Tuesday, April 27, 2010

DO DÂU MÀ NGƯỜI VIỆT TRẢ GIÁ ĐẮT CHO CUỘC CHIẾN ?

Trả lời chị Thu Hồng: Do đâu mà người Việt phải trả một giá đắt cho cuộc chiến tranh kia?

Một độc giả Dân Luận

Thứ Ba, 27/04/2010

http://danluan.org/node/4805

Chiến tranh huynh đệ tương tàn tại Việt Nam, với tất cả những sự tàn khốc của nó. Bao nhiêu gia đình, mẹ mất con, con mất cha... Nhưng chiến tranh từ đâu đến? Nó bắt nguồn từ đâu? Cái lý của người chiến thắng là cứ đổ mọi thứ trên đầu của Mỹ, người chết trong chiến tranh là do Mỹ, dân chúng Việt Nam căm thù Mỹ, v.v... Nhưng rõ ràng đây chỉ là một luận điệu tuyên truyền không hơn không kém, từng người dân họ đau đớn vì những mất mát do chiến tranh, nhưng họ đủ sáng suốt để biết rằng hóa ra mình là nạn nhân của thời cuộc. Nếu người Cộng Sản không xua quân đánh miền Nam, nước Việt Nam sẽ tránh được cuộc chiến này. Đó là sự thật, ai cũng thấy. Nhưng giọng lưỡi tuyên truyền thì cứ dán hết lên cho Mỹ.

.

Tôi được sinh ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc, tôi lớn lên trong thời bình khó khăn, tôi đi khắp nơi, những nơi tôi đến tôi không cảm nhận được sự căm thù Mỹ của người dân, mặt dù cái loa xã vẫn ra rả. Có muôn vàn những lời nói tốt về người Mỹ trong những vùng họ đóng quân, dĩ nhiên những lời không ưa cũng có, nhưng không phải là căm thù. Nhiều người gia đình liệt sỹ đuề huề tìm mọi cách vượt biên để được đi Mỹ, gia đình quan chức CS thì ngưỡng mộ Mỹ, tìm mọi cách để gửi con đi Mỹ. Ngay cả miến Bắc cũng vậy, tôi cảm nhận người ta ngưỡng mộ mọi thứ từ Mỹ hơn là căm thù. Không có dấu hiệu nào cho thấy sự căm thù Mỹ ở những người dân VN. 30tr người mất con mất cháu, mất người thân có phải hoàn toàn tại Mỹ không? Hay tại những người CS (và những người gửi súng ống LX, TQ vào VN)??? Ai châm dầu vào ngọn lửa chiến tranh tại Việt Nam. Sau khi hòa bình 3 triệu người phải ra đi xa quê hương, bao nhiêu người chết mất xác trên biển nữa là vì đâu? vì ai? Họ cần sự công bằng chứ!

.

Không chừng 30 triệu người mất người thân trong chiến tranh kia đang mong ngóng chờ sự thành thật của người Cộng Sản. Cái vách ngăn cách giữa người Việt Nam trong nước và những người Việt khắp nơi trên thế giới chính là những người CS.

.

Hãy thôi ngay những giọng điệu lập lờ, bóp méo, một chiều. Nói còn ai nghe nữa. Hãy tỏ ra cao thượng hơn, vì dân tộc, hãy vì tổ quốc Việt Nam.

.

Dân Luận lấy bài từ blog Beo và cho đó là ý kiến nhiều chiều. Không chừng đi theo con đường của BBC (chắc tôi nói hơi quá). Chủ quan tôi nhận thấy rằng những bài viết trong blog Beo không đại diện theo chiều nào cả mà chỉ có mục đích bôi bác những tư tưởng tự do một cách có chủ đích. Tuy nhiên tôi thấy những bài viết trong blog Beo có tác dụng nhắc nhớ cho mọi người Việt rằng những người CS luôn thủ đoạn khôn lường, bản chất của họ không bao giờ thay đổi. Nhưng người dân này càng tỏ tường hơn, tự do hơn và chúng ta cần làm sáng tỏ những lập lờ đánh lận đó. Vậy nên dẫu có bận bịu đến cỡ nào thì với những luận điệu trong blog Beo tôi nhắc mình cố gắng làm rõ những luận điệu dối trá có chủ đích đó.

.

Phản hồi của một độc giả khác:

Đúng là cần phải làm rõ cho người trong nước biết luận điệu tuyên truyền, đổ vấy cho Hoa Kỳ này của chính quyền hiện nay. Chiến dịch Linebacker II [còn được biết đến dưới tên Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 - chú thích của Dân Luận] ném bom Hà Nội thực chất là nhằm yêu cầu chính quyền Hà Nội rút quân đội khỏi miền Nam. Hoa Kỳ không có ý định kéo dài chiến tranh, lại càng không có ý định tấn công chiếm miền Bắc. Họ đơn giản là muốn duy trì hòa bình ở miền Nam.

Những đau thương và mất mát của chiến tranh kia cần phải trách cho đúng người. Câu này là ai phát biểu: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”? Đã dũng cảm chọn con đường đốt sạch Trường Sơn, hi sinh tất cả thì cũng nên dũng cảm nhận trách nhiệm về những tổn thất do quyết tâm của mình gây ra...

.

.

Nghĩ về Hậu chiến

Thu Hồng

.

.

.

No comments: