Nhân viên Samsung đứng
ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam
BBC News Tiếng Việt
13
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c77nv67nde2o
Khi
gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 7/2024, Chủ tịch Tập đoàn Samsung
Electronics Jay Y. Lee đưa ra một thông điệp rõ ràng.
"Thành
công của Việt Nam là thành công của Samsung, và sự phát triển của Việt Nam cũng
chính là sự phát triển của Samsung", ông Lee nói, đồng thời cam kết các
khoản đầu tư lâu dài để biến Việt Nam thành cứ điểm lớn nhất cho việc sản xuất
màn hình của tập đoàn, theo hãng tin Reuters.
Hiện
tại Mỹ đã công bố sẽ miễn thuế đối ứng với các loại thiết bị điện tử tiêu dùng
quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, chip nhớ. Tuy nhiêm, những mặt hàng
này có thể bị áp thuế bổ sung trong tương lai, theo CNBC.
Kể
từ khi đặt chân tới Việt Nam vào năm 1989, gã khổng lồ Hàn Quốc này đã chi hàng
tỷ đô la Mỹ vào việc mở rộng mạng lưới sản xuất toàn cầu bên ngoài Trung Quốc.
Nhiều
tập đoàn khác cũng nhanh chóng nối gót Samsung, đặc biệt từ sau khi Tổng thống
Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Chiến
lược tiên phong ấy đã giúp Samsung trở thành nhà đầu tư nước ngoài và nhà xuất
khẩu lớn nhất tại Việt Nam.
Khoảng
60% trong tổng số 220 triệu chiếc điện thoại mà Samsung bán ra mỗi năm trên
toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam, và phần lớn số này được xuất sang Mỹ – nơi
Samsung là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai, theo công ty nghiên
cứu Counterpoint.
Tuy
nhiên, sự phụ thuộc ấy giờ đây đang trở thành con dao hai lưỡi đối với Samsung
khi mà Hà Nội đang phải chạy đua để đàm phán với chính quyền Trump nhằm hạ mức
thuế suất trừng phạt nặng nề 46% – mức thuế đang phơi bày điểm yếu trong mô
hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam.
Dù
Việt Nam và Samsung vừa tạm được thở phào sau khi ông Trump hoãn mức thuế này lại
ở ngưỡng 10% trong vòng 90 ngày, các cuộc phỏng vấn của Reuters với hơn một chục
người – bao gồm cả nhân sự của Samsung và các nhà cung ứng của doanh nghiệp –
chỉ ra rằng nếu mức thuế 46% có hiệu lực (dự kiến vào tháng 7/2025), Samsung sẽ
là một trong những bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.
"Việt
Nam là nơi chúng tôi sản xuất phần lớn điện thoại thông minh, nhưng các mức thuế
quan [ban đầu của Mỹ] cao hơn nhiều so với dự đoán, dẫn tới sự rối loạn nội bộ,"
một lãnh đạo Samsung nói với Reuters.
Giống
như một vài người khác, lãnh đạo này đề nghị ẩn danh do tính nhạy cảm của vấn đề.
Ngay
cả khi hai nước này đạt được thỏa thuận, Việt Nam, với khoản thặng dư thương mại
khoảng 120 tỷ USD, cũng đã rơi vào tầm ngắm của một chính quyền Mỹ đang
"chĩa súng" vào những mất cân bằng kiểu này.
Theo
Reuters, Hà Nội đặt hy vọng giảm mức thuế xuống khoảng 22% đến 28%, hoặc thậm
chí thấp hơn.
Trong
bối cảnh bất ổn, Samsung và các nhà cung cấp của họ đang cân nhắc điều chỉnh sản
xuất, bốn người nắm vấn đề chia sẻ với Reuters.
Điều
này có thể tính đến tăng sản lượng ở Ấn Độ hoặc Hàn Quốc, dù rằng những bước đi
kiểu này sẽ tốn kém tiền bạc và thời gian, theo các nguồn tin.
Samsung
từ chối bình luận với Reuters về cách ứng phó với nguy cơ thuế quan.
Trước
đó, Samsung đã tuyên bố sẽ linh hoạt đối phó với thuế quan của Mỹ bằng chuỗi
cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu của mình.
Bộ
Ngoại giao và Bộ Công Thương Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận từ
Reuters.
Apple,
đối thủ của Samsung, thậm chí còn phải đối mặt với một thách thức lớn hơn, ít
nhất là trong ngắn hạn, khi thuế quan của ông Trump đối với hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc đã tăng lên 145%.
Theo
Counterpoint, Apple nhập khẩu khoảng 80% lượng iPhone bán ra tại Mỹ từ Trung Quốc.
Apple không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Mất
đi sức hấp dẫn của chi phí thấp
Nỗi
lo thuế quan là đám mây u ám mới nhất phủ bóng lên bộ máy sản xuất tại Việt Nam
– điểm đến hấp dẫn cho các công ty tìm cách đa dạng hóa sản xuất trong bối cảnh
căng thẳng Mỹ-Trung.
Tuy
nhiên, sự bùng nổ đó đã góp phần gây ra các vấn đề về nguồn cung cấp điện ở Việt
Nam.
Việt
Nam cũng đã tăng thuế suất hiệu quả đối với các tập đoàn đa quốc gia lớn, phù hợp
với các tiêu chuẩn toàn cầu do OECD dẫn đầu.
Điều
này đã khiến một số công ty phàn nàn rằng không có sự bù đắp thỏa đáng cho việc
mất các ưu đãi thuế trước đó.
Hơn
nữa, làn sóng các công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam đã khiến nguồn cung lao
động lành nghề trở nên khan hiếm và đẩy chi phí tiền lương lên cao, theo ghi nhận
từ nhiều công ty Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam.
Một
người mô tả tình hình là "rất nghiêm trọng".
Theo
một số nhà kinh tế, những áp lực gia tăng có thể khiến Việt Nam mất đi sức hấp
dẫn đầu tư so với các quốc gia khác.
"Sự
mất mát của Việt Nam có thể giúp Ấn Độ hưởng lợi," các nhà kinh tế của
Nomura, một tập đoàn dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư toàn cầu, nhận định
trong một báo cáo.
Hôm
10/4, một quan chức chính phủ nói rằng Ấn Độ muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận
thương mại với Mỹ.
Trước
đó vào tháng Hai, Ấn Độ và Mỹ từng đồng ý rằng giai đoạn đầu tiên của một thỏa
thuận sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Việt
Nam đã có động thái xoa dịu Mỹ, bao gồm việc tăng cường nhập khẩu. Việt Nam
cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tuyên bố bắt đầu đàm phán thương mại
với chính quyền Trump sau lệnh tạm dừng thuế quan "đối ứng".
Nhưng
các nhà sản xuất nước ngoài vẫn đang lo lắng.
Ông
Ko Tae-yeon, chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam và là tổng giám đốc
của Heesung Electronics, nhà cung cấp của LG Display, cho biết ban đầu đã có
"sự hoảng loạn" về thuế quan của ông Trump.
Một
số đã lên kế hoạch cắt giảm nhân viên tại các nhà máy địa phương, ông nói,
không nêu đích danh bất cứ bên nào.
Với
việc ông Trump tạm dừng áp mức thuế mới, các công ty hiện đang "chờ thêm
xem thế nào", ông Ko nói thêm.
Samsung
chưa đưa ra quyết định về cách ứng phó với mức thuế quan lên Việt Nam do ông
Trump thay đổi cách tiếp cận, nhưng một trong những cách đối phó là sản xuất một
số mẫu điện thoại thông minh xuất sang Mỹ tại nhà máy của họ ở thành phố Gumi,
Hàn Quốc, hai nguồn tin cho biết.
Có
bốn người nói rằng Samsung có thể tăng sản lượng ở Ấn Độ nhưng trước tiên họ cần
mở rộng chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở đó, vì Ấn Độ hiện chỉ có thể xử
lý khoảng 20% tổng sản lượng của Samsung.
BMI
Research, một công ty con của Fitch Solutions, ước tính rằng các sản phẩm điện
tử chiếm khoảng 45% sản lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ và các nhà sản xuất
lớn như Samsung có thể sẽ giảm sản lượng để đón đầu sự sụt giảm nhu cầu.
Samsung
cũng sản xuất TV, đồ gia dụng và màn hình điện tử tại Việt Nam. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2024 của Samsung đạt khoảng 54 tỷ USD - khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam, theo ước tính của chính phủ.
Khi
Samsung đang cân nhắc bước đi tiếp theo, công nhân của họ đang cảm thấy vô cùng
lo lắng.
"Tôi
sợ họ sẽ cắt giảm mọi thứ," Nguyễn Thị Hảo, một công nhân 39 tuổi làm việc
tại một nhà máy của Samsung ở Thái Nguyên, chia sẻ.
No comments:
Post a Comment