Tổng
thống Trump, thuế quan và tương lai quan hệ kinh tế Mỹ - Việt
Người Đô Thị
22:06
| Thứ năm, 03/04/2025
https://nguoidothi.net.vn/tong-thong-trump-thue-quan-va-tuong-lai-quan-he-kinh-te-my-viet-47698.html
Nước
Mỹ đã bước vào một kỷ nguyên mới – nơi kinh tế trở thành công cụ chính trị và
toàn cầu hóa không còn là mặc định. Vì vậy Việt Nam cần thích ứng với trật tự mới
này để duy trì vị thế trong thương mại toàn cầu.
·
Chính
sách thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng 7,5% GDP Việt Nam
·
Mỹ
đánh thuế 46% trên hàng đến từ Việt Nam
LTS: Chính
phủ Mỹ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia,
trong đó Việt Nam chịu mức 46% và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9.4 tới đây. Quyết
định này đã làm dấy lên sự quan ngại mà phản ứng dễ thấy là tâm lý hoảng
loạn của nhà đầu tư đã đẩy VN-Index lao dốc hơn 88 điểm, trở thành thị trường
giảm mạnh nhất thế giới ngày 3.4. Thủ tướng Phạm Minh Chính trong ngày
3.4 đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu
dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng... Bộ trưởng Bộ Công
Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định
áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai
bên... Cùng với chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự vào cuộc kịp thời của
cơ quan hữu quan, các chuyên gia cũng cho rằng trước các biến động của
thương mại toàn cầu, phía doanh nghiệp cần chủ động để thích ứng, đặc
biệt việc khai thác các thị trường mới cũng là giải pháp tối ưu để có thể giảm
thiểu thiệt hại khi căng thẳng thương mại đang ngày càng diễn biến khó lường.
Liên
quan đến vấn đề này, ông Trần Sĩ Chương, người vừa là nhà đầu tư trực
tiếp, vừa là nhà cố vấn cho chiến lược phát triển các công ty trong lĩnh vực
tài chính, xây dựng, bất động sản, giáo dục, y tế, tin học, đã gửi cho Người
Đô Thị bài viết trong đó đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý.
* * *
Tổng
thống Donald Trump, toàn cầu hóa và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy
Sau
Thế chiến hai, Mỹ lãnh đạo một trật tự quốc tế tự do, thúc đẩy toàn cầu hóa và
thương mại mở rộng. Đến năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường số
một thế giới, không có đối thủ. Vào thời điểm đó, Trung Quốc chỉ đóng góp
1.7 % GDP toàn cầu, trong khi xứ cờ hoa chiếm 26%.
Nhưng
trong 30 năm tiếp theo, Trung Quốc tận dụng toàn cầu hóa để bứt phá mạnh mẽ, trở
thành nền kinh tế số hai thế giới và thách thức vị thế của Mỹ.
Điều
trớ trêu là chính sách do Mỹ khởi xướng lại tạo ra một đối thủ cạnh tranh đáng
gờm. Dù Washington nhận ra vấn đề này hơn một thập kỷ trước, họ vẫn bị cuốn vào
các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, để Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.
Không
chỉ đối mặt với mối đe dọa từ bên ngoài, Mỹ còn gặp khủng hoảng nội tại: Nợ
công chạm ngưỡng 37.000 tỷ USD, đe dọa uy tín tài chính của Mỹ; Khoảng
cách giàu nghèo gia tăng, tầng lớp lao động mất niềm tin vào hệ thống dân chủ; Đồng
minh bắt đầu bán tháo USD dự trữ, làm lung lay vị thế kinh tế Mỹ.
Những
yếu tố này tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và giúp ông
Trump đắc cử với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” – chống toàn cầu hóa, bảo hộ kinh
tế và tái cấu trúc thương mại Mỹ.
https://uploads.nguoidothi.net.vn/content/e219938a-27f5-40d0-8381-237e29ed23f5.jpg
Tổng
thống Donald Trump cầm một sắc lệnh đã ký sau khi công bố thuế đối ứng tại Nhà
Trắng vào ngày 2.4. Ảnh: CNBC
Nước
Mỹ: Từ chủ nghĩa cô lập đến can thiệp toàn cầu
Mỹ
được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII bởi những người di cư châu Âu, phần lớn
là những kẻ nghèo đói, chạy trốn khỏi các chế độ áp bức. Họ muốn xây dựng một
xã hội công bằng, tránh can dự vào xung đột quốc tế.
Chính
sách này kéo dài đến thế kỷ 20, cho đến khi Mỹ buộc phải tham gia hai cuộc Thế
chiến. Sau chiến thắng, Washington nhận ra rằng nếu không can thiệp sớm, chiến
tranh sẽ trở nên không kiểm soát – giống như khi Đức Quốc xã trỗi dậy.
Từ
đó, Mỹ thay đổi chiến lược: duy trì hơn 300 căn cứ quân sự trên toàn cầu, sẵn
sàng dập tắt nguy cơ xung đột. Nhưng trong 20 năm qua, Mỹ sa lầy vào quá nhiều
cuộc chiến tốn kém, từ Afghanistan đến Iraq.
Điều
này làm dấy lên phong trào dân túy, với cử tri yêu cầu chấm dứt các cuộc chiến
vô nghĩa và tập trung vào nước Mỹ. Đến năm 2016, ông Trump bất ngờ đắc cử – một
hiện tượng mà chính giới tinh hoa của cả hai đảng chính trị tại Mỹ là Dân chủ
và Cộng hòa đều không lường trước.
Ông
Trump và chính sách tái cấu trúc kinh tế
Triết
lý của ông Trump dựa trên quan điểm rằng Mỹ đã bị bóc lột trong hệ thống thương
mại toàn cầu. Ông lập luận rằng: Mỹ bảo vệ an ninh cho đồng minh, nhưng bị
họ xuất siêu; Trung Quốc và các nước đang phát triển hưởng lợi từ lao động
giá rẻ, làm mất việc làm của người Mỹ; Thâm hụt thương mại hàng năm hàng
nghìn tỷ USD cần được đảo ngược.
Giải
pháp của Tổng thống Trump là: Áp thuế quan cao, buộc doanh nghiệp sản xuất
tại Mỹ; Tái đàm phán các hiệp định thương mại, tạo lợi thế cho Mỹ; Giảm
phụ thuộc vào Trung Quốc, tái định hình chuỗi cung ứng.
Vậy
Mỹ có lợi thế gì từ giải pháp của Trump? Đó là thị trường nội địa lớn, có thể tự
cung cấp phần lớn nhu cầu. Nhờ dẫn đầu thế giới về công nghệ, tạo đòn bẩy đàm
phán thương mại. Vị trí địa lý an toàn, không bị đe dọa trực tiếp bởi chiến
tranh.
Việt
Nam trong "cuộc chiến thương mại" hiện nay
Việt
Nam xuất khẩu mạnh hàng may mặc, giày dép, cà phê và thủy sản vào Mỹ, nhưng nhập
khẩu rất ít hàng hóa từ Mỹ. Điều này khiến Mỹ có thâm hụt thương mại lên tới
123 tỷ USD với Việt Nam.
Với
cách tiếp cận của Tổng thống Trump, Việt Nam bị coi là một nước hưởng lợi quá mức
từ thương mại Mỹ. Nếu thuế quan mới có hiệu lực, Việt Nam có thể đối mặt với
các khả năng: Xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp; FDI
có thể bị chững lại, vì doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để hưởng ưu
đãi thương mại; Lạm phát và chi phí sản xuất tăng, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Vậy
giải pháp cho Việt Nam là gì? Đó là cần đẩy mạnh đàm phán với Mỹ, giảm căng thẳng
thương mại. Tăng cường nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là nông sản và công nghệ
cao. Mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Chủ
nghĩa Trump: Nhất thời hay xu hướng lâu dài?
Sự
bất mãn với hệ thống chính trị Mỹ không chỉ xoay quanh ông Trump, mà là một xu
hướng sâu rộng: Tầng lớp lao động muốn việc làm quay trở lại Mỹ; Mâu
thuẫn Mỹ - Trung gia tăng, thúc đẩy chính sách bảo hộ; Chính trị Mỹ đang
thay đổi, ngay cả đảng Dân Chủ cũng khó đảo ngược hoàn toàn các chính sách bảo
hộ.
Nếu
Tổng thống Trump rời Nhà Trắng, Phó Tổng thống J.D. Vance có thể kế nhiệm. Ông
Vance có học vấn cao hơn, phát biểu cẩn trọng hơn, nhưng vẫn theo đuổi chủ
nghĩa dân túy cứng rắn.
Bầu
cử Mỹ 2026: Đảng nào sẽ kiểm soát Quốc hội?
Cuộc
bầu cử giữa kỳ năm 2026 sẽ là trận chiến then chốt. Hạ viện có thể về tay
đảng Dân Chủ, nếu cử tri phản ứng tiêu cực với chính sách kinh tế của Trump.
Thượng viện ít có khả năng thay đổi, nhưng phụ thuộc vào diễn biến kinh tế.
Nếu
chỉ cần 5% cử tri thay đổi quan điểm, đảng Cộng Hòa có thể mất cả Nhà Trắng và
Quốc hội.
Dân
túy – Hệ quả của toàn cầu hóa
Chủ
nghĩa dân túy bùng nổ từ mặt trái của toàn cầu hóa. Khoảng cách giàu nghèo
gia tăng, tầng lớp lao động cảm thấy bị bỏ rơi. Người dân mất niềm tin vào
hệ thống dân chủ, vì quyền lực rơi vào tay một nhóm siêu giàu. Ông Trump,
với tài năng truyền thông xuất sắc, tận dụng làn sóng này để đắc cử.
Dù
là một tỷ phú hưởng lợi từ toàn cầu hóa, ông Trump vẫn thành công trong việc
đóng vai “người đại diện” của tầng lớp lao động Mỹ.
Nước
Mỹ đang đi về đâu?
Dù
ông Trump có thể không nắm quyền mãi mãi, tư tưởng mà ông đại diện sẽ còn ảnh
hưởng lâu dài. Nếu kinh tế Mỹ ổn định, chủ nghĩa Trump có thể kéo dài với những
lãnh đạo kế nhiệm như ông Vance.
Nếu
kinh tế suy thoái, đảng Dân Chủ có thể quay lại cầm quyền, nhưng vẫn phải điều
chỉnh theo chính sách bảo hộ.
Dù
ai lãnh đạo, nước Mỹ đã bước vào một kỷ nguyên mới – nơi kinh tế trở thành công
cụ chính trị và toàn cầu hóa không còn là mặc định.
Vì
vậy Việt Nam cần thích ứng với trật tự mới này để duy trì vị thế trong thương mại
toàn cầu.
Trần
Sĩ Chương (chuyên
gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp)
No comments:
Post a Comment