Hà Hiển
29/11/2015
Phóng
viên VTV Duy Nghĩa trong quân phục dã chiến gắn phù hiệu của phe ly khai thân
Nga chống chính phủ Ukraine (Hình: st trên mạng)
Nghe
và đọc những bình luận đanh thép của anh Duy Nghĩa, phóng viên thường trú VTV tại
Nga cho đến các bài viết với những ngôn từ mạnh mẽ [*] trên hệ thống báo chí
chính thống trong nước về sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga tại
khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria vừa qua, mình có cảm giác như đang nghe
hay đọc những bình luận của phóng viên Đài truyền hình Nga hay của hãng
RIA-Novosti.
Không
phải chỉ sự kiện này, trước các sự kiện có liên quan đến nước Nga từ trước đến
nay, từ cuộc xung đột ở Gruzia, Ukraine cho đến sự tham gia của Nga vào cuộc
chiến ở Syria, hầu như các tờ báo Việt Nam chỉ cố gắng phổ biến các quan điểm
chính thống của Nga, thậm chí đăng những bài bình luận ủng hộ Nga hơn là đưa
tin một cách đa chiều và trung lập.
Một điều
không thể phủ nhận là cách đưa tin này của truyền thông trong nước đã có tác dụng
định hướng rất mạnh đến quan điểm, tình cảm của một bộ phận không nhỏ bạn đọc.
Từ quán cà phê cho đến quán cắt tóc vỉa hè, người ta ca ngợi nước Nga hết lời với
những “bước đi khôn ngoan” của Putin.
Còn từ
sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga vừa qua thì trên các trang báo mạng chính
thống tràn ngập các bình luận của bạn đọc chửi rủa cái “thằng” Thổ Nhĩ Kỳ hèn hạ
thế nào, ngu xuẩn ra sao khi bắn rơi máy bay của Nga đang ném bom bọn IS, rằng
đây là hành động đâm dao vào sau lưng, là âm mưu đen tối của bọn Nato mượn tay
Thổ để chống Nga, rằng chỉ có nước Nga chống bọn IS là có hiệu quả, chỉ mấy cuộc
không kích của Nga là IS đã không còn chỗ đứng ở Syria, rằng Thổ đừng có đùa với
ông Putin và tên lửa hành trình của nước Nga, rồi phen này Mỹ và Nato sẽ biết
thế nào về sức mạnh của Gấu Nga vĩ đại, v.v…
MÌnh
không muốn làm cụt hứng tình cảm của bạn đọc yêu nước Nga. Mình chỉ có một mong
muốn là anh Duy Nghĩa và Đài Truyền hình Việt Nam sưu tập lại những lời bình luận
của mình cùng các bài viết khác trên báo chí Việt Nam có liên quan đến nước Nga
và gửi cho phía “bạn” để cho “bạn” phải thấy tâm phục khẩu phục rằng các anh
các chị đã nói “giọng Nga” chuẩn như thế nào trong các sự kiện quốc tế có liên
quan đến nước Nga, để “bạn” cũng nể tình mà thôi không nói cái… “giọng
Tàu” đặc sệt khi đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Ít ra,
“bánh ít cho đi” thì “bánh quy cũng phải cho lại” chứ nhỉ? Chẳng nhẽ “ta” lại cứ
đi tuyên truyền không công cho “bạn”?
Mình
nói như vậy là vì theo một
bài báo mà mình vừa đọc được thì các báo đài chính thức của Nga như
Russia Today, Sputnik, RIA-Novosti… là những phương tiện truyền thông DUY NHẤT
trên thế giới hậu thuẫn cho lập trường và quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển
Đông.
HH
—————————————————————–
[*] Điển
hình như BÀI
NÀY :
Vụ SU-24 Nga: Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ hoảng hốt?
Thứ Năm, 26/11/2015 09:12
(Bình luận quân sự)
- Đây là hành động quân sự, nhưng thực chất đây chỉ là hành động chính trị của
Thổ Nhĩ Kỳ không hơn không kém.
Người
Nga đang hành động rất bình tĩnh, tỉnh táo, trước vụ việc máy bay ném bom S-24
của mình bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hôm qua. Nó được coi như là hành động hèn hạ,
“đâm sau lưng” người Nga của Thổ Nhĩ Kỳ mà Tổng thống Vladimir Putin đánh giá.
Chỉ
có thể là hành động mất trí
Đây
không thể coi là hành động tỉnh táo, mặc dù đã tính toàn từ lâu của Thổ Nhĩ Kỳ
để bắn rơi máy bay Nga.
Thứ
nhất,
Nga không đe dọa an ninh chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ, như Putin nói thì Thổ Nhĩ Kỳ
là bạn bè thân thiện.
Thứ
hai,
Thổ Nhĩ Kỳ muốn “nắn gân” Nga để lập một vùng cấm bay, vùng an toàn trên biên
giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ có chiều sâu trên lãnh thổ Syria là 50 km?
Sau khi
bắn rơi chiếc SU-24 Nga (Chiếc SU-24 này tác chiến độc lập không được SU-30MS bảo
vệ), Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 3 điểm:
1- Tất
cả các máy bay ném bom của không quân – Vũ trụ Nga chỉ thực hiện không kích khi
có các máy bay tiêm kích yểm trợ.
2- Sẽ
thông qua các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ trên không. Theo đó, tàu tuần
dương hạm mang tên lửa Moscow được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Fort”
tương tự hệ thống S-300 vào trực chiến, gần khu vực ven biển Latakia. Bất
cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện
trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy.
3- Nga
chấm dứt liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều
chúng ta quan tâm là hành động “ngay và luôn” của Nga.
Sau
tuyên bố này, thì chiều tối ngày 24.11, theo Cont.ws: Một nguồn tin không chính
thức từ Syria cho biết, không quân Nga ở căn cứ Hmeymin đã tiến hành một cuộc
không kích dữ dội chưa từng có vào khu vực chiếc Su-24 bị bắn rơi. Toàn bộ các
phần tử khủng bố bị dìm trong biển lửa. Nguồn tin cũng cho rằng, kể cả những
chiến binh đã tấn công chiếc Mi-8 cứu hộ cũng không còn tồn tại. May mắn, theo
RusVesna.su, các phi công bị bắn rơi của Nga Su-24 đã được cứu sống bởi quân đội
Syria sau một sứ mệnh giải cứu đặc biệt trong vòng vây của kẻ thù đã đưa về căn
cứ không quân tại Latakia.
Nguồn
tin không chính thức từ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: tất cả các máy bay chiến đấu của
Thổ Nhĩ Kỳ không thể cất cánh do bị radar của hệ thống tên lửa phòng không
(không rõ là S-300 hay S-400 chiếu xạ khi cất cánh)…
Thổ Nhĩ
Kỳ thừa nhận rằng, máy bay Nga, nếu có xâm phạm không phận quốc gia này thì
cũng chỉ trong vòng 17 giây. 17 giây là con số mà NATO cũng công nhận và với 17
giây thì khả năng của không quân Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể là thúc thủ, chịu trận.
Rốt cuộc,
ngay chiều tối 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì sử dụng đường dây liên hệ với Bộ QP
Nga để giải quyết sự cố thì lại viện dẫn điều 4 của NATO triệu tập NATO để họp
khẩn…Phải chăng, Thổ Nhĩ Kỳ hoảng loạn và lo sợ khi Nga đang ra đòn khủng khiếp
tại biên giới Thổ-Syria sẽ mở rộng sang Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa? Rõ ràng, Thổ Nhĩ
Kỳ chưa có khả năng sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự với Nga. “Đâm sau
lưng” người này và trốn sau lưng người khác, một hành động yếu hèn.
Thứ
3,
Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga và NATO xảy ra xung đột quân sự nên bất chấp hệ lụy xấu về
chính trị và quân sự.
Không
phải trong hoàn cảnh nào điều 5 của NATO cũng được thực hiện bởi không dưới một
lần NATO không thể theo đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lần này, Mỹ tuyên bố thẳng “đó
là việc của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ” thì việc hành động “đâm sau lưng Nga” của Thổ
Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ rõ ràng là Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phe khủng bố mà cả Nga, NATO
và thế giới lên án và tìm cách tiêu diệt. Về quân sự, Nga cũng có thể viện dẫn
điều 51 Hiến chương LHQ để trừng trị Thổ Nhĩ Kỳ mà NATO không thể can thiệp, đó
là Nga tự vệ chứ không chủ động tấn công trước Thổ Nhĩ Kỳ-một thành viên NATO.
Tuy
nhiên, NATO cũng không dại đột lao vào cuộc chiến không có kẻ thắng với Nga vì
cái quyền lợi ích kỷ của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng tỉnh táo không nóng vội trả đũa
mạnh liệt Thổ Nhĩ Kỳ khi thắng lợi tại Syria ngày càng đến gần. “Đội tuyển Nga
nín nhịn, không bị kích động khi đối phương chơi xấu, quyết bảo vệ cầu thủ trụ
cột cho trận chung kết”.
Như vậy,
hành động của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay SU-24 Nga vừa qua nhằm đạt được mục
đích gì? Không gì cả, chỉ làm cho tình thế xấu thêm nghiêm trọng. Đây là hành động
quân sự, nhưng thực chất đây chỉ là hành động chính trị cuồng loạn của Thổ Nhĩ
Kỳ không hơn không kém.
No comments:
Post a Comment