Friday, April 30, 2010

TÔI YÊU NHỮNG ANH HÙNG VÔ DANH

Tôi yêu những anh hùng vô danh
mythanh

30-04-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7392

30/4 lại đến. Đã từ 35 năm qua, con số tầm thường này bỗng tách rời, đứng … riêng một góc trời trên cuốn lịch thời gian của tôi, và cũng có lẽ của hàng triệu người dân miền Nam năm xưa. Cứ vào tháng Tư, sẽ có một phút giây rảnh rỗi nào đó, tôi thấy mình ngồi lặng nhìn về phía trước, mà chỉ thấy những hình ảnh của một cuốn phim cũ kỹ xa vời, nhưng luôn có những nét sắc bén, như lưỡi dao lam, đến nỗi có thể chỉ cần sơ ý, nghĩ thẳng là sự thật trong quá khứ chứ không phải phim, thì nó sẽ cứa vào da thịt tôi, đau đến bật khóc. Hình ảnh của quá khứ, trong loạn ly, nhưng vẫn không có những cảnh loạn lạc chết chóc quá buồn thảm vì tôi ở Sài Gòn. Đó là hình ảnh những con phố cũ, những chuyến xe qua lại trên quốc lộ I, đường Lê Văn Duyệt, một vài doanh trại với đường vào dài mờ bụi, những chiếc xe Jeep, những khuôn mặt lạ, quen; hình ảnh hàng ngày tôi quen thuộc nhất, cậu tôi trong bộ quân phục ngồi lúi húi cột dây giầy, nai nịch cuối cùng, để rời nhà tới nhiệm sở.

Năm nay, không hiểu sao lại là hình ảnh những người lính Việt Nam Cộng hoà hiện về đậm nét nhất trong tôi. Một quân đội đã chìm trong trang sử bị lật qua vào ngày 30/4/1975. Quận đội đó đã đi vào lịch sử. Sẽ còn tên những danh tướng, những trận chiến, những địa danh, ngày tháng, và một nghĩa trang Quân đội, đã bị đổi tên thành nghĩa trang Bình An, tuy số phận cũng hết sức bấp bênh, không biết rồi sẽ ra sao.

Nhưng, sẽ không bao giờ có tên hàng trăm ngàn những người lính vô danh, với tuổi trẻ, lý tưởng, tâm tư, nụ cười cũng như mồ hôi nước mắt của họ được ghi lại. Với tôi, sự cao cả hy sinh lớn nhất, những tinh anh làm nên một quân lực Việt Nam Cộng hoà chính là những chiến sĩ vô danh này. Quân lực đã bảo vệ miền Nam được 20 năm, đã hiến tặng tôi, nói riêng, những năm cốt lõi đầu đời tự do, học hành, vui sống.

Dù vậy, làm sao tôi có thể đủ sức viết về họ, diễn tả được hết những bi tráng mà những người lính này đã gánh vác? Tôi đành xin dùng một bài phóng sự của tác giả Nguyễn Vi Túy từ web site motgoctroi.com, thuật lại ngày cuối cùng tại một nơi của Saigon, nơi rất thân thuộc với tôi, vì đó là khu vực gia đình tôi sống trong những năm tháng xa xưa đó. Ngã Tư Bảy Hiền, nằm trên Quốc lộ I, một góc là bệnh viện Vì Dân do phu nhân Tổng thống Thiệu tài trợ xây dựng, đi chút về hướng Lăng Cha Cả sẽ là phi trường Tân Sơn Nhứt, bộ Tổng Tham Mưu; và hướng về phía Nam , đường đi Tây Ninh, sẽ có một căn cứ lớn của binh chủng Nhảy Dù là trại Hoàng Hoa Thám. Tóm lại, Ngã Tư Bảy Hiền nằm giữa rất nhiều căn cứ quân sự chính. Vào những ngày loạn lạc đó, hầu hết những cư dân Bảy Hiền , như gia đình tôi là một, đều rời nhà chạy đến những nhà bà con gần trong trung tâm thành phố hơn, hay tản cư tới tá túc tại các trường học, nhà thờ trong vùng hành chánh, để rảnh tay cho các người lính Nhảy Dù của quân lực Việt Nam Cộng hoà “tiếp thù” và cũng là tránh hàng trăm quả pháo của CS trong chiến thuật “tiền pháo hậu xung” đổ vào những căn cứ quân sự mà Ngã Tư Bảy Hiền kề cận.

Khói đạn năm xưa đã tắt, cuộc chiến nóng năm xưa đã tàn. Giặc vẫn còn, và còn trở nên hung ác nguy hiểm hơn xưa rất nhiều. Giặc ngày xưa hôm nay đã trở thành những kẻ hại dân bán nước, những Trọng Thủy, Tô Định, Trần Ích Tắc..., đã là kẻ thù của toàn dân từ Bắc đến Nam. Chúng không còn núp dưới chiêu bài giải phóng miền Nam trong cuộc chiến ý thức hệ. Vũ khí mới của chúng ta hiện tại là lòng người, là ý thức và cái nhìn đúng; vũ khí hôm nay không còn là súng đạn năm xưa mà chính là hành động bất phục tùng bọn Thái thú Tàu mang dòng máu Việt. Không phải tôi muốn hâm nóng lại khúc phim buồn của thời kỳ huynh đệ tương tàn qua bài phóng sự. Nhưng chỉ xin một lần này, trong dịp 30/4 để tưởng niệm những anh hùng vô danh, những người lính kiên cường, mà chính tinh thần của họ đã giữ cho danh từ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bất diệt. Bài phóng sự đã nhắc đến một anh hùng vô danh, mà lần nào đọc lại cũng làm tim tôi thắt, cảm kích và đau lòng cho những người chiến sĩ vẫn một lòng vững tay súng đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, cũng như đến giây phút cuối của cuộc đời.

Xin mời các bạn đọc.

© DCVOnline

.
.

Ngã Tư Bảy Hiền – sáng 30/04/1975
Nguyễn Vi Túy

.

Người sĩ quan mặc đồ rằnri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:

Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có như thế mới an tâm mà đánh đấm được!

Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân Tự Vệ ô hợp đã được trang bị toàn bằng súng M
16 và những quả lựu đạn bóng lưởng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu. Người sĩ quan ấy còn cất công hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Saigon. Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M72 đã được dựng sẵn từ đêm qua, dựng rải rác dọc trên hè phố:


Nếu gặp tăng, các em “làm ơn” nâng cái này lên vai, nhắm mục tiêu vào giữa và bóp cò giùm tụi anh một cái... là xong!

Người toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ sau khi nghe xong những lời dặn dò của người lính, liền lui về phía sau cùng với mấy người trong toán để tìm bảng viết vội hàng chữ, “Muốn vào thành phố xin để lại vũ khí” và máng nó lên một con ngựa sắt để giữa đường.

Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó đã chất đầy một đống vũ khí đủ loại. Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và hỏi:

Còn muốn
chiến đấu không?

Những ai gật đầu ông liền đưa tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai lắc đầu, nại cớ này kia thì ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng đám Nhân Dân Tự Vệ thì rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào bụng cả những cây súng ngắn Ru
Lô, P38 và Colt 45 do những người
lính tháo lui để lại bên đường. Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng, những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người.
Đoàn người lánh nạn lũ lượt chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu. Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M
72 chống chiến xa một cách chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt phòng ngự này.


Một toán lính Nhảy Dù khác đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một chiếc T
54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục. Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong các ngõ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố. Hướng tiến công chính của Bắc Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù và Không Quân nên bị chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B40 bắn loạn xạ nhằm tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn.

Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy. Vài chiếc trực thăng chong chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống (đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc “xâm mình” hạ xuống sân thượng để đón gia đình một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh lên được nữa.

Dù con đường Phạm Hồng Thái (Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người đổ xô về Sài Gòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không toàn thây đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm, vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ.

Gần cổng trại lính Nguyễn Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!

Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy lại, ông hò hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi còn lại đang rải mỏng từ Ngã Tư Bảy Hiền xuống Ngã Ba Ông Tạ. Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một thanh niên mình trần đứng cãi vã với mấy anh Nhân Dân Tự Vệ, vì anh ta nhất định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:

Anh kia lại đây! Anh thuộc đơn vị nào? C
ó còn muốn chiến đấu không?

Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:

Đù mẹ! Chạy chết mẹ
từ ngoài kia vào đây, còn đánh đấm chó gì!

Viên sĩ quan đanh giọng:

Vậy phiền anh bỏ vũ khí xuống!


Bằng một cữ chỉ chống đối, người thanh niên vung khẩu súng M
16 lên, nhưng viên sĩ quan đã nhanh hơn rút khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên ngã vật xuống với dòng máu đỏ chan hòa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằnri phân bua:

Các nơi khác mất sớm cũng vì bọn làm loạn này! Phải thế thôi!

Đống vũ khí do những người tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó còn có cả các bộ quân phục và các túi quân trang. Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ phía. Các toán bộ đội Bắc Việt mở đường đã dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Các toán lính Việt Nam Cộng hoà cố thủ cứ phải lui dần vì Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua dòng người di tản, và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước thì người dân chết sẽ không cơ man nào đếm xuể.

Người sĩ quan vẫn oai dũng điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa. Nhưng đúng vào lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đã tách ông rời khỏi chiếc xe Jeep đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, vì họ chưa biết tên Cộng quân ẩn núp nơi nào! Cho đến khi hai người lính liều mình ôm súng phóng về phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đã kéo được ông vào chỗ an toàn. Nhưng lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Viên đạn oan nghiệt duy nhất đã khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau lưng!

Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đã hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu hàng. Người lính ôm máy truyền tin PRC
25 là người đầu tiên trút khỏi người chiếc máy nặng
trình trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng cố thủ bên các ngõ hẻm. Họ nói với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh, và cứ thế họ rút về phía sau.

Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin, nhưng không biết phải dùng nó vào việc gì. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:

Buông súng đi!
Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi! – Bọn ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết! Biết không?

Tiếng súng chống cự thưa dần. Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng còn lại của Bắc quân đã bắt đầu tiến vào Sài Gòn, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở đầy các tên bộ đội còn non choẹt, ngơ ngác nhìn ngắm tứ phía như những người đến từ các hành tinh khác!

Trên đường dẫn vào Sài Gòn lúc ấy, ngoài những đống vũ khí và xác người rải rác, còn có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ phục còn mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ gì có dính dáng đến chế độ cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới.
Đêm ấy, đủ loại súng đạn và hỏa châu được bắn lên trời. Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa đạn chi chít đuổi theo nhau.

Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, thì cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu…

.

.

.

No comments: