Tạ Phong Tần
Saturday,
November 21, 2015 5:40:07 PM
-
Tôi biết rồi, khỏi cần đọc, đưa cho tôi xem cũng được. - Tôi nói.
-
Ủa, nãy giờ chưa phổ biến nội quy sao? Vậy mà nghe cãi lộn tôi cứ tưởng phổ biến
nội quy rồi. - Một công an khác hàm thượng úy, đeo bảng tên đội phó Dương Vũ Cường
nói.
Trung
lại làm tiếp một cái biên bản, đại ý là đã phổ biến nội quy trại giam cho tôi
nghe xong và đưa cho tôi ký tên vào đó.
Xong
bọn họ đưa tôi vào một phòng khác, trong phòng có một đống quần áo tù sọc trắng
đen để dưới đất, một nữ công an trẻ tuổi bảo tôi chọn lấy một bộ một bộ quần áo
tù vừa mặc và thay cái quần Jean , áo thun ba lỗ đang mặc trên người ra. Tôi lấy
bộ số 6 là to nhất mặc vào, áo dài gần đến đầu gối, ống quần dư cả tấc nhưng mặc
vậy nó rộng rãi, mát mẻ. Họ đưa thêm một cái túi ni-lông xốp có quai để đựng đồ,
còn cái túi vải thì họ giữ lại. Họ cũng giữ lại bộ quần áo tôi vừa thay ra. Một
người nói:
-
Đồ này chúng tôi giữ lại, sẽ cho người giặt sạch cho chị rồi cất vô, không mất
đâu mà sợ. Trong đó nóng lắm, mặc quần áo mỏng được rồi, mặc chi đồ này cho nó
nóng.
Dương
Vũ Cường nói:
-
Tôi cho chị mượn một cái bo và một cái ca đựng cơm, đựng nước uống.
-
Bo là cái gì? - Tôi hỏi.
Bọn
họ cười ầm lên.
-
Thì bo là cái ca đó. Mà ca là cái bo đó. Ở đây kêu cái bo là cái ca đó. - Một
người nào đó trả lời.
Lại
có người gọi:
-
Bình, mày đi lấy mùng mền chiếu đem vô phòng đi.
Thằng
tù trẻ khoảng mười tám, hai mươi tuổi “Dạ” một tiếng lớn rồi chạy đi.
Làm
hết các thứ thủ tục đó thì đã vào khoảng hai giờ chiều. Một cán bộ trại lấy
chùm chìa khóa rồi kêu tôi đi theo anh ta vào phòng giam.
Tôi
xách túi đồ ra khỏi phòng làm việc phía ngoài, đi theo một công an nam ra cửa
quẹo qua hướng bên trái, mới thấy thì ra ở đây bề ngoài chỉ là cơ quan pháp luật
làm việc hành chánh đơn thuần, bên trong mới là cái cổ máy giết người được che
giấu kín.
Con
đường đi vào trại tạm giam cơ quan an ninh điều tra trải dài, cảm giác sâu hun
hút và không gian im lặng đến rùng rợn với vách tường hai bên dựng đứng cao khoảng
bốn mét, bề ngang khoảng hai mét. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy kiểu trại giam như
thế này. Ngay từ đầu, nếu người nào “yếu bóng vía” thì cảnh tượng này sẽ làm
cho người đó chết khiếp với cảm giác bản thân mình nhỏ bé quá, yếu đuối quá,
đơn độc quá.
Khi
tôi còn công tác ở cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bạc Liêu (năm 1991 đến
1994) thì phòng giam bị can không phải kiểu như vậy. Phòng giam quay mặt ra hướng
cổng trại, cửa phòng làm song sắt thông thoáng từ trên xuống dưới, không có tường
cao vây quanh, trong phòng giam có thể nhìn ra ngoài thấy rõ ràng ai đi ra đi
vào cổng trại và nhà làm việc của cán bộ.
Trên
hai bức tường ở đây, cứ cách khoảng ba mét có một cánh cửa làm bằng sắt nguyên
tấm lớn, hai hàng cửa này được bố trí lệch nhau. Nếu cửa mở thì chỉ cần đứng
khuất vào bên trong một chút từ cửa này không thể nhìn thấy cửa ở bức tường bên
kia.
Họ
dẫn tôi đi khoảng ba bốn cánh cửa gì đó thì dẫn tôi vào một cánh cửa mở sẳn
-> sẵn ở phía bên trái. Tôi bước vào, thấy đây chưa phải là phòng giam
mà là khoảng sân nhỏ diện tích cỡ ba mét vuông, bị tường cao vây quanh ba bên,
mặt thứ tư chính là mặt trước của phòng giam. Họ mở cánh cửa phòng giam nằm lệch
qua bên phải so với cửa ngoài, tức là ở cửa phòng này, nhìn ra chỉ thấy bức tường
cao chắn ngang trước mặt.
Cửa
phòng giam cũng bằng sắt tấm nguyên miếng, cao khoảng hai mét rưỡi, bề ngang nửa
mét. Trên cánh cửa này ngang tầm mắt người đứng có một ô cửa nhỏ bề ngang khoảng
một gang tay, bề đứng cao khoảng một gang rưỡi, tức là có thể đưa qua lọt cái
ca nhựa đựng nước loại hai lít. Ô cửa nhỏ này cũng có cánh cửa bằng sắt miếng
có thể mở ra đóng vào và có chốt đóng bên ngoài.
Cán
bộ trại giam thò mặt vào ô cửa nói to:
-
Dẹp chổ -> chỗ cho người mới vô nè!
Họ
mở cánh cửa sắt phòng giam ra, bảo tôi: “Vào đi.”
Lúc
này, thằng tù lao động ngoài ôm một mớ mùng, mền, chiếu, hai cái ca nhựa màu trắng
(loại một lít nước) đưa vô phòng giam. Tôi vừa bước vô họ lập tức đóng cửa lại,
khóa cửa rầm rầm bên ngoài rồi bỏ đi.
Cửa
vừa đóng lại, cảm giác thiếu dưỡng khí bừng bừng lên ngay lập tức, cộng với cái
nóng hừng hực buổi chiều tỏa ra từ bốn bức tường mùa nắng, làm cho người tôi mồ
hôi chảy thành dòng, ngộp thở vô cùng. Tôi phải thở bằng cách cố gắng hít thật
sâu vào rồi thở từ từ ra bằng miệng.
Phòng
giam tối tù mù, tôi vừa từ ngoài sáng bước vô, thấy mờ mờ có hai người trong
phòng nhưng không thấy rõ mặt, phải đến mấy phút sau tôi mới nhìn rõ mọi thứ.
Hai nữ tù trố mắt quan sát tôi từ đầu đến chân.
(còn
tiếp)
Bài liên quan :
Saturday,
November 21, 2015 5:28:16 PM
-
Sao không tháo được? Đâu chị đưa tay tôi coi. - Trung nói.
Tôi
đưa bàn tay trái ra, Trung cầm chỗ mấy chiếc vòng kéo kéo thử. Quả thật, vòng
thì nhỏ vừa cổ tay mà bàn tay lại lớn hơn, không kéo ra được. Nó hỏi:
-
Hồi đó chị làm cách nào đeo vô được vậy?
-
Tiệm vàng người ta đeo cho tôi. Tôi không tự đeo vô được mà cũng không tháo ra
được. - Tôi nói.
Nguyễn
Hà Trung ngồi thừ ra, hết nhìn tôi rồi nhìn mấy cái vòng tay, rồi nhìn sang hướng
khác cầu cứu đồng đội, nhưng không thấy ai nói gì, rồi lại nhìn tôi, lắc lắc
cái đầu, nó nói:
-
Biết làm sao cái vụ này đây?!
Có
một công an nam khác mặc sắc phục xanh dưa cải, hàm đại úy, khoảng cỡ tuổi tôi,
da ngăm, mặt tròn, người lùn tủn có một khúc chừng hơn mét rưỡi, mập mạp, đeo bảng
tên Đội phó Nguyễn Đình Tới bước vô. Hắn ta chõ miệng vào nói:
-
Không tháo ra được thì lấy kềm cắt. Không được đem trang sức vô buồng giam.
-
Không được cắt, anh có biết bộ vòng này của tôi trị giá bao nhiêu tiền không?
Anh không có quyền hủy hoại tài sản của tôi. Cắt hư của tôi thì anh phải đền,
lương của anh không đủ đền cho tôi đâu. - Tôi nói.
-
Vậy chị tháo ra đi. - Nguyễn Đình Tới nói.
-
Tôi không tháo được. Anh muốn tháo thì anh đi mà tháo, tháo thế nào là trách
nhiệm của anh, không phải của tôi. - Tôi nói.
Một
công an khác nhìn lớn tuổi hơn tôi, da ngăm đen, người ốm nhỏ, đeo bảng tên
trung tá Huỳnh Phi Lâm đến gần cầm tay tôi lên nhìn nhìn mấy cái vòng rồi bỏ
đi. Tôi ngồi im, Nguyễn Đình Tới, Nguyễn Hà Trung cũng ngồi im không nói gì.
Khoảng mười phút sau, ông Huỳnh Phi Lâm dẫn một người đàn ông trung niên mập mạp,
tôi đoán ông ta là chủ tiệm vàng ở chợ Bà Chiểu đối diện với cơ quan điều tra,
được ông Huỳnh Phi Lâm mời tới giúp đỡ. Ông mập hỏi:
-
Ở đây có nước rửa chén không?
Một
thằng tù nam lao động ngoài đứng gần đó nhanh miệng trả lời:
-
Có. Ở chỗ hồ nước ngoài đó.
Nó
đưa tay chỉ ra hướng hồ nước cách phòng làm việc khoảng năm mét. Ông mập nói:
-
Chị đi theo tôi ra đây tôi tháo vòng tay cho chị.
Tôi
đứng dậy đi theo ông mập. Đến hồ nước, ông mập lấy chai nước rửa chén rưới vòng
vòng lên bàn tay tôi. Ông nắm bàn tay tôi bóp bóp rồi nhẹ nhàng tuột một phát
ra mười bốn chiếc vòng. Ông mập vặn vòi nước rửa bộ vòng, kêu tôi rửa tay luôn.
Tôi rửa tay xong thì Trung dẫn tôi trở vô phòng làm việc. Trung đặt bộ vòng lên
bàn chung chỗ với nhẫn và dây chuyền.
Nguyễn
Đình Tới lại nói
-
Còn xâu chuỗi đó cũng không được đeo.
-
Sao lại không được đeo? Nội quy chỉ cấm đeo trang sức, chuỗi này không phải đồ
trang sức mà để tôi đọc kinh mỗi ngày. Trang sức thì tôi đã bỏ ra rồi, trên bàn
đó, muốn giữ cái gì thì cứ giữ, mất một thứ là không xong với tôi đâu. Tôi là
người có đạo, trong tờ lệnh có ghi rõ chữ “Thiên Chúa Giáo” đó, anh không biết
đọc à? Hạt bằng nhựa chớ phải bằng sắt đâu mà không được. - Tôi hỏi lại.
Hắn
ta cầm cái chuỗi lên, chỉ vào những mối nối giữa các hạt chuỗi với nhau, nói:
-
Mấy chỗ này là kim loại nè.
-
Nói thế mà cũng nói được. Anh phải xét tổng thể của cái vật ấy là cái gì, công
dụng nó ra sao, anh không thể nói chỗ này là nhựa chỗ kia là kim loại được. Nói
như anh thì anh vào đây mang theo cái “công cụ hiếp dâm” nhằm mục đích gì? Anh
muốn “gây án” ở đây với tôi à? Tôi đề nghị anh đem cái “công cụ hiếp dâm” của
anh bỏ ra ngoài kia rồi mới được quyền vào đây ngồi gần tôi. Tôi nói vậy anh
nghe có được không? - Tôi nói.
Nguyễn
Đình Tới vẫn cố cãi:
-
Chị không bỏ ra thì tôi dùng vũ lực.
Tôi
nổi điên quát lên:
-
Không được động vào tôi. Vũ lực cái gì? Định nhào vô bóp cổ giựt đồ hả? Nội quy
trại giam, pháp luật không cho phép anh làm điều đó.
Tay
phải tôi nắm chắc lấy xâu chuỗi. Tôi trợn mắt lên, nhìn thẳng vào mặt hắn mà
gào to lên:
-
Các người nhào vô mà giật đi. Tôi sẽ liều mạng với các người tại nơi này. Các
người thích giết người thì cứ làm đi.
Ông
Huỳnh Phi Lâm đứng sau lưng tôi lúc nào không rõ, lúc này mới cười cười lên tiếng:
-
Thôi tôi cho chị đeo cái chuỗi đó vào buồng. Vậy là được chớ gì?
-
Được. - Tôi nói.
Nguyễn
Hà Trung bắt đầu viết biên bản tạm giữ đồ vật tài sản của tôi làm hai bản, đại
khái là vòng vàng, quần áo dài, túi vải, thuốc uống họ sẽ giữ lại. Thuốc thì
đưa cho y tế trại giữ phát cho uống mỗi ngày. Trung đưa cho tôi giữ một bản rồi
ề à lấy bản nội quy trại giam ra đọc.
(còn
tiếp)
*
Saturday,
November 21, 2015 5:10:49 PM
Tôi
lấy đôi dép nhựa màu đỏ ngoài cửa mang vô chân rồi đi. Bọn họ vây quanh áp giải
tôi ra đến cửa sắt bên ngoài, một thằng kéo cửa sắt lên, thằng khác đẩy tôi ra.
Tôi nhìn thấy xung quanh nhà, kể cả bên kia đường chỗ cổng sau Viện Pasteur, có
ít nhất là ba chiếc xe loại bảy chỗ ngồi biển số lạ đậu ở đó với cả chục thằng
cảnh sát giao thông đứng dày đặc cả ngã ba Trần Quốc Toản - Pasteur, trong đó
có một chiếc màu trắng xám bạc đã từng đậu ở phía bên Viện Pasteur để chặn bắt
tôi đi lễ chủ nhật ở nhà thờ Kỳ Đồng. Đường phố vắng ngắt không xe cộ qua lại,
kể cả nhà hàng xóm bên cạnh bán hàng rau quả ngày thường tấp nập cũng không thấy
bóng khách mua lẫn người bán. Chắc bọn áo vàng này chúng nó chặn xe đuổi người
ta đi ngã khác hết rồi.
Một
thằng lấy còng ra định còng tay tôi, ông Cống khoát tay bảo:
-
Không cần.
Trước
cửa nhà có một xe bảy chỗ màu đen, trong xe có tài xế và hai đứa nữ công an ngồi
sẵn. Bọn chúng mở cửa xe, đẩy tôi vào hàng ghế phía sau. Một đứa nữ nữa trèo
lên ngồi ép bên ngoài. Một thằng leo lên ngồi ghế trước, nó ấn cái ghế xuống
bàn chân tôi. Tôi gào lên:
-
Thằng mất dạy này mày đè lên chân tao hả, mày mở ghế lên chưa. Bọn chó chúng
mày muốn giết người hả?
Thằng
này vội đứng dậy kéo cái ghế lên rút chân tôi ra. Ông Cống không đi cùng xe
này.
Xe
chạy đến số 4 đường Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh là trụ sở cơ quan an ninh điều
tra công an thành phố Hồ Chí Minh. Cổng mở, xe chạy sâu vào trong sân một đỗi
xa mới ngừng lại. Chúng kéo tôi xuống xe, đưa vào một căn phòng. Trong phòng có
một cái bàn dài, hai cái ghế dài, mấy cái tủ đứng đựng giấy tờ, phòng này ăn
thông với một phòng nhỏ phía trong. Bọn nó bảo tôi ngồi xuống cái ghế dài. Đối
diện phía bên kia bàn là một công an nam khoảng ba mươi tuổi, mặc sắc xanh dưa
cải, đeo hàm trung úy, bảng tên Nguyễn Hà Trung.
Lúc
này ông Cống bước vào phòng, đưa ra một xấp các thứ quyết định khởi tố bị can,
lệnh tạm giam cho tôi ký tên. Tôi bèn cầm lấy, ghi rõ vào từng tờ nội dung:
“Tôi không phạm tội, việc bắt giữ tôi là vi phạm pháp luật, tôi sẽ tuyệt thực để
phản đối.” Ghi rõ ngày tháng rồi ký tên, ghi họ tên vào từng tờ. Tất cả có chín
tờ. Ông Cống ngồi chờ tôi viết một lúc, thấy tôi cứ ngồi thản nhiên từ từ viết
câu ấy hết tờ lệnh này đến tờ lệnh khác, ông đứng lên gọi Nguyễn Hà Trung nói:
-
Cháu làm thủ tục tống đạt hộ chú, chú về uống thuốc mới được, chú đau dạ dày
quá.
Ông
Cống đi rồi, tôi cũng cứ ngồi viết xong hết chín tờ giấy rồi mới lấy mỗi thứ lệnh
một tờ. Nguyễn Hà Trung mới bảo tôi đem hết đồ đạc mang theo để lên bàn viết
cho công an xem cái gì mang vào được thì mang, cái gì không được gởi lại bên
ngoài cho cán bộ trại giữ. Trong cái túi xách màu nâu tôi đeo trên người có một
quyển lịch túi, một cái bút bi xanh, hai trăm USD, một triệu một trăm lẻ mấy chục
ngàn đồng, một cái lược nhựa màu vàng, một cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay ghi ghép
linh tinh các thứ mà tôi đã viết thành bài báo hoặc chưa viết, hai tấm hình Mẹ
Hằng Cứu Giúp nhỏ bằng bao thuốc lá, một đôi bông tai bằng kim loại màu trắng.
Nguyễn
Hà Trung cầm từng thứ lên săm soi. Nó lật qua lật lại ba bộ quần áo rồi nói:
-
Đem vô hai bộ thôi, để ngoài này một bộ, mặc bộ này thì giặt bộ kia, đem vô làm
chi cho nhiều.
-
Đem vô mặc chớ làm chi, hai bộ làm sao đủ, giặt không khô rồi gì mặc. - Tôi cãi
lại, hắn thôi không nói vụ quần áo nữa. Nó lại cầm lên cái lược nhựa, lấy tay bẻ
tới bẻ lui rồi nói:
-
Lược này không được đem vô.
-
Lược này bằng nhựa sao không đem vô được. Không có lược lấy gì chải đầu? - Tôi
nói. Nó lại bỏ cái lược xuống, cầm các thứ khác lên lật lật rồi nói:
-
Mấy cuốn sổ nhỏ này với cái túi tôi giữ, cây viết, hình, tiền cũng vậy. Tôi lập
biên bản đưa chị giữ. Tiền Việt Nam chị có thể xài để mua đồ căn tin. Mấy cái đồ
trang sức đó cũng phải để ở ngoài, không đem vào buồng giam được.
Tôi
tháo cái nhẫn vàng mười tám có mặt đá đỏ đang đeo trong ngón tay ra, rồi tháo
luôn đôi bông tai vàng mười tám có hai hạt ngọc trai màu trắng tòn ten, một sợi
dây chuyền vàng mười tám mảnh như sợi chỉ có mặt hột đá trắng hình trái tim ra
để tất cả lên bàn. Bụng nghĩ: Mày thích giữ thì cứ giữ, đeo cái này vào buồng
giam chỉ tổ vướng víu. Còn lại mười bốn chiếc vòng xi-men vàng mười tám nặng
khoảng một lượng và xâu tràng hạt Mân côi màu đen trên cổ thì tôi không cởi ra.
-
Sao chị không tháo vòng tay ra đi? Chuỗi hạt nữa? - Trung nói:
-
Vòng không tháo ra được. Còn chuỗi hạt này tôi đeo lần hạt đọc kinh mỗi ngày,
cũng không bỏ ra được. - Tôi nói.
(còn
tiếp)
Wednesday,
November 18, 2015 1:28:10 PM
1,474
ngày trong nhà tù Cộng Sản Việt Nam
LTS - Blogger, tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, trải qua 1,474 ngày trong nhà tù Cộng Sản. Sau 4 năm tù, dưới áp lực của Hoa Kỳ, Hà Nội đã phải trả tự do, để bà sang Mỹ. Báo Người Việt trân trọng giới thiệu cùng độc giả tập hồi ký của bà, tựa đề “ÐỨNG THẲNG LÀM NGƯỜI - 1,474 ngày trong nhà tù Cộng sản Việt Nam.” Hồi Ký Tạ Phong Tần sẽ được đăng hai lần mỗi tuần, trong các số báo Thứ Năm và Thứ Hai. Xin mời độc giả đón theo dõi.
--------------
Ông Riết làm thinh không trả lời. Tôi cười, nói tiếp:
- Hôm nay nóng nhỉ? Thiếu quạt mà đông người nhét
vào cái chỗ này chắc khó chịu lắm hả?.
- Ừ, khó chịu lắm. - Ông Riết trả lời. Từ đó về sau,
ông Riết chỉ đứng nhìn như ông thần thừ, không mở miệng nói câu nào nữa.
Quên nói nữa là hai cái điện thoại này lúc đầu bọn
chúng đè tôi xuống thò tay vào túi quần mà cướp. Sao mà nó nhục nhã như thế
không biết. Ngày trước, khi còn làm công việc điều tra viên cơ quan cảnh sát điều
tra, sau này chuyển qua an ninh điều tra, tôi không hề làm những động thái bẩn
thỉu như vậy. Chỉ cần yêu cầu “Anh, chị có điện thoại lấy ra để lên bàn cho
tôi” là xong. Sao lại có chuyện chưa kịp nói câu nào, cho một đám “xe ôm xã hội
đen” nhào vào khóa tay khóa chân mà cướp điện thoại trước? Thiệt là hành động kỳ
quặc nhất trong lịch sử ngành tư pháp Việt Nam.
Một đám mấy chục đàn ông thanh niên đủ mọi chủng loại
quân ngũ mà sợ một người phụ nữ không tấc sắt trong tay thì quả là chuyện không
thể hiểu nổi của cái “tà quyền” Cộng Sản này.
Con công an viết xong hai tờ bản chính biên bản khám
xét, lại viết thêm hai bản thống kê dài sòng sọc kèm theo vì số giấy tờ linh ta
linh tinh nhiều quá, phải liệt kê tên ra từng tờ. Ông Cống đưa cho tôi xem và
nói:
- Chị xem rồi ký đi, coi lại coi có đúng không?
Camera, máy ảnh lại chĩa vào tôi. Tôi gạt phăng:
- Không cần xem, không ký cái gì cả. Thích ướp thì cứ
việc cướp, thích hành xử kiểu xã hội đen thì cứ làm. Ðây không quan tâm tới.
Ông Cống lại đưa cho ông Nguyễn Văn Riết và cán bộ
phường 8 ký.
Cảm thấy khát khô cả cổ, chắc tại quát to nhiều quá.
Tôi đứng dậy, đi tới tủ lạnh, mở ra tìm chai nước uống, nhưng tủ trống không chẳng
còn chai nào. Quái, mình mới nấu lá trà xanh với gừng đổ vô vỏ chai nước chanh
hôm qua, ít nhất cũng phải còn lại trong tủ năm sáu chai nửa lít, một mình tôi
làm sao mà uống hết, chắc chắn là bọn “xe ôm” rồi.
Tôi thấy có những thằng thường ngày vẫn đi theo tôi
sau lưng, lúc này chúng đi lòng vòng trong nhà nghiêng ngó ra vẻ thích thú lắm
vì hôm nay túm được tôi, được “tận mục sở thị” bên trong nhà một cách công
khai, chớ không phải như những lần trước chỉ có nhào vào cướp tài sản, bắt cóc
người rồi rút lui nhanh như chớp, không kịp “nghiên kíu” cái gì cả. Thằng trẻ
tuổi mặt đen thui, có cặp lông mày sâu róm, mắt một mí, mũi tẹt thì ngồi ngả ngớn
ngửa ra trên cái ghế sô-pha lớn, vẻ mặt thỏa mãn kiểu như đang tận hưởng cái gì
đó hả hê lắm. Thằng này trước đây thường làm “đuôi” ông Luật Sư Lê Trần Luật, bị
thằng Bi con trai ông Luật kêu là “chú ỉn con.” Quả thật, cái mặt thằng an ninh
này nhìn nó giống heo con như thằng Bi nhận xét, không sai tí nào.
Lúc này máu nóng tôi nó bốc lên đùng đùng tới tận óc
o. Tôi quát lên:
- Nước uống tao để trong tủ lạnh sao mất hết rồi? Thằng
chó nào lấy của tao uống mau đem trả lại đây? Ðồ súc sinh mất dạy, cha mẹ chúng
mày không biết dạy mày hả? Ai cho phép chúng mày tự tiện mở tủ của tao lấy nước
uống? Chúng mày nghèo tới mức độ không có tiền mua chai nước hay sao mà ăn cắp
của tao?
Tôi quay sang ông Cống quát tiếp:
- Anh Cống, anh chủ trì thi hành lệnh ở đây, anh ra
lệnh cho mấy thằng côn đồ này lấy nước uống trong tủ lạnh của tôi có phải
không?.
Ông Cống vội quay qua một thằng “xe ôm”:
- Ra mua chai nước khác cho chị ấy nhanh lên. Bọn
mày toàn làm những chuyện vớ vẩn.
Rồi ông Cống quay sang tôi:
- Chị ngồi xuống đi, nói to làm gì cho mệt. Tôi bảo
chúng nó đi mua chai nước khác cho chị rồi.
Tôi ngồi xuống ghế, cảm thấy mệt, khát khô cả cổ. Một
thằng đem chai nước tinh khiết loại nửa lít vào đưa cho ông Cống. Ông Cống đón
lấy đưa cho tôi:
- Chị uống đi.
Chờ tôi uống nước xong, ông Cống bảo tôi lên phòng lấy
quần áo, đồ đạc cần dùng rồi đi. Tôi lên phòng ngủ lấy bọc thuốc cao huyết áp mới
vừa đem từ phòng mạch bác sĩ về đủ uống trong một tháng, một cái khăn mặt, ba bộ
quần áo lửng loại đồ ngủ vải tol, một cái bàn chải đánh răng, một tuýp kem đánh
răng, một số quần áo lót, khoảng chục gói băng vệ sinh. Tôi định lấy thêm mùng
mền chiếu gối thì con công an kia nói:
- Trong đó có phát băng vệ sinh, cái gì cũng có hết,
đem mùng mền đi làm gì.
- Trong đó có cái gì? - Tôi hỏi ông Cống.
- Có mùng, mền, chiếu. Băng vệ sinh chị muốn đem
theo thì cứ đem theo. - Ông Cống nói.
Tôi bỏ tất cả vào cái túi vải màu xanh có dây rút kiểu
ba lô cầm trên tay. Cái túi xách nhỏ đeo trên vai của tôi lúc đi chợ tôi vẫn
còn đeo trên vai. Tôi bèn đem theo luôn. Con công an kia lại nói:
- Cái túi vải đó người ta không cho đem vô đâu.
- Kệ chị ấy, muốn đem theo thì cứ đem. - Ông Cống
nói.
(còn tiếp)
*
Wednesday,
November 11, 2015 3:47:02 PM
*
Saturday,
November 7, 2015 5:21:51 PM
*
Wednesday,
November 4, 2015 5:26:07 PM
No comments:
Post a Comment