Sunday, May 27, 2018

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC (FB Giao Thanh Pham)





Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu xụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự xụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký giao kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung Quốc không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ, là nó hoàn hảo đến độ Trung Quốc có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.

Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một, của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.

TRÊN DƯỚI KHÔNG MỘT LÒNG THÌ CHIẾN ĐẤU LÀM SAO?
DÂN TRONG TAY KHÔNG MỘT TẤC SẮT THÌ LÀM SAO ĐUỔI GIẶC?
GIẶC Ở ĐÂU? KẺ THÙ CỦA TA LÀ AI? CHÚNG MẶC QUÂN PHỤC GÌ?
*****
Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung Quốc xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn 2 ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.

Đường biển, đường bộ đã được Trung Quốc và bọn Hán Nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và khống chế 100%.

Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?

Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung Quốc bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?

Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu hộ” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?

Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.

Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng không lưu” liên tục xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những “sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?

Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.

*****
Suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Trung Quốc, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Cũng nhờ nguồn nước này, là nguồn mạch nuôi sống cái vựa lúa khổng lồ của miền Nam Việt Nam suốt hơn trăm năm qua.

Trong 20 năm tới, chính quyền Bắc kinh sẽ cho ráo riết xây thêm 21 cái đập nữa, trước khi dòng sông này rẽ sang Miến Điện, Lào, Cam Bốt rồi mới đến Việt Nam. Chỉ với 7 cái đập thôi mà mấy năm vừa qua, những nông dân miền Tây đã phải khốn đốn, khi hạn hán thì thiếu nước, khi mưa nhiều ở thượng nguồn thì lại lãnh đủ ngập lụt. Việt Nam nằm trong địa hình, là vùng đất sau cùng của con sông Mekong trước khi chảy ra biển, sau khi qua tay của 4-5 quốc gia, mà Trung Quốc nắm hết quyền hành trong tay, thì có khác gì cảnh cá chậu chim lồng?

Hạ nguồn của dòng sông Lancang này ở Trung Quốc tiếp tục chảy xuống miền Nam, cung cấp tới 45% lượng nước cho toàn khu vực trong mùa khô. Trong thời điểm hiện tại, lượng nước chảy trong mùa khô chỉ còn chưa tới 30%. Điều này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hệ thống sinh thái. Be bờ khô lở lói. Ít nước thì nhiệt độ của nước sông tăng lên. Nhiệt độ tăng thì ảnh hưởng đến môi sinh, đến việc sinh sản và phát triển của thủy sản … vân vân và vân vân.

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÃ HOÀN TOÀN NẰM TRONG BÀN TAY KỀM KẸP CỦA TRUNG QUỐC. SÔNG CỬU LONG GIỜ KHÔNG KHÁC CHI CÁI ỐNG NƯỚC KHÔNG LỒ MÀ TRUNG QUỐC NẮM TRONG TAY CÁI VALVE ĐÓNG MỞ. XẢ ĐẬP THÌ NGẬP LỤT, KHÓA ĐẬP THÌ HẠN HÁN.

20 năm tới, sau khi Trung Quốc đã hoàn thành 21 dự án của 21 cái đập mới ở hạ nguồn sông Lancang, thì chắc chắn rằng, dòng sông Mekong 9 nhánh ở Việt Nam, chỉ còn lại trong … lịch sử.

Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI ĐỘC CHẤT KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA, thì thử hỏi, có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt?

Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, rộng hơn 330 ngàn km vuông, không hơn không kém.

Tất cả những đại nạn kể trên, cộng với độc chất mà đảng và nhà nước, đã và đang mở cửa ngỏ cho phép Trung Quốc xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của người dân Việt … thì sẽ chẳng còn bao lâu nữa.

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.

Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bản Hận Đồ Bàn. Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó …

Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân...
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?

(Những giọt sầu lặng lẽ trong đêm 5/25/2017 gtp)









No comments: