Wednesday, April 28, 2010

CUỘC SỐNG CỦA THƯƠNG PHẾ BINH VNCH 35 NĂM QUA (RFI)

Cuộc sống của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa 35 năm qua

Thanh Phương

Thứ tư 28 Tháng Tư 2010

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100428-cuoc-song-cua-thuong-phe-binh-viet-nam-cong-hoa-35-nam-qua

Nếu cuc sng ca người dân thường sau năm 1975 gp rt nhiu cơ cc, thì đi với nhng người thương phế binh Vit Nam Cng Hòa li càng nghit ngã hơn. Là người thương tt, không h nhn được mt s giúp đ nào, li b phân bit đi xử, h đã phi hết sc vt v đ tn ti được trong 35 năm qua. Thanh Phương phng vn mt s thương phế binh "chế đ cũ" và ông Nguyễn Quang Hnh, Hi trưởng Hi Bn ca Thương Phế Binh VNCH.

.

Ông Nguyễn Văn Mười : Ba mươi lăm năm lặng lẽ trôi qua nói chung tất cả những người còn ở lại Việt Nam sống trong sự thống khổ và khó khăn vô cùng. Tất cả những anh em ở Làng Phế Binh đều bị đuổi ra ngoài, về không có nơi nương tựa, anh em chúng tôi bây giờ là không nhà cửa. Tôi thuê nhà ở, ở với con, con nó thuê thì ở. Tôi ngồi vá dép hang ngày nhwng mà bây giờ lớn tuổi, năm nay 73 tuổi rồi, mắt bị thoái hóa hoàng điểm giai đoạn 4, có cườm đá nữa, không có tiền để điều trị, vì vậy cho nên không còn ngồi vá dép được nữa. Giờ sống với con thì bây giờ cuộc sống của anh em thì bây giờ quá khổ, coin hw bây giờ đau bịnh thì không có tiền mua thuốc rồi phải chết, chết rồi bỏ vợ con bơ vơ tôi thấy cũng khổ lắm. Tôi thì trước tôi có làm trong hàng ngũ phế binh tôi biết. Tôi là tổng thw ký nên tôi biết anh em số còn lại không bao nhiêu, đã chết dần chết dần hết rồi, đã 35 năm rồi. Chúng tôi rất là buồn tủi trong cái sự hy sinh coi như là vô nghĩa, cái sự giúp đỡ của chính quyền hiện tại thì không có, họ coi mình là một đối tượng thù hằn vậy cho nên họ không có nhiệt tình giúp đỡ gì cả. Người ta khoanh vùng thành phần chế độ cũ cho nên họ để ý dữ lắm. Có lần chúng tôi xin tiền ở bên Úc người ta cho rồi trao lại anh em nhưng có địa phương họ hay biết nên họ mời lại cảnh giác không cho nhận tiền, như tôi cũng bị khống chế đó, thành thử ra họ bắt buộc mình phải làm giấy cam kết là không có xin mà để chính phủ lo mà chính phủ đâu có lo gì đâu. Như anh em chúng tôi là những người bất hạnh phải sống ở tại Việt Nam, sống trong sự khó khăn, cơm không no áo không lành. Cái điều chúng tôi mong ước làm sao tất cả kiều bào hải ngoại và các hội đoàn có thương tình thì giúp đỡ cho an hem chúng tôi để chúng tôi sống qua ngày với cuộc đời tàn tật còn lại

Vừa rồi là ông Nguyễn Văn Mười t Cn Thơ, nói v tâm trng ca các thương phế binh Vit Nam Cộng Hòa, 35 năm sau khi chiến tranh chm dt. Ông Nguyn Văn Mười nguyên là trung sĩ, trung đội trưởng nghĩa quân, b thương và gii ngũ từ năm 1968 và sau đó làm tổng thư ký làng phế binh cho đến năm 1975, tc là cho đến khi các làng này bị giải tán, các thương phế binh phi t tán mi người mt phương.

Tht ra thì sau chiến tranh, cuc sng các thương binh bên này hay bên kia đu sống rất cc kh. Bên phía các thương binh Quân đi Nhân dân Vit Nam, nhng khon tr cp ít i của nhà nước không đủ để bù đp cho cuc sng thiếu thn ca thân phn tàn phế.

Nhưng v phía các thương phế binh VNCH, mt s người cho ti nay vẫn còn b phân bit đi xử như trường hợp ông Nguyễn Văn Mười, tuy rằng vi thi gian hoc tùy theo đa phương, thái đ ca chính quyn đi vi họ có khác nhau.

Như trường hp ca cu trung úy Phm Văn Hưng, Khánh Hoà, nguyên là trưởng "công-voa", bị thương mt ngày 10/3/75 Daklak khi ông dẫn đoàn xe chở các chiến c lên đây, bị bt làm tù binh cho đến sau ngày 30/4, mặc dù là một thương binh, ông vn b đưa đi ci to.

Ông Phạm Văn Hưng : Lúc đó thì tôi bị một trái B40 bắn, bắn lúc nằm dưới gốc cây cà phê ở Dakalk mà, thì bắn trái B40 vào trúng cây cà phê làm nó nổ tan tành thì tôi bị con mắt nó mờ, nó mù. Bây giờ cũng bớt nhưng nó mờ lắm chỉ thấy đường đi. Bị bắt thì họ cũng đối xử tốt, cũng cho mình thuốc thang đại khái vậy, nhưng mà ít oi lắm, nghĩa là rất là khó. Khi mình bớt rồi thì họ bắt đầu họ giam giữ cho cải tạo hai năm mấy đó. Sau khi nó bớt rồi thì vẫn đi làm, vẫn coi như ngày thì phải đo lao động, đại khái vậy đó, đi chặt cây về làm láng trại cho cải tạo đó. Lúc cải tạo về thì cũng về sống trong ruộng rẫy vậy thôi chớ còn việc làm thì không có đâu. Tất nhiên là một tuần cũng phải đi họp, tất nhiên là tụi tui họ đối xử khác, nghĩa là phải họp hảng tuần, hang tháng để kiểm điểm vậy đó. Ban đầu thì nó hơi nhặt một chút, sau đó lui lần lui lần đến giai đoạn nào đó thì họ thôi, thấy không có gì nên họ không có mời nữa. Cũng mấy năm trời đó.

Thanh Phương : Thế thì về mặt gia đình ông thì con cái nói chung là khi đi học hay đi làm thì có bị phân biệt đối xử hay không?

Ông Phạm Văn Hưng : Cái đó thì chắc chắn là có rồi vì cái lý lịch của mình mà. Các con của mình thì học được lắm nhưng mà vì lý lịch mình “xấu” cho nên con tôi nó làm tư doanh hay làm thuê không à, không có làm được cái gì viên chức đâu.

Thanh Phương : Dạ. Với tư cách là một người lính chế độ cũ và lại là một thương phế binh thì tâm trạng của ông trong những năm tháng đầu tiên sau ngày 30-4-75 thì như thế nào?

Ông Phạm Văn Hưng : Kể ra mình là thương phế binh nhưng mà cũng sợ lắm chớ. Lúc giải phóng đồ về thì mình cũng rất là lo âu, không biết cuộc sống như thế nào, họ đối xử với mình tốt hay không, thành ra cũng lo âu lắm, lúc nào cũng lo lắng hết, tinh thần lúc nào cũng đến chuyện họ đối xử không tốt cho nên nhiều khi nghĩ họ sẽ trù dập mình đủ thứ chuyện hết, cũng lo âu lắm. Nói tóm lại cuộc sống đến gần mười mấy hai mươi năm mới trở lại bình thường, có nghĩa là sau khi họ đổi kinh tế thì họ để cho mình thoải mái một chút thôi. Khi mà ruộng đất họ không có thu, có nghĩa là họ cũng cho mình làm tự do thì lúc đó mới khá được chớ còn lúc trước thì khó khăn lắm vì làm tập thể theo ý của họ mà, đưa vào trong khuôn khổ từng đội sản xuất thành thử khó khắn lắm. Từ lúc họ cải tổ từ năm 86 thì đỡ đỡ một chút, đỡ đỡ một chút như vậy thôi chớ cũng là khó khăn lắm.

Thanh Phương : Dạ. Bây giờ sắp sửa tới ngày kỷ niệm 30-4 và thời gian trôi qua đã 35 năm, nhìn lại thời gian đó thì ông có những suy nghĩ, những cảm tưởng gì ạ?

Ông Phạm Văn Hưng : Cứ mỗi lần 30-4 thì tụi tui cũng rất là xúc động vì dầu sao đi nữa thấy sự việc đã xảy ra như vậy thì kể cũng không may mắn cho mình. Lúc đó mình cũng còn trẻ mà, đến nay đã 35 năm thì mình nay gần 70 rồi thì nghĩ nhiều khi cũng buồn tủi vậy thôi chớ biết nói sao đây. Chỉ biết bây giờ già rồi, chỉ biết lo cho con thôi, con nó cố gắng làm được ngày nào hay ngày nấy chớ còn không có ước nguyện gì nữa hết.

Thanh Phương : Nhưng mà ông có nghĩa lại những đồng đội xưa, những người đã hy sinh?

Ông Phạm Văn Hưng : Đó là suy nghĩ ghê lắm chớ. Trong cuộc chiến như tôi ở Daklak thì những người bạn của mình cũng đã bỏ mình thì điều đó rất là thương xót. Tôi cũng thường tìm những người bạn cũ, những người bị thương tật để tìm lại những gì còn kỷ niệm, đại khái vậy đó.

.

Còn đối vi thương phế binh Phm Văn Phú Vĩnh Long, b mìn n ct c hai chân vào năm 1971 trong một trn đánh d di ti Vĩnh Long, thì ông không gp vn đề gì với chính quyền đa phương, nhưng cũng chng nhn được s giúp đ nào, tuy rng trong suốt nhiu năm tri, ông phi lết đi đ kiếm ăn.

Ông Phạm Văn Phú : Hiện giờ ruộng vườn không có, đi làm mướn ăn. Rất là cơ khổ vì không ruộng vườn đến nỗi đi cắm câu giăng lưới cũng ráng lết đi làm ăn, thì lúc đó cũng ráng cầm cự để sống thôi, lo bươn chải đi làm ăn vì lúc đó mình còn trẻ mà, cho nên làm được sống đỡ qua ngày. Lúc yếu đau bịnh thì ráng ăn cháo một hai bữa vậy đó. Hiện giờ thì vợ làm, còn tôi thì không làm nổi, bị bịnh quá nhiều.

Thanh Phương : Ngoài việc cuộc sống rất cơ cực như vậy thì những người thương phế binh như ông có bị phân biệt đối xử hay không ạ?

Ông Phạm Văn Phú : Đối xử thì mấy ổng không có làm cái gì, không có nói gì về vấn đề thương phế bình và cũng không có nói gì hết trơn, không có bắt tội lỗi gì hết, cũng được, chớ không có gì. Có cái là không có ai ngó ngàng tới hết trơn hết trọi. Gia đình nghèo nên không có lo cho con ăn học được, rồi bây giờ nó lớn khôn rồi nó lo nó làm, đi làm mướn vậy đó. Vì nghèo quá nên mạnh ai bươn chải làm ăn, còn hiện giờ vợ tui lo làm nuôi tui thôi chớ tôi không làm được ggì hết.

.

Ông Nguyn Trng Đt Ban Mê Thut, nguyên là đi úy binh chng nhy dù, bị thương thng đùi và gãy xương quai xanh Bình Long - An Lộc vào mùa hè đ la năm 1972. Tuy là thương phế binh, ông cũng đã b đưa đi hc tp ci to trong 2 năm 8 tháng 23 ngày. Nhưng s phn nghit ngã đến ni, mc dù hòa bình đã lp lại, nhưng cái n chiến tranh vn đeo bám ông Đt. C th là vào năm 1988, ông lại b ct mt hai tay khi đào h trng càphê, đng phi mt viên đn M79 .

Ông Nguyễn Trọng Đạt : Từ năm 75 dến năm 88 thì còn hai tay thì cuộc sống tương đối cũng còn có tay để đi lại làm việc kiếm ra của cải để sống tương đối thoải mái, nhưng mà từ lúc tôi không còn hai tay nữa thì dĩ nhiên không những không kiếm ra được của cải mà tình trạng kinh tế gia đình rất là sa sút trầm trọng, bởi vì không có tay. Người ta nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” thành thử ra kẹt lắm, kinh tế bị túng quẩn đó.

Thanh Phương : Về phía chính quyền thì họ có sự phân biệt đối xử hay không, hay là họ vẫn để yên cho mình làm ăn?

Ông Nguyễn Trọng Đạt : Họ vẫn để yên cho mình làm ăn thôi chớ còn không có phân biệt gì đâu. Tôi cũng là một người dân sau khi mà đã đi học tập cải tạo về, sau một năm là đã được trả quyền công dân rồi, và lúc đó họ đối xử cũng rất đàng hoàng như là những người khác vậy thôi. Nhưng mà cuộc sống thì dĩ nhiên vẫn là khó khăn.

.

Ông Đoàn Tiếng, tiu đoàn 11 pháo binh, ym tr cho trung đoàn 1 thuc sư đoàn 1 bộ binh, b thương trn Lam Sơn 719 H Lào năm 1971, mt con mt b mù, còn mắt kia b m. B bắt làm tù binh, ông được đưa ra lao đng ci to ti Yên Bái, đến khi gi là « gii phóng » Qung Tr thì được th v quê, tc là được thả trưóc ngày 30/4, ch không b đi ci to. Nhưng sng đt Qung Tr khí hu khắc nghit, cuc sng ca nhng thương phế binh như ông Đoàn Tiếng càng thêm khó khăn .

Ông Đoàn Tiếng : Rất khó khăn anh ạ là vì tụi tui trước đây đi học văn hóa về đây coi như không có nghề nghiệp chi cả, và rồi phải làm ruộng, mà làm ruộng thì một con mắt bị mù, một con bị mờ, rồi sức khỏe thì kém. Về vấn đề làm nông nghiệp ở đây thì thu nhập quá sút kém mà lao động đồng áng có vất vả cho nên vừa thiếu thốn và vất vả anh ạ. Còn như con cái thì về tiếp tục sinh được tất cả là 5 cháu, sau này các cháu 3 đưa sau thì thi đổ đại học cho nên phải cho các cháu đi học không thôi xã hội họ phê phán, trong lúc đó làm ruộng thì thu nhập quá thấp kém đi thành thử tụi tui phải vay mượn anh ạ, vay mượn cho các cháu đi học mà. Hiện nay mới được một cháu ra trường thôi, còn 2 cháu đang còn học trong trường đó. Mà cháu ra trường thực tế ra làm lương cũng đủ cho hắn ăn thôi, chưa phụ giúp chi cả. Còn hai cháu trong trường thì tụi tui còn tiếp tục đài thọ cho hai cháu. Nói chung lại coi như là về vấn đề 30 tháng 4 đối với chính phủ ở đây thì họ lại hoan hỷ, nhưng tụi tui thì coi như cũng bình thường thế thôi, cũng không có chi là ấy đó. Cuộc sống 35 năm qua thì nói chung là về đây thì mặc dầu làm ruộng để mà nuôi sống và cho con cái đi học thì họ cũng kỳ thị trống trống vậy thôi chớ bên ngoài thì cũng bình thường chớ họ cũng không hành hạ chi cả

.

Là Hội trưởng Hi Bn ca Thương Phế Binh VNCH t gn 20 năm nay, hơn ai hết , ông Nguyễn Quang Hạnh là người hiu rt rõ tâm trng ca các thương phế binh này. Trao đi vi RFI qua điện thoạitrước hết, ông Hnh nhc li hot đng ca Hi trong gần 20 năm qua :

Ông Nguyễn Quang Hạnh : Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH được thành lập tới tháng 9 này là đúng 20 năm. Hồi đầu thì anh em chúng tôi một số người đứng ra làm với tính cách cá nhân, gởi những gói thuốc về cho anh em. Lúc đó tình hình bên trong bên ngoài còn khó khăn, sau này tình hình thay đổi dễ dãi thì để chính thức chúng tôi đã xin chính phủ Pháp thành lập một cái hội để hoạt động. Đến nay thì 20 năm, tổng kết thì chúng tôi giúp gần được 40.000 hồ sơ, trong đó có anh em thương phế binh, trẻ em mồ côi và cô nhi quả phụ. Cách đây mười mấy hai mươi năm thì tình hình lúc đó vấn đề liên lạc trong và ngoài nước khó khăn, rồi tình hình giữa người Việt ở hải ngoại nhìn cái việc giúp phế binh không có được thuận lợi cho chúng tôi, nhưng mà sau này làm việc, nhứt là những năm gần đây thì rất là thuận lợi, những bà con đi về ăn Tết, đi về nghỉ hè thì có xin địa chỉ về đó bà con đến thăm anh em và tặng quà. Có thể nói rằng có sự cởi mở, bang giao giữa trong và ngoài nước thuận lợi cho chúng tôi làm công việc từ thiện này. Đa số anh em tôi thì nặng về anh em ở vùng sâu vùng xa, gởi tiền thì cũng gởi qua cơ quan chuyển tiền hợp pháp, họ đưa tận tới nơi, do đó không cóa cái gì gọi là khó khăn nữa.

Thanh Phương : Thưa ông Nguyễn Quang Hạnh, sau 20 năm hoạt động để giúp đỡ thương phế binh VNCH thì những lần tiếp xúc trực tiếp hoặc là trao đổi qua điện thoại, qua thư từ, ông cảm thấy tâm tư của các thương binh đó như thế nào ạ?

Ông Nguyễn Quang Hạnh : Qua thư từ thì mình cũng không thấy được rõ hơn, nhưng mà những lần tôi về để tiếp xúc anh em thì khi đó mình nhìn thấy an hem mình mới hiểu được tâm trạng của an hem, không những nghèo đói khổ sở mà còn bị mặc cảm, rồi cũng bị sống bên lề ngoài xã hội, do đó tình cảm của anh em rất là thiếu thốn, bởi vậy thường thường tôi gởi tiền thì luôn luôn gởi kèm theo một cái thơ thăm và động viên an hem. Vấn đề của anh em hiện bây giờ là vấn đề tinh thần, tức đói về tinh thần. Nói về xe lăn thì trước đây độ chừng 10 năm thì anh em có nhu cầu nhiều, tới bây giờ thì có thể số anh em cần xe lăn thì hội giúp đã nhiều, những anh em phế binh cụt hai chân thì tuổi đã ngoài 60-70 rồi, sự thật bây giờ họ cũng không còn lăn xe nổi nữa. Có nhiều anh em như tôi có trao đổi thì họ nằm họ chờ chết thôi, do đó bây giờ nặng nhút là vấn đề thuốc men rồi vấn đề cơm nước cho những an hem đó. Chớ còn nhưng anh em trẻ thì trẻ nhứt cũng năm mươi mấy tuổi rồi do đó vấn đề xe lăn ở nhà quê cũng không biết lăn xe đi đâu, còn ở thành phố thì trước kia còn cho đi bán vé số thì an hem còn lăn xe đi bán vé số chớ còn bây giờ số an hem ở thành phố cũng không có nhiều và số phương tiện đó cũng đầy đủ rồi. Có nhiều anh em giờ vô bệnh viện cần 5 triệu, 10 triệu để mà mổ về ruột dư, mổ về trĩ, thì anh em điện thoại xin nhưng mà khả năng của hội cũng có mức độ thôi, cái tài chánh của hội thì cái chính là từ ân nhân, có ân nhân nhận luôn người đó và nuôi lâu dài.

Khi thành lập hội này thì cách đây 20 năm tôi cũng nghĩ rằng làm một thời gian ngắn thì tôi có thể chuyển giao lại cho một người khác, nhưng mà nhiều lần bầu bán lại rốt cuộc không có ai chịu nhận cái việc này. Tới bây giờ thì 20 năm, cái tuổi tôi thì cũng ngoài 70 rồi, bịnh hoạn đủ chuyện, nên chi còn nước còn tát. Người ta thương nói bỏ thì vương thì tội, nhưng mà đứng trước hoàn cảnh của anh em như vậy và trước sự ủng hộ của người Việt ở hải ngoại thì tôi cố gắng làm với khả năng tôi đến đâu hay đến đó. Nếu sau này có những bạn trẻ nào mà thay tôi thì rất là quý.

Thanh Phương : Chúng tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội Trưởng Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH đã trả lời cuộc phỏng vấn ngày hôm nay với RFI.

Ông Nguyễn Quang Hạnh : Xin cảm ơn anh Thanh Phương.

.

.

.

No comments: