Cuộc
tranh cãi để riêng hay trộn Lịch sử vào hai môn “Giáo dục công dân” và “An
ninh quốc phòng” cho thành môn mới “Công dân với Tổ quốc" đang
diễn ra ở Việt Nam chỉ rối ren thêm nếu không ai dám nói “học sử như
bây giờ thì thà đừng học còn hơn.”
Sau đây
là những lý do dựa theo chuyện gần để nói tại sao:
Bắt đầu
từ chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Sử ta từ Thế kỷ 17 đã chứng minh Việt Nam là
chủ nhân ông duy nhất trên hai quần đảo này. Khi quân Trung Hoa đánh chiếm
tháng 1/1974 từ tay Quân đội của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam
thì đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi ấy làm chủ nửa nước
ở miền Bắc, không dám phản đối.
Tại sao
không phản đối thì câu chuyện kể của ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung
Hoa, về lý giải của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xảy ra
vụ Hoàng Sa đã nói được những gì?
Báo Tuần
Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: “Nhân
kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa,
19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có
phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người
Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?"
Tuanvietnam
có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy
- người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
Phóng
viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu
năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản
đối?
Và, đối
với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ
Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó
còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?
Dương
Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc
cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất
nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông
Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên
gặp ông.
Ông
Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
"Dy
ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc
Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
Cậu
có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho
chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng
Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...
Thế
mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi,
chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn
hơn."
Lúc
đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.”
Ông Dy
“thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi
Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của
Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Do đó,
chuyện Chính phủ miền Bắc, vì ơn nghĩa với sự giúp đỡ của Trung Quốc và vì tham
vọng đánh chiếm cho được miền Nam nên người Cộng sản không coi nghĩa vụ bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quan trọng cho bằng giữ trọn tình nghĩa với Trung Hoa.
Bây giờ,
có muốn sáng mắt ra cũng đã quá muộn vì lỡ há miệng nên phải mắc quai và bị lịch
sử nguyền rủa là chuyện tất nhiên.
Về cuộc
chiến ở Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc tháng
1/1974 thì sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” của
Viện sử học-Viện Khoa học Xã hội chỉ viết: “Ngày 19 tháng Một-1974,
Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 20 tháng Một-1974, Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật,
Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần
đảo Hoàng Sa. Đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần
đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.
Đại
diện chính quyền Sài Gòn tại Liên Hiệp Quốc gửi Công hàm thông báo hành động
xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và
Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa
cho các bên Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.”
74 người
lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại cuộc chiến này, nhưng cuốn sách không nói
gì đến họ. Cho đến bây giờ, 41 năm sau, họ vẫn bị đảng và nhà nước CSVN kỳ thị,
coi như không phải là những người Việt Nam đã chết vì chống giặc Trung Quốc xâm
lược lãnh thổ của Tổ tiên để lại.
Đáng
chú ý là cách hành văn và dùng chữ của những cán bộ biên soạn sách “Việt
Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” đã lộ ra chân tướng không coi
Hoàng Sa là của cả nước Việt Nam mà của riêng miền Nam. Bây giờ Chính phủ ở miền
Nam không còn nữa nên Chính phủ Cộng sản kế thừa nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa không có trách nhiệm gì với Hoàng Sa hay sao?
Vì vậy
sách sử của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa không có dấu vết gì về biến cố hệ
trọng này. Tại sao? Giấu đi có được không? Người Việt Nam, các thế hệ người Việt
bị ngăn cấm biết chuyện Hoàng Sa để làm lợi cho ai?
Đến cuộc
tấn công chiếm 7 đảo và đá ở quần đảo Trường Sa của quân Trung Quốc diễn ra
ngày 14/3/1988, 14 năm sau biến cố Hoàng Sa, có 64 người lính Quân đội Nhân dân
hy sinh tại đây.
Vậy mà,
không có bất cứ một dấu vết gì của cuộc chiến Trường Sa được ghi lại trong Sách “Việt
Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000”. Trang 316 của sách này chỉ ghi lại những
sự việc “Từ ngày 11 đến 12 tháng 3, 1988” ghi lại sự kiện“Khai
mạc đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ lần thứ năm” rồi tiếp theo “Từ
ngày 15 đến 17 tháng Ba, 1988”, ghi sự việc "Ngành Nội thương tổ chức
Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu chuyển hoạt động thương nghiệp sang hoạch
toán kinh doanh XHCN (Xã hội Chủ nghĩa)."
Ai cũng
biết hai ngày 13 và 14 tháng 3, 1988 là thời gian quân Tầu hạ sát và thâu tóm
lính Việt Nam còn sống sót ở Trường Sa.
Trong
khi ấy thì tài liệu của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Hải chiến Trường
Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển
Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải
phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đaovà
bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do
ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân
Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ
ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận
tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị
hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng
bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ
quyền.
Trong
các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88
(Chủ quyền-88).”
Như vậy
thì lịch sử đau thương của cả Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xóa đi không thương
tiếc thì môn sử có lý do tồn tại để tiếp tục bị bôi nhọ không?
Hương hồn
của 76 lính VNCH và 64 lính CSVN hy sinh vì chống lại quân xâm lược Tầu ở Hoàng
Sà và Trường Sa đã bị bỏ quên sẽ nghĩ gì về chế độ và những người còn sống, nhất
là các thế hệ con cháu sau này?
Chiến
tranh biên giới phía Bắc
Nối tiếp
chuyện Hoàng Sa-Trường Sa phải kể đến biến cố cuộc chiến biên giới phía Bắc giữa
Việt Nam và quân xâm lăng Trung Quốc từ 17/2 đến 18/3/1979, và sau đó tiếp tục
lần 2 từ 1984 đến 1987 trong vùng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
6 Tỉnh
biên giới gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng
Ninh đã bị 600 ngàn lính Trung Quốc tấn công giết hại trên 40 ngàn quân và dân.
Tư liệu
của Việt Nam kể: “Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại
những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị
thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.
Tháng
2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt
Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng
bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân,
lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại"
của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Dù
Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới
quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh:
"chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp
tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn
kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động
“phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ
trang nhân dân".
Tài liệu
chính thức của Việt Nam kể tiếp: “Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc
không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt
Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.
Thị
xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực,
thực phẩm, đạn dược… lên trận địa…Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên
giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh,
tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên…
Lấn
chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh
phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô
lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh
đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian…
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm
tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường
giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng
không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ hủy diệt
vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm.
Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả.
Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).”
Trong số
tội ác ghê tởm của lính Trung Quốc, tư liệu Việt Nam đã ghi lại vụ thảm sát ngày 9 tháng 3/1979 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng
Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã “dùng
búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang
mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ
suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ
thống toàn bộ các công trình.”
Nhưng
sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” chỉ ghi vỏn vẹn
ở Trang 109: “Từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba-1979 Quân đội và nhân
dân Việt Nam giành thằng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biện giới
phía Bắc.”
“Ngày
17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đoàn, mở cuộc tiến công dọc
biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh Lai Châu.
Để bảo
vệ toàn vẹn toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân
dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979,
quân Trung Quốc rút ra khỏi lãnh thổ nước ta.”
Sách
này không có chữ nào nói về cuộc chiến đẫm máu thứ 2 giữa Việt Nam và Trung Hoa
từ 1984 đến 1987 xảy ra ở núi Lão Sơn (cao điểm 1509, tức Núi Đất), vùng Vị
Xuyên tỉnh Hà Giang.
Như thế
thì sách in ra để làm gì, ngoài mục đích để bôi nhọ và nói láo với lịch sử?
Học
tập cải tạo-thuyền nhân
Ngoài
ra cũng không người Việt Nam nào có thể quên được 2 chuyện đau thương do người
Cộng sản gây ra sau khi họ chiếm miền Nam năm 1975.
Đầu
tiên là quyết định đem từ miền Bắc vào Chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu
của Trung Quốc đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những
người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt
Nam Cộng hòa trước 1975.
Tài liệu
của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Chính quyền Cộng hòa Miền Nam vàĐảng Lao
động Việt Nam đề ra bốn thành phần cần phải tập trung đưa đi cải tạo:
-
"Ngụy quân": sĩ quan từ cấp úy đến cấp tướng;
-
"Ngụy quyền": cảnh sát, tư pháp,
hành chánh;
- “Đảng
phái phản động: đảng viên hoạt động từ cấp quận trở lên;
- “Đầu
hàng, phản bội: hồi chánh.
Ngoài
ra có những người không thuộc bốn diện trên nhưng có hoạt động người cộng sản
cho là chống phá như nhà văn, nhà báo, liệt kê và "biệt kích cầm bút"
cũng phải đi học tập cải tạo.'
Công
việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm,
1975. Đối với hạ sĩ quan (cấp úy trở xuống), sau trình diện thì phải theo học một
khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ
huy thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu
theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng
những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam thì thời gian học tập là một
tháng. Người trình diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm
lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên
chức hành chánh là trưởng phòng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra trình diện.”
Đó là
cách nói ngon ngọt của những kẻ “chiến thắng” Cộng sản miền Bắc dành cho “người
bại trận” miền Nam. Thực tế thì khác.
Tất cả
tù nhân phải lao động cực nhọc nhưng thiếu ăn và không được chăm nom sức khỏe.
Đã có rất nhiều người bị giam tới 17 năm và có nhiều người nổi tiếng đã chết
trong tù như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn
Tuyên và Thi sỹ Vũ Hoàng Chương.
Bách
khoa Toàn thư mở cũng ghi: “Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000
người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình
diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá,
39.304 sĩ quan cấp úy, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức
cao cấp trong chính quyền, và 9.3306 người trong các đảng phái “phản động…Tổng
cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng
biên thùy.”
Sách
“Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” không có chữ nào về kế họach lao động
cảo tạo giả hiệu của đảng CSVN.
Chuyện
kế tiếp phải kể là tội ác của đảng CSVN và phe chiến thằng đối với số hàng chục
ngàn người, kể cả trẻ em, đàn bà và người già đã bỏ mình ở Biển Đông và trên đất
liền trên đường vượt biên tìm tự do từ sau năm 1975.
Cả thế
giới tự do và nhân bản đã chấn động. Nhiều nước ở Á Châu như Phi Luật Tân, Mã
Lai Á, Nam Dương, Nhật Bản, Thái Lan và bán đảo Hồng Kông đã tham gia chiến dịch
cứu vớt và cho người sống sót tạm trú trước khi được định cư ở các nước thứ ba.
Chính
quyền Việt Nam không hề mảy may có phản ứng nào của con người, nói chi đến tình
nghĩa đồng bào. Đã có thời gian từ 1978 đến 1979 khi xung đột Trung-Việt căng
thẳng, nhà nước CSVN đã tổ chức đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam để lấy
của và đòi tiền mãi lộ.
Sách sử
Việt Nam thời Cộng sản cũng đã làm ngơ để phủi trách nhiệm trước lịch sử.
Đánh
tư sản mại bản
Cuối
cùng cũng đừng quên tội ác kinh tế của nhà nước Cộng sản đối với dân miền Nam
và nền kinh tế thời Việt Nam Cộng hòa.
Quyết định
số 100/CP ngày 12/04/1977 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đưa ra“chính sách cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam.”
Quyết định
viết: “Trên cơ sở xây dựng và phát triển thương nghiệp quốc doanh và
thương nghiệp hợp tác xã theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ,
thực hiện xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xây dựng thị trường xã hội chủ
nghĩa thống nhất, trong đó thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.”
“Thương
nghiệp quốc doanh phải hoàn toàn nắm vững khâu bán buôn (bán sỉ) và phần lớn
khâu bán lẻ, trước hết nhằm vào những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu đối với
sản xuất, đời sống và xuất khẩu; trên cơ sở đó mà không ngừng mở rộng giao lưu
hàng hóa có tổ chức, bảo đảm cho sản xuất không ngừng phát triển, cải thiện từng
bước đời sống của nhân dân.”
Đây là
chủ trương phá hoại nền kinh tế trù phú và tự do của miền Nam để hạ thấp đời sống
của người dân miền Nam xuống hàng bần cùng như đồng bào miền Bắc. Mãi 10 năm
sau khi Việt Nam đã sát bên bờ vực thẳm thì người Cộng sản mới mở mắt ra để thi
hành chủ trương “Đổi mới hay là chết” năm 1986 thời Tổng Bí
thư đảng Nguyễn Văn Linh.
Sai lầm
lịch sử này, cùng với chủ trương ăn cướp tài sản của những thương gia ở bên này
chiến tuyến đã để lại vết đen không tẩy uế được cho nhà nước mới sau 1975.
Việc
này có chứng minh trong Quyết định của Phạm Hùng:
- “Đối
với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp của Mỹ ngụy, của tư sản mại bản, của tư
sản có tội đã bỏ trốn ra nước ngoài, của bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội
ác, của tư sản gian thương lớn, thì tịch thu và tổ chức thành quốc doanh.
- “Đối
với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp vắng chủ, mà không có người thừa kế hợp
pháp, hoặc người đang quản lý không có đủ giấy ủy quyền hợp pháp, thì Nhà nước
trực tiếp quản lý, sau này khi người chủ về, Nhà nước sẽ tùy từng trường hợp cụ
thể mà giải quyết theo chính sách chung.
- Đối
với một số người muốn xin hiến tài sản cho Nhà nước, sẽ xét và chấp nhận cho hiến
theo đúng tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 434/TTg ngày 30 tháng
10 năm 1976.
- Có
thể trưng thu hoặc trưng mua những cơ sở và phương tiện kinh doanh còn tốt của
tư sản thương nghiệp. Số tiền trưng mua sẽ được Nhà nước chuyển qua Ngân hàng
Nhà nước và trả dần trong một số năm, tùy theo nhu cầu hợp lý về vốn để sản xuất
và sinh hoạt của từng hộ tư sản.
Thương
nghiệp quốc doanh có thể lựa chọn để sử dụng một số nhà tư sản có kỹ thuật và
nghiệp vụ quản lý kinh doanh, trước đây quan hệ tốt với cách mạng và hiện nay
có thái độ tuân thủ và chấp hành các chính sách, luật pháp của Nhà nước.”
Tất
nhiên, Cuốn “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” đã
không dám ghi lại “những thành tích” này của người Cộng sản.
Ngoài
ra cũng nên nhớ cách viết sử của người Cộng sản là quân ta luôn luôn thắng và địch
lúc nào cũng thua to, để lại nhiều xác chết và vũ khí từng đống.
Tỷ dụ
như họ đã nói phét như thế này: “Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta
đã diệt, loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), phá hủy
34 kho vật tư dự trữ chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, phá tan 4200 trong tổng số
5400 “ấp chiến lược” ở miền Nam, giải phóng thêm 1,4 triệu dân…” (Trích
Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975).
Tuyệt
nhiên không có số chết, bị thương và mất tích (hay bị bắt) của phía Lực lượng Cộng
sản trong suốt mấy tháng trời giao tranh thì chỉ có là “quân Ma” mới không đánh
mà thắng như thế!
Hơn thế
nữa, làm sao mà số thiệt hại về người và vật chất của đối phương không có số lẻ
mà lại toàn số chẵn tròn chĩnh đến hoa cả mắt?
Cũng
liên quan đến Mậu Thân, sách Sử của Nhà nước cũng lơ luôn chuyện cả chục ngàn
người dân và Quân-Cán-Chính VNCH bị lính Cộng sản thảm sát ở cố đô Huế trong thời
gian 28 ngày họ chiếm đóng.
Như vậy,
môn Lịch sử như cách viết bóp méo hiện nay thì có nên tồn tại không, hay xóa
luôn cả chế độ đã bịa ra nhiều chuyện giả cho tiện việc sổ sách?
Bằng chứng
như câu chuyện Bộ trưởng Tuyên truyền Cộng sản Trần Huy Liệu đã sáng chế ra
nhân vật anh hùng giả tạo 18 tuổi tên Lê Văn Tám với hành động yêu nước là tự tẩm
xăng vào người để chạy vào đốt kho xăng của Pháp ở Thị Nghè (Gia Định) ngày
1/1/1946.
Chuyện
bịa đặt này cũng đã được dựng bảng tên đường và dạy ở trường học trong 69 năm
qua thì chỉ có những người viết sử Cộng sản mới thông manh đến mức như thế. -/-
(11/015)
No comments:
Post a Comment