Putin
đang vật vã chèo chống nước Nga giữa cơn bão tố chiến tranh, cấm vận và bạn bè
(tưởng là) đâm thọc sau lưng. Lối hành xử của Mỹ, Nato, Thổ Nhĩ Kỳ khiến người
ta càng cảm nhận sâu sắc đâu là thực tại của các mối quan hệ đồng minh, tính bền
vững của các hiệp ước và đâu là phần khuất của tảng đá ngầm dưới bọt sóng biển.
Cũng
vào thời điểm này, Trung Quốc thách thức mọi điều ước quốc tế và ngày một hung
hăng. Tin gần nhất là tàu quân sự Trung Quốc áp sát và chĩa súng đe dọa tàu vận
tải Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Hoàng Sa giờ đã là vùng biển cấm với Việt
Nam. Và miếng bánh hão đại cục mà Tập Cận Bình dí cho đám lãnh đạo Việt Nam
đang ngày qua ngày biến nốt Trường Sa thành vùng biển cấm.
Quay cuồng
trong sóng gió, giữa nạn nội xâm độc tài tham nhũng ngày một thối nát, là mối
đe dọa ngoại xâm cháy sát lông mày, người Việt Nam vật vã tìm một lối đi. Thù
ngoài giặc trong, có lẽ đây là một thời kỳ lịch sử sóng gió nhất của Việt Nam.
Nhưng cũng chính thời khắc này, người Việt cần xiết chặt tay nhau, tìm lối ra
giữa màn đêm đen tối, để chứng minh với thế giới về khả năng sinh tồn của một
dân tộc kiên cường, như chúng ta vẫn luôn là trong suốt chiều dài cha ông lập
quốc.
Đoạn
trên anh viết theo văn phong Churchil, làm tài liệu demo cho các lãnh đạo Việt
Nam trong bài phát ngôn nhậm chức sau kỳ đại hội vào đầu năm tới. Còn đây là nội
dung muốn bàn.
Hãy đọc
thật kỹ phần tư liệu lịch sử này (trích đoạn một bài dịch trên trang nghiên cứu
quốc tế) để hiểu đâu là bản chất chi phối các hiệp ước và các mối quan hệ quốc
tế, để ý thức được cái gì thực sự là thứ sẽ giúp người Việt Nam tìm thấy lối
ra. Một kết luận phụ rút ra, cũng để nhiều bạn hiểu cái gì khiến những cá nhân
khác nhau đi vào lịch sử. Ở đây là Stalin, một bạo chúa hung tàn, nhưng đồng
thời, tất nhiên, một con người kiệt xuất:
Tưởng Kinh Quốc bí mật gặp Stalin, cố gắng đấu
lý
Hôm sau
Tống Tử Văn gửi điện cho Tưởng Giới Thạch, báo cáo tình hình hội đàm và đề nghị
Tưởng xem xét mấy phương án như sau:
Thứ nhất,
Trung Quốc ký hiệp định liên minh với Liên Xô, cho phép Liên Xô đóng quân tại
Mông Cổ; thứ hai, để Ngoại Mông Cổ thực hiện “tự trị cao độ”; thứ ba, Ngoại
Mông Cổ có quyền tự chủ về quân sự, nội chính và ngoại giao, nhưng không có
tính chất là một nước cộng hòa liên bang Xô Viết.
Người Mỹ
rất quan tâm tới cuộc đàm phán Trung Quốc-Liên Xô. Tổng thống Truman bảo Bộ trưởng
Ngoại giao Byrnes chuyển tới Chính phủ Trung Quốc ý kiến như sau: “Chưa thảo luận cách giải thích về địa vị của
Ngoại Mông Cổ trong hiệp định Yalta; Chính phủ Mỹ cho rằng tuy về pháp lý thì
chủ quyền Ngoại Mông Cổ vẫn thuộc Trung Quốc, nhưng trên thực tế chủ quyền ấy
chưa được hành xử.”
Tống Tử
Văn nắm lấy lời văn “phải duy trì hiện trạng của Ngoại Mông Cổ” trong hiệp định
Yalta để đấu lý. Ông kiên trì nói hiện trạng đó tức là chủ quyền của Ngoại Mông
Cổ vẫn thuộc về Trung Quốc. Còn Stalin thì nói rõ Liên Xô yêu cầu Trung Quốc thừa
nhận Ngoại Mông Cổ độc lập. Hai cách nói này tuy diễn tả cùng một sự thật nhưng
ảnh hưởng thì lại khác nhau xa.
Dĩ
nhiên Tưởng Giới Thạch hiểu rõ sự hơn thiệt trong đó. Thấy trên bàn đàm phán đã
tạm thời bất đồng, Tưởng Giới Thạch bèn điện cho Tưởng Kinh Quốc, bảo Quốc lấy
danh nghĩa cá nhân gặp riêng Stalin.
Tưởng
Kinh Quốc nhớ lại:
Khi gặp
nhau tại nhà riêng của Stalin, lúc đó tôi có nói: “Người Trung Quốc chúng tôi
kiên trì kháng chiến chống Nhật là để thu hồi lãnh thổ đã bị mất. Hiện giờ Nhật
còn chưa thua mà [chúng tôi] đã cắt nhượng một vùng đất rộng như Ngoại Mông Cổ
thì cuộc kháng chiến của chúng tôi còn có ý nghĩa gì? Quốc dân Trung Quốc nhất
định sẽ chửi chúng tôi là đồ bán nước.”
Vì đã
là chỗ gặp riêng nên Stalin cũng bớt dùng các lời lẽ ngoại giao mà nói thẳng thừng
với Tưởng Kinh Quốc: “Ông nói rất có lý, nhưng có điều ông cần biết rằng hôm
nay không phải là tôi cầu xin ông mà là ông đến xin tôi giúp. Nếu các ông có đủ
sức đánh bại người Nhật thì dĩ nhiên tôi sẽ không nói gì. Nhưng các ông không đủ
sức thì những lời vừa rồi ông nói là vô ích.”
Tưởng
Kinh Quốc nói: “Ngài chẳng cần lo ngại Ngoại Mông Cổ đe dọa sự an toàn của Liên
Xô. Sau khi Nhật thua trận, nước Nhật sẽ không còn ngoi dậy được nữa. Chỉ Trung
Quốc mới có thể tấn công Liên Xô từ Ngoại Mông Cổ, nhưng bây giờ hai nước chúng
ta có thể liên minh với nhau, Trung Quốc bảo đảm ít nhất hữu hảo với Liên Xô
trong ba chục năm. Ngài cũng biết đấy, cứ cho là Trung Quốc muốn đánh Liên Xô
thì cũng chẳng có sức mà đánh.”
Stalin
lắc đầu: “Ông nhầm rồi. Thứ nhất, cứ cho là Nhật thua thì dân tộc ấy cũng không
bị tiêu diệt. Nếu người Mỹ tiếp quản nước Nhật thì không quá 5 năm sau Nhật sẽ
bò dậy.”
Tưởng
Kinh Quốc nói xen vào: “Nếu Liên Xô tiếp quản nước Nhật thì sao?”
“Tôi tiếp
quản ấy à, cũng chẳng qua lui lại thêm 5 năm thôi.” Stalin nói tiếp: “Thứ hai,
hiện nay Trung Quốc không đủ sức đánh chúng tôi, nhưng chỉ cần Trung Quốc thống
nhất thì các ông sẽ tiến nhanh hơn bất cứ nước nào. ÔNG NÓI LIÊN MINH VỚI NHAU,
BÂY GIỜ VÌ TÔI KHÔNG COI ÔNG LÀ NHÀ NGOẠI GIAO NÊN TÔI NÓI THẬT VỚI ÔNG NHÉ: HIỆP
ƯỚC LÀ THỨ KHÔNG ĐÁNG TIN ĐÂU".
Tưởng
Kinh Quốc không biết nói gì nữa.
Stalin
nói tiếp: “Còn có nguyên nhân thứ ba, cứ cho là Nhật và Trung Quốc không đủ sức
qua Ngoại Mông Cổ đánh Liên Xô, điều đó không có nghĩa là không có những lực lượng
khác tấn công Liên Xô.”
“Mỹ
chăng?” Tưởng Kinh Quốc hỏi.
“Dĩ
nhiên rồi.” Stalin nói không chút do dự.
Tưởng
Kinh Quốc nghĩ bụng, ông vừa mới ký hiệp định Yalta với người Mỹ xong, được hời
lớn như thế[4] mà ông còn coi người Mỹ là kẻ địch. Trung Quốc trong mắt ông lại
càng là đối thủ tiềm tàng. Với tâm trạng như thế, thật sự chẳng còn lý lẽ gì để
nói nữa.
Trong mẩu
tư liệu lịch sử trên, Stalin thể hiện cái nhìn sâu sắc về bản chất thứ chi phối
quan hệ giữa các quốc gia, tính bền vững của các hiệp ước. Và cái nhìn của
Stalin về Nhật Bản, ngay ở thời khắc đất nước ấy sắp chiến bại, là một cái nhìn
vượt thời đại.
Để sinh
tồn trong thế giới này, cuối cùng, chỉ có quyền lợi quốc gia là thứ vững bền
hơn tất thảy. Lùi dù chỉ một chút lợi ích quốc gia để đổi lấy những thứ viển
vông, cũng đồng nghĩa với việc đẩy tương lai đất nước dần xuống đáy vực thẳm.
No comments:
Post a Comment