27/11/2015
Trong Hội
Nghị Xã Hội Dân Sự tổ chức tại Malaysia, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng lên tiếng tố
cáo nhà cầm quyền cộng sản một mặt tạo ra những tổ chức quốc doanh giả dạng tổ
chức dân sự, mặt khác loại trừ các tổ chức dân sự độc lập khỏi những Hội nghị
những Diễn Đàn quốc tế.
Còn
trên diễn đàn BBC, cô Huỳnh Thục Vy cho biết: “Ngày nào các tổ chức xã
hội dân sự giả hiệu còn chiếm thế độc tôn, ngày đó sức mạnh của người dân còn
rã rời và nguyện vọng của họ tiếp tục bị phớt lờ.”
Cô cho
rằng các tổ chức dân sự độc lập sẽ không thể phát triển nếu không tìm hiểu hoạt
động của các tổ chức dân sự quốc doanh để đấu tranh với họ. Và nếu không giành
được tiếng nói tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, các tổ chức dân sự độc lập
sẽ thua chính quyền cộng sản cả trên bình diện ngoại vận lẫn dân vận.
Đứng về
mặt chiến thuật việc phân biệt thật giả như trên thật cần thiết, nhưng đứng về
mặt chiến lược thì điều này cần xét lại.
Xã Hội
Dân Sự đang phát triển
Trong
vòng 20 năm trở lại đây tại Việt Nam đã hình thành một xã hội dân sự với thật
nhiều tổ chức hoạt động công khai.
Các tổ
chức dân sự gồm tổ chức tôn giáo, hướng đạo, đồng hương, từ thiện, môi trường,
nghiên cứu, các câu lạc bộ, các nhóm thân hữu. Họ đều là những tổ chức vô vụ lợi
với những mục đích khác nhau.
Các tổ
chức này không phải do đảng Cộng sản lập ra nhưng để sinh hoạt công khai họ đã
phải gia nhập Mặt Trận Tổ Quốc một tổ chức do đảng Cộng sản lập ra với nhiệm vụ
kiểm soát xã hội dân sự.
Họ
không đòi độc lập với đảng Cộng sản nên họ không bị thẳng tay đàn áp như các tổ
chức dân sự độc lập. Nhưng đảng Cộng sản không để các tổ chức này phát triển
nên luôn thọc tay vào mọi sinh hoạt xã hội dân sự.
Trường
hợp trại hè “Hợp Lực- Đồng Tiến 2015” kỷ niệm 85 năm Hướng Đạo Việt Nam là một
điển hình.
Trại đã
thu hút được 5.000 hướng đạo sinh tham dự, dự định tổ chức từ 16 đến 19-7-2015,
tại khu du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nhưng vào đúng đêm
khai mạc công an đã bao vây ra lệnh phải “giải tán ngay trong đêm” với lý do
“không bảo đảm an ninh, vệ sinh ăn ở”.
Nhiều tổ
chức dân sự thường xuyên bị đảng Cộng sản bằng cách này hay cách khác xâm nhập,
tiếm quyền nhưng vì hoàn cảnh mọi người vẫn âm thầm chịu đựng.
Họ
không khác gì đa số dân chúng vẫn mong ước có sự thay đổi chính trị nhưng vì
hoàn cảnh chưa cho phép nên phải chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền cộng sản.
Họ càng ngày càng nhiều và càng đa dạng nên đã hình thành một xã hội bán dân sự
tại Việt Nam.
Các tổ
chức dân sự nêu trên là những đồng minh chiến lược với các các tổ chức dân sự độc
lập.
Quên đi
yếu tố chiến lược này các tổ chức dân sự độc lập hay các người đang hoạt động
dân chủ sẽ tự cô lập và sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu là giành lại độc lập
như họ đã đề ra.
TPP
thách thức và cơ hội
Việt
Nam đã ký tạm ước TPP với điều khoản cho phép nghiệp đoàn tự do hoạt động trong
vòng luật pháp. Điều khoản này cũng sẽ ảnh hưởng đến các tổ chức dân sự và đến
xã hội dân sự.
Nghiệp
đoàn gồm những người làm chung một công việc kết nối nhau để bảo vệ quyền lợi của
mình. Ở đây xin nói về công đoàn là nghiệp đoàn công nhân.
Công
nhân đang bị ba tầng áp bức: nhà nước thực thi các mục tiêu vĩ mô đã đề ra, chủ
nhân chạy theo lợi nhuận, còn công đoàn là cánh tay nối dài của đảng lại còn cấu
kết với chủ với mục đích kiểm soát công nhân.
Người
công nhân biết họ bị bóc lột, nhưng thường chưa biết đến các quyền lợi và quyền
họ có được, nhất là quyền đấu tranh ôn hòa.
Khi đã
hiểu rõ các quyền cơ bản họ vẫn sợ. Sợ bị giới chủ cô lập, sợ mất việc, đến sợ
bị công an đàn áp hay sợ bị tù đày.
Khi hết
sợ, người công nhân cần tin vào kết quả của đấu tranh. Muốn tạo được niềm tin
những người hoạt động công đoàn cần chuyên môn, uyển chuyển và có tài lãnh đạo.
.
.
Người
hoạt động công đoàn cần thực hiện được những việc thật nhỏ từ quan tâm đến hoàn
cảnh của đoàn viên, đến đấu tranh mang lại quyền lợi và điều kiện làm việc thiết
thực cho công nhân.
Nếu xí
nghiệp không sòng phẳng về tiền bạc họ cần tập trung giải quyết vấn đề tiền bạc.
Nếu điều kiện làm việc tồi tệ thiếu an toàn họ cần tập trung cải thiện điều kiện
làm việc. Nếu nhà cầm quyền ban hành những luật ảnh hưởng đến công nhân họ cần
tập trung đấu tranh thay đổi chính sách.
Việc
chính trị hóa các vấn đề của công đoàn sẽ dẫn đến việc nhà cầm quyền dựa vào đó
đàn áp.
Muốn vậy
người hoạt động công đoàn phải biết uyển chuyển lấy sức mạnh tập thể thương
thuyết, phát triển và tổ chức công đoàn, bầu chọn người đại diện, ra quyết định
chung, tạo liên kết các công đoàn khác, tìm sự ủng hộ của báo chí, dân chúng và
thậm chí của cả các chính trị gia.
Tiếng
nói công đoàn chỉ đại diện các đoàn viên công đoàn, nhưng sức mạnh công đoàn là
ở tập thể công nhân. Vì thế người lãnh đạo công đoàn cần biết vận dụng mọi khả
năng có được của công nhân.
.
.
Thế chiến
lược của công đoàn là (1) thuyết phục không thể để công nhân chống lại công
đoàn, (2) thuyết phục những người ngoài công đoàn gia nhập công đoàn, và (3)
thuyết phục những đoàn viên nâng cao khả năng, tích cực hoạt động và sẵn sàng
nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo công đoàn.
Khi đảng
Cộng sản còn cầm quyền không dễ gì họ để các công đoàn được hoạt động tự do đe
dọa đến vị thế cầm quyền của đảng của nhà nước.
Nhà nước
cộng sản sẽ ban hành những đạo luật bất lợi cho công đoàn, sẵn sàng gán ghép
cho lãnh đạo công đoàn những bản án chính trị hay dân sự, sẵn sàng sử dụng mọi
thủ đoạn nhằm kiểm soát sự phát triển công đoàn tự do.
Chưa kể
người lãnh đạo công đoàn sẽ phải tiếp tục cạnh tranh bất bình đẳng với những
công đoàn được nhà cầm quyền bảo kê. Một xí nghiệp có thể có nhiều công đoàn
khác nhau cạnh tranh hoạt động.
Các tổ
chức dân sự độc lập khác cũng gặp một số vấn đề tương tự, các vấn đề xảy ra với
công đoàn như đã nêu bên trên.
Không
riêng gì Việt Nam
Đại diện
cho diễn đàn xã hội dân sự ông Jerald Joseph, đồng chủ tịch, mạnh mẽ chuyển đến
các nhà lãnh đạo ASEAN tín hiệu như sau: “Chúng tôi là nhân dân của quý vị.
Chúng tôi không phải là những món hàng nhập khẩu. Chúng tôi sống ở đây. Chúng
tôi thở hàng ngày các vấn đề. Chúng tôi tranh đấu tìm cách bảo vệ quyền lợi của
chúng tôi.”
Ông
Joseph còn cho biết: “Có rất nhiều không gian và sự tôn trọng khác nữa dành
cho xã hội dân sự ở châu Âu (không như ở các nước ASEAN).”
Ở các
quốc gia tiên tiến xã hội dân sự đã trở thành một phần của hệ thống chính trị.
Các tổ chức dân sự vận động các đảng chính trị, vận động chính trị gia thúc đẩy
chính phủ đề ra những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cũng
như cho quyền lợi của các thành viên trong tổ chức dân sự.
Nền dân
chủ tại các nước Á châu còn nhiều khiếm khuyết. Cũng có những tổ chức dân sự
làm sai cạnh tranh chính trị, vi phạm nguyên tắc phi chính trị hay trung lập giữa
các đảng chính trị.
Việt
Nam là một nước độc đảng chính trị, thời gian tới nhất là việc gia nhập TPP,
khó tránh được xu hướng chung nên sẽ phải trở thành một nước đa nguyên, đa đảng
chính trị.
Muốn có
một nền tảng dân chủ tốt cho tương lai các tổ chức dân sự cần bắt đầu bằng sinh
hoạt dân chủ nội bộ. Điều lệ nội quy của tổ chức cần rõ ràng và mọi thành viên
cần tuân theo. Việc bầu chọn người đại diện việc ra quyết định phải hết sức dân
chủ và minh bạch.
Nhiều
chính trị gia, nhiều lãnh đạo quốc gia đã từng là lãnh đạo của các tổ chức dân
sự. Như vậy các tổ chức dân sự sẽ đóng góp rất nhiều cho quá trình dân chủ hóa
xã hội.
Kết
luận
Tóm lại
cần phân biệt rõ ràng các tổ chức dân sự do dân lập ra nhưng chấp nhận sự kiểm
soát của đảng cộng sản thông qua Mặt Trận Tổ Quốc. Các tổ chức này là đồng minh
chiến lược của các tổ chức dân sự muốn hoàn toàn độc lập với đảng Cộng sản.
Với các
tổ chức dân sự quyền dân sự cũng như mọi thứ quyền khác không thể do quốc tế
hay TPP ban phát, mà phải qua sự bền bỉ vừa đấu tranh, vừa học tập, vừa thực tập
mới có thể có được.
Học tập
và thực tập dân chủ nội bộ cũng là nền tảng để thực hiện một xã hội dân sự, xã
hội dân chủ cho Việt Nam.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne
Úc Đại Lợi
27-11-2015
No comments:
Post a Comment