BBC Tiếng Việt
29
tháng 11 2015
Nga
thông báo một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỹ vì vụ bắn hạn chiến
đấu cơ Nga tại biên giới Syria.
Một sắc
lệnh được Tổng thống Vladimir Putin ký (bằng tiếng Nga) bao gồm cấm nhập khẩu
hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các công ty Thổ kinh doanh tại Nga và công dân Thổ
làm việc cho các công ty của Nga.
Lệnh
này kêu gọi ngưng các chuyến bay thương mại giữa hai nước.
Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ chối xin lỗi Nga.
Vào hôm
thứ Sáu, ông cáo buộc Moscow "đùa với lửa" trong chiến dịch của Nga tại
Syria.
Tuy
nhiên hôm thứ Bảy ông nói "rất đau buồn" về việc một chiến đấu cơ của
Nga bị quân đội Thổ bắn hạ ở vùng biên giới với Syria hồi thứ Ba trước.
Ông
Recep Tayyip Erdogan nói ông ước gì vụ việc đã không xảy ra và hy vọng là điều
tương tự sẽ không lặp lại.
Thổ Nhĩ
Kỳ và Nga có các mối liên hệ kinh tế quan trọng. Nga là đối tác lớn thứ hai của
Thổ trong khi có hơn ba triệu du khách Nga thăm Thổ hàng năm.
Người
phát ngôn cho ông Putin là ông Dmitry Peskov nói vào hôm thứ Bảy rằng có tới
90.000 công dân Thổ làm việc tại Nga.
Nếu
tính cả người gia đình thì con số này lên tới 200.000 người.
Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo công dân nước mình không nên tới Nga nếu không thật sự cần
phải đi cho tới khi tình hình trở nên rõ ràng hơn.
Ngoại
trưởng Thổ Nhĩ Kỳ trước đó nói nên tránh có các chuyến đi "cho tới khi
tình hình trở nên rõ ràng", và nhắc tới các vấn đề như các cuộc biểu tình
bài Thổ bên ngoài Tòa Đại sứ nước này ở Moscow.
Hôm thứ
Sáu, Nga đã ngưng thỏa thuận đi lại tự do không cần visa với Thổ Nhĩ Kỳ và đang
lên kế hoạch áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Ông
Erdogan đã yêu cầu có cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng ông
Putin muốn Thổ Nhĩ Kỳ phải xin lỗi trước khi ông chấp nhận gặp gỡ.
Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ lại bảo vệ hành động của quân đội nước mình và chỉ trích các chiến dịch
của Nga tại Syria nhằm hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad, điều mà Ankara phản
đối.
Tuy
nhiên, ông lặp lại lời kêu gọi có cuộc gặp gỡ với ông Putin bên lề kỳ họp về biến
đổi khí hậu được tổ chức tại Paris vào tuần tới.
"Chúng
tôi ước gì điều đó không xảy ra, nhưng nó đã xảy ra rồi," ông được hãng
tin Associated Press dẫn lời. "Tôi hy vọng là điều tương tự sẽ không xảy
ra nữa."
Nga đã
gửi binh lính và chiến đấu cơ tới Syria để hậu thuẫn cho chính quyền của ông
Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria.
Thổ Nhĩ
Kỳ, thành viên khối Nato và cũng là thành viên tham gia liên quân do Hoa Kỳ dẫn
đầu trong khu vực, nói rằng ông Assad phải từ chức trước khi các bên có thể tiến
tới đạt được bất kỳ thỏa thuận chính trị nào cho cuộc xung đột ở Syria.
Cả Nga
lẫn Thổ đều nói họ đang tìm cách xóa sổ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khu vực,
là nhóm đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công gần đây nhằm vào Paris, Ankara
và một máy bay thương mại Nga.
Hôm thứ
Sáu, Nga nói họ đã củng cố hệ thống phòng không bằng cách đưa một tàu tuần
dương tiến vào sát bờ biển và triển khai các hỏa tiễn mới ở căn cứ chính.
Hệ thống
phòng không tầm xa đặt trên tàu tuần dương Moskva sẽ yểm trợ cho các phi cơ
Nga, và các hỏa tiễn S-400 được đưa tới hôm thứ Năm cũng đóng vai trò tương tự.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment