S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Sun,
11/01/2015 - 08:43 — tuongnangtien
Trăm
voi không được bát nước xáo.
Thành
ngữ Việt Nam
*
Bằng
giờ này hai năm trước, báo Pháp
Luật nghiêm nghị loan tin:
Tối
qua (8/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng công bố ngày 9/11
là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam... Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là hình thức
pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng, đường lối, cương lĩnh của Đảng, ý
chí, nguyện vọng và những lợi ích cơ bản của nhân dân. Vì vậy, các
cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị vũ trang
và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Sau
lời “khẳng định” này, cả nước đã nô nức thi đua học tập về ý nghĩa
của Ngày Pháp Luật. Khắp nơi đều tràn ngập bích chương hay tranh cổ
động toàn dân sống & làm việc theo luật pháp.
Cũng
trong ngày này, khi trao đổi với phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân bên hành
lang Quốc Hội, đại biểu Lê
Thanh Vân nhấn mạnh: “Điều
quan trọng là phải làm sao để mỗi người dân thấm đẫm tinh thần thượng tôn pháp
luật.” Trung tướng Trần
Văn Độ, Phó Chánh Án Tòa Án Nhân Dân, cũng nói thêm: “Phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền
pháp luật cho người dân.”
Một
trong những địa phương có thể được nêu ra làm gương cho tinh thần “thấm
đẫm thượng tôn pháp luật” là tỉnh Bến Tre, nơi mà năm thanh niên đã bị
kết án 20 năm tù vê tội ... trộm gà – như tin của báo Thanh
Niên:
“Ngày 31.7, TAND huyện Ba Tri (Bến Tre) xử
lưu động, tuyên phạt các bị cáo Đoàn Văn Tích 4 năm 6 tháng tù, Nguyễn
Thanh Sơn 5 năm 6 tháng tù, Hồ Văn Nhi 7 năm tù; Phan Văn Lượn và Lê Văn Lộc
5 năm 3 tháng tù cùng về tội cướp tài sản. Khoảng 2 giờ sáng ngày 30.1,
sau khi uống rượu, Tích rủ Sơn, Nhi, Lượn và Lộc cầm dao đến quán Ngọc Trâm
để uy hiếp chủ quán là ông Lê Văn Tươi ở ấp An Lợi, xã An Thủy, Ba Tri;
sau đó, bắt gà bán lấy tiền tiêu xài.”
Thanh
Hoá cũng là một nơi rất đáng được biểu dương vì cách “xử lý
nghiêm” của chính quyền địa phương – theo VnExpress:
“Ngày 5/7, ông Hoàng Sỹ Quang, Đội trưởng Quản
lý thị trường số 2 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, chính
quyền thị xã Sầm Sơn vừa ra quyết định xử phạt nhà hàng Duy Anh (ở đường Hồ
Xuân Hương, phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn) số tiền 20 triệu đồng về hành vi
gian lận trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Khi tính tiền bữa ăn của đoàn khách du lịch,
một nhà hàng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã ghi khống 2 tô cơm để lấy thêm 60.000 đồng.”
Ảnh
S.S: VnExpress
Không
riêng gì VnExress, vụ việc “ghi khống 2 tô cơm bị xử phạt 20 triệu đồng ”đã
được tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước (kể cả T.V.) đồng loạt
thông tin, cứ y như là một “tin vui” để cổ vũ cho Ngày Pháp Luật
Việt Nam vậy.
Chính
quyền tỉnh Thanh Hoá, rõ ràng, đã thực thi luật pháp một cách hết
sức nghiêm minh và nhanh chóng. Tỉnh Quảng Trị, tiếc thay, “chưa thấm
đẫm tinh thần pháp luật” gì cho lắm nên dù cũng có chuyện “ghi
khống” xẩy ra mà chả có ai bị xử lý ráo trọi. Báo Lao
Động số ra ngày 06 tháng 7 năm 2015 cho hay:
Kết
quả xác minh của Bộ Tư lệnh Biên phòng tại BĐBP tỉnh Quảng Trị mới đây đã xác
nhận trong năm 2013 - 2014 đã có 11 kế hoạch tuần tra giám sát nghề cá trên biển
được lập khống với tổng số tiền đã được quyết toán gần 1,9 tỉ đồng, trong đó
riêng nhiên liệu gần 1,750 tỉ đồng và tiền ăn thêm đi biển + phụ cấp đặc biệt
là 91,4 triệu đồng. Tuy nhiên, một cán bộ công tác trên các tàu được quyết toán
khống này khẳng định rằng trên thực tế số lượng tàu tuần tra được quyết toán khống
còn lớn hơn nhiều.
Nguyên
văn bài báo thượng dẫn (“Quảng Trị: Tuần Tra Biển Khống, ‘Rút Ruột’ Nhà Nước
Hàng Tỉ Đồng”) gồm 1.000 từ. Không một chữ nào nói đến
chuyện kỷ luật hay xử phạt ai cả. Những hạn từ thường thấy như
“kiểm điểm,” “rút kinh nghiệm,” hay “khắc phục” cũng khỏi có luôn.
Vài
tháng sau, ông ông Lê
Hữu Thọ - Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Uy Quảng Trị - cho phóng
viên báo Lao Động biết thêm rằng “Vụ
tuần tra biển khống rút ruột Nhà nước hàng tỉ đồng chưa xử lý vì... quá nhiều
việc, không có thời gian.”
Thời
gian (buồn thay) không chịu đứng về phía công lý nên trên trang Anh
Ba Sàm lại có thêm tin rằng bài báo (“Bỏ Mặc Ngư Dân Là Vô Trách
Nhiệm, Vô Cảm và Không Thể Tha Thứ”) đề cập đến việc tuần tra giả
và khống tiền nhà nước của lực lượng Biên Phòng tỉnh Quảng Trị –
trên trang GDVN – đã “được”... gỡ bỏ rồi!
Bỏ
cũng ... đúng thôi. Ghi khống vài tỉ đồng tiền Việt, nói nào ngay,
chỉ là chuyện nhỏ. Số tiền này chả đáng kể gì nếu nếu so
với hàng triệu (hay hàng tỉ Mỹ Kim) bị “khống” trong vụ Vinashin –
theo như lời than phiền của nhà báo Bùi
Hoàng Tám, đọc được vào hôm 27 tháng 07 năm 2015:
Cứ
nghĩ tham nhũng nó chỉ như kiểu bà đi chợ, mua 10 đồng nói 11 hay 12 đồng.
Nhưng không. Bọn chúng mua một đồng nhưng khai lên 3 – 4 đồng thậm chí 5-6 đồng.
Ví dụ như cái ụ nổi của Dương Chí Dũng, giá mua chỉ có 2triệu USD nhưng được
khai khống lên đến 9 triệu USD (cao hơn khoảng 150 tỉ VND). Một trạm biến áp tại
Quy Nhơn nhà thầu trúng thầu với giá 30 tỉ đồng, khi đấu giá lại, số tiền cuối
cùng chỉ là 7 tỉ, chênh lệch tới 23 tỉ đồng.
Và một
chuyện cũng không mới, đó là hơn 1.000 tỉ đồng trong vụ Vinashin gần như chắc
chắn mất tiêu.
Còn
“gần như” gì nữa, cha nội. Mất trắng rồi, và mất từ mấy bữa trước
lận – theo tường thuật của nhà báo Lê Chân Nhân (Dân
Trí) vào hôm 22 tháng 7 năm 2015:
Cơ
quan thi hành án dân sự vừa ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án số tiền
hơn 1.000 tỉ đồng vì xác nhận người phải thi hành án trong vụ án xảy ra tại Tập
đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin không còn điều kiện thi hành án.
Minh
họa: Ngọc
Diệp
Trong
hơn 1.000 tỉ đồng đó, cựu Chủ tịch Vinashin có 500 tỉ đồng nhưng chưa thi hành
án được đồng nào. Xác minh tài sản thì coi như tay trắng, muốn thu hồi cũng
không biết lấy gì để thu hồi...
Bắt
được tham nhũng mà không thu được tiền tham nhũng về cho nhà nước thì coi như
thất bại. Tuyên án, bắt bồi thường hàng trăm tỉ đồng, nhưng bị án không đền một
xu. Người ta nghĩ rằng, đã vào tù rồi coi như bỏ, dại gì ôm tiền đem nộp, thà để
cho vợ con hưởng. Hy sinh đời bố, củng cố đời con là vậy...
Cơ
quan thi hành án dân sự đưa ra biện pháp thu hồi bằng cách động viên người thân
các lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và chính những người này thực hiện nghĩa vụ thi
hành án, nộp tiền hoặc cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang ở đâu. Cách này
xem ra phiêu lưu, bởi vì nếu như gia đình họ có ý định nộp tiền thi hành án thì
họ đã thực hiện, một biện pháp không chắc ăn thành công. Đã là động viên thi
làm cũng được không làm cũng chẳng sao.
Từ
chuyện này mới thấy kẻ hở của việc kê khai tài sản cán bộ. Mới đây, cả triệu
người kê khai tài sản, chỉ có vài trường hợp không trung thực. Đến khi trong số
những người kê khai trung thực bị phát hiện tham nhũng tương tự như những cán bộ
của Vinashin, thì cơ quan thi hành án bó tay. Tài sản đứng tên của họ chỉ có
căn hộ trị giá vài tỉ đồng, lấy gì để thi hành án?
Nói
vắn tắt là ở Việt Nam cơ quan chức năng chỉ “thi hành án” (và xử lý
nghiêm) khi đám dân đen bắt trộm mấy con gà, hay ghi khống vài tô cơm
trắng thôi, chớ còn mấy vụ lùm xùm khác thì khỏi vì “quá nhiều việc,
không có thời gian” – theo như nguyên văn lời của ông Lê
Hữu Thọ, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy Quảng Trị.
Đồng
chí T.B.T cũng đã nói trước rồi mà: “Hiến pháp là văn kiện chính trị
pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng.” Nhà Nước
mới “đẻ” ra cái Ngày Pháp Luật cho nó (thêm) vui thôi. Có thể, nó
cũng sẽ vui y như ngày Thương Binh Liệt Sĩ vậy:
...
tôi được đi dự rất nhiều ngày lễ “trọng đại “này, gọi là ngày “thương
binh, liệt sỹ”nhưng tôi chẳng thấy thương binh, gia đình liệt sỹ đâu, chỉ thấy
nhẵn mặt đại diện các ban ngành mà bất cứ hội nghị nào cũng có mặt, có chăng
lúc nhiều nhất tôi đếm được 4 người thương binh và 3gia đình liệt sỹ trên tổng số
hơn 6 chục người đại biểu và khi sếp mâm thì đến trên 8 chục người.
Điều
đáng nói là nhiều thôn, xã cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ chức huy động quyên
góp quỹ “đền ơn, đáp nghĩa”chỉ đủ hoặc không đủ chi bữa cơm để tổ chức tọa đàm
kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng này. những đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ
chỉ nhận được món qùa của nhà nước gửi đến, ngoài ra họ chẳng nhận được gì
thêm.
Hình
ảnh một người có quyền chức khá cao, trong không khí vui mừng, thể hiện tinh thần
“uống nước nhớ nguồn”ông nói với giọng điệu giễu cợt, ông nói: theo tôi nên đề
nghị đảng, nhà nước tách ra ngày thương binh riêng, ngày liệt sỹ riêng để anh
em mình có dịp bù khú hơn, rồi ông cười khà khà chẳng cần giữ ý tứ gì với mọi
người xung quanh. Mọi người đồng thanh tán thưởng, cùng nhau nâng chén hô to
rô. . . rô. (Hồi
Ký Vi Đức Hồi – Đối
Mặt).
Tôi
chưa hình dung ra những “dịp bù khú” nhân Ngày Pháp Luật sẽ rôm rả ra
sao nhưng chắc chắn qúi vị cán bộ nhà nước (thuộc những cơ quan chức
năng liên hệ) đã tìm tìm được cách rồi.
No comments:
Post a Comment