nghiệp hoặc đang thiếu việc làm, đa số là “làm
phục vụ bàn hay bán giày tennis Trung Quốc ở một nơi nào đó”. Thay vì để cho rất
nhiều người Mỹ và Canada phải làm những công việc phục vụ với mức lương thấp
thì hai nền kinh tế trên cần phải được thúc đẩy bằng tất cả các phương tiện có
thể, bao gồm cả việc đầu tư công một cách thận trọng, nhằm tạo ra hàng triệu
công ăn việc làm trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và đổi mới.
Cuốn
sách nhận định chỉ có đổi mới thôi thì không thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển
được bởi lẽ trong thập niên trước, khi có đến 6 triệu việc làm trong ngành sản
xuất của Mỹ biến mất thì công việc trong các ngành công nghệ thông tin, viễn
thông, điện tử, và dịch vụ chuyên nghiệp/kỹ thuật cũng chỉ duy trì ở mức trung
bình. Rất nhiều công ty Mỹ đang di chuyển phòng thí nghiệm của mình sang Trung
Quốc bởi vì: cái mới được sáng tạo ở nơi nó được thực hiện. Dimico thì nói rằng
phần lớn các công ty Mỹ chuyển đến châu Á phải đào tạo nguồn nhân lực ở đó và
xây dựng lại bởi vì Chính phủ đã dành những ưu đãi giúp tạo ra lợi nhuận khi di
chuyển công ty.
Cuốn
sách nhấn mạnh rằng yếu tố hàng đầu hủy hoại công ăn việc làm trong ngành sản
xuất chính là sự thao túng hệ thống tiền tệ, việc này tạo ra lợi thế chi phí vô
cùng to lớn cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đang săn đuổi. Dimicco kết luận
rằng Thương mại toàn cầu hiện nay là bất cứ điều gì ngoại trừ tự do bởi lẽ
một số nước không chịu tuân theo luật trong việc trợ cấp các lĩnh vực xuất khẩu
và thao túng tiền tệ của họ để đạt được những lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Việc
người Nhật và người Đức mua bán đô-la Mỹ vào những năm 1980 nhằm giảm giá trị
tiền tệ nước họ cũng được trích dẫn trong cuốn sách. Và phải đến 15 năm sau, Tổng
thống Reagan và Quốc hội Mỹ mới chấm dứt được tình trạng thao túng này. Mức
thâm hụt thương mại của Mỹ vì vậy mà giảm tới hơn 50%.
Tuy
nhiên, đến những năm 1990, việc Trung Quốc làm mất giá tiền tệ nước mình đã khiến
cho nước Mỹ mất đi hàng triệu việc làm. Tham nhũng theo hệ thống, hối lộ, và tống
tiền góp phần thêm vào sự thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc. Một
trong những giải pháp chính mà cuốn sách đưa ra là Mỹ phải củng cố lại việc thực
thi Luật thương mại của mình.
Mức
thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ hiện nay là 475 tỷ đô-la thực sự khiến công
chúng phải lưu tâm, đặc biệt là trong năm nay trước thềm bầu cử. Dimicco lên tiếng
kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh Mỹ hãy chung sức tập trung vào
giải quyết cuộc khủng hoảng thực sự mà họ đang phải đối mặt: nước Mỹ cần tạo ra
30 triệu công ăn việc làm cho đến năm 2025 nhằm góp phần giảm thiểu thâm hụt
thương mại và ngân sách quốc gia.
David
Kilgour, một luật sư anh tiếng, đã làm việc tại Hạ nghị viện của Canada gần
27 năm. Trong nội các của Jean Chretien, ông là Bộ trưởng ngoại giao, phụ
trách các vấn đề châu Phi và Mỹ Latinh, và khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông
là tác giả của nhiều cuốn sách và là đồng tác giả với ông David Matas trong cuốn
“Thu hoạch đẫm máu: Giết học
viên Pháp luân công lấy cắp nội tạng.”
---------------------------
Quan
điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của (các) tác giả và không nhất thiết phản
ánh quan điểm của Epoch Times.
No comments:
Post a Comment