Thu Hằng – RFI
Phát
Thứ Tư, ngày 23 tháng 5 năm 2018
Một tủ kính bày hàng
chục mặt nạ dưỡng khí với các loại kiểu dáng khác nhau, vài mẫu súng trường và
súng lục, một bức ảnh phóng to những người lính châu Á được điều sang châu Âu mặt
mũi lem luốc vì thuốc súng… Chỉ thoáng nhìn những bằng chứng này, khách tham
quan chợt rùng mình vì sự huỷ diệt khốc liệt của Thế Chiến thứ nhất.
Bản sao Áp phích
(1935). Stalin và các đối thủ chính trị. Bản gốc được trưng bày tại Victoria
and Albert Museum, Luân Đôn.RFI / Tiếng Việt
Đây
mới chỉ là điểm khởi đầu trong khu vực triển lãm “Châu Âu hoang tàn
(1914-1945)” nằm ở tầng ba của Nhà Lịch sử châu Âu (Maison de
l’Histoire européenne) thuộc Nghị Viện Châu Âu ở Bruxelles, Bỉ. Giai đoạn đen tối
của lục địa già tạo cảm giác rùng rợn hơn vì được trưng bày trong một căn phòng
rộng, kín cửa, với ánh đèn le lói, khác hẳn với những không gian mở nói về những
giai đoạn lịch sử khác.
Giai
đoạn thăng hoa ngắn ngủi của nền dân chủ tại châu Âu sau Thế Chiến thứ nhất được
đánh dấu bằng việc nhiều Nhà nước mới được thành lập sau khi ba đế chế lớn đa tộc
sụp đổ (Ottoman, Áo-Hung và Nga). Khuynh hướng hòa bình và ý tưởng thống nhất
châu Âu nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ nhưng rồi cuối cùng bị khuất phục trước chủ
nghĩa dân túy ngày càng gia tăng cùng với đà xâm lấn của chủ nghĩa toàn trị.
Chân
dung Stalin và Hitler, đại diện cho hai khuynh hướng trên, nổi bật chính giữa
khu vực triển lãm cùng với nhiều bằng chứng minh họa cho một giai đoạn bi
thương ở châu Âu. Bà Joanna Urbanek, quản thủ khu vực “Châu Âu hoang
tàn (1914-1945)”, giải thích với RFI tiếng Việt về chủ nghĩa toàn trị trong
khuôn khổ khu trưng bày :
“Tư
tưởng toàn trị lần đầu được biết đến là áp dụng ở Ý. Nhưng chúng ta có thể nói
Hitler là một hình mẫu của chủ nghĩa toàn trị. Ông ta áp dụng và diễn giải một
cách khác với hệ thống của Ý, còn Ý thì lại không được coi là một chế độ toàn
trị hoàn toàn.
Trong
giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến tại châu Âu, có hai chính thể mà chúng ta có
thể coi là chế độ toàn trị, đó là Liên Bang Xô Viết và nước Đức quốc xã. Tại
sao lại như vậy? Vì tại hai đất nước này, mọi khía cạnh của cuộc sống con người
đều được kết nối với chính trị mà các nhà lãnh đạo toàn trị như Hitler và
Stalin muốn áp đặt. Không có khía cạnh nào trong cuộc sống con người là được tự
do. Mọi việc đều nhằm mục đích để Nhà nước thống trị và sắp xếp tổ chức, ví dụ
như cuộc sống gia đình, nền công nghiệp, đời sống tinh thần của con người…”
Một tủ trưng bày về
Stalin tại Nhà Lịch sử châu Âu, Bruxelles, Bỉ.RFI / Tiếng Việt
Chủ
nghĩa Stalin và phát xít : Tuy khác mà giống
Hai
hình thức hà khắc nhất của các chế độ toàn trị được đặt sát nhau : chủ nghĩa
Stalin và chủ nghĩa dân túy-xã hội của Hitler. Một bên đấu tranh xóa bỏ giai cấp,
hình thành một xã hội công bằng trong đó tầng lớp công nhân và nông dân là trụ
cột của xã hội mới ; tư sản và tiểu tư sản bị coi là những kẻ ăn bám xã hội.
Còn bên kia đề cao chủng tộc thượng đẳng, thanh trừng những dân tộc bị đánh giá
là “không xứng đáng”. Người Do Thái bị buộc là nguyên nhân của mọi
vấn đề ở Đức và âm mưu làm bá chủ thế giới.
Về
mặt ý thức hệ, cả hai khuynh hướng gợi cho người xem thấy sự tương phản nhưng
thực chất lại có vẻ rất tương đồng ở nhiều điểm, như sự tàn ác và áp bức, trái
ngược hoàn toàn với tự do của nền dân chủ, bị lu mờ trong giai đoạn đau thương
này :
“Chúng
tôi so sánh hai chế độ toàn trị là Đức quốc xã và Liên Xô dưới thời kỳ Stalin.
Chúng tôi trưng bày những điểm khác và tương đồng của hai hệ thống.
Hệ
thống dân chủ, được trưng bày trên tường phía sau kia, vào thời kỳ đó cũng
không tránh khỏi những tranh luận dẫn đến những vấn đề gây khác biệt. Qua khu vực
trưng bày đó, chúng tôi muốn nói rằng cũng không hoàn toàn dễ dàng gì trong nền
dân chủ trước những khó khăn và vấn đề của chế độ đó. Đây cũng là lý do tại sao
một số ý tưởng về chủ nghĩa toàn trị lại trở nên hấp dẫn và phổ biến.
Một
ví dụ rất rõ về tình trạng căng thẳng, dẫn đến kết cục bằng sự sụp đổ của các
thể chế dân chủ là cuộc nội chiến Tây Ban Nha sau này. Cuộc chiến đó là một dạng
chiến tranh đa phương giữa các chế độ toàn trị - khi đó đã tăng viện quân và hỗ
trợ về tài chính tới Tây Ban Nha với mục đích giúp cho chế độ chính trị của họ
giành được chiến thắng”.
Bên
khu vực trưng bày về Stalin, người xem có thể thấy một bộ đồng phục học sinh mầu
trắng với khăn quàng đỏ, ngay cạnh là một cuốn sách nhi đồng xuất bản năm 1932,
một tấm áp phích cổ động của Liên Xô năm 1948 nổi bật chính giữa là người công
nhân tay đeo găng lao động, vác trên vai chiếc mỏ lết và đằng xa là những toa tầu
chở hàng với khẩu hiệu “Cùng nhau hoàn thành kế hoạch 5 năm trong vòng
4 năm”... Nhưng bên cạnh đó cũng có một tấm gỗ như chiếc thớt, bên trên ghi
phân công lao động trong một nhà tù (goulag)...
Trong
tủ kính giới thiệu về Đức quốc xã là hình ảnh Hitler đang tập dượt động tác và
biểu cảm cho bài diễn văn. Năm 1939, tỉ lệ thất nghiệp tại Đức ở mức thấp nhất.
Cuộc sống người dân Đức hạnh phúc và sung túc được thể hiện qua hình ảnh một
gia đình lái xe hơi do Đức sản xuất đi dã ngoại. Hitler trở thành nhà cứu quốc,
biết đoàn kết dân tộc. Cuốn Mein Kampf(tạm dịch : Cuộc chiến
của tôi) do Adolf Hitler viết khi bị cầm tù ở Landsberg trong những năm
1924-1925 cũng được trưng bày. Nhưng bên cạnh đó còn là những bộ áo tù, một hộp
chứa mẫu con ngươi với đủ loại mầu mắt khác nhau để xếp hạng chủng tộc...
Một gian trưng bày chủ
nghĩa Phát xít Đức tại Nhà Lịch sử châu Âu.RFI / Tiếng Việt
Bảo
tàng tổng thể về Lịch sử châu Âu
Bộ
sưu tập phong phú về bằng chứng và hình ảnh chính là điểm độc đáo của Nhà Lịch
sử châu Âu. Bà Joanna Urbanek tự hào giới thiệu về bộ sưu tập :
“Đây
là kết quả của một sự hợp tác quốc tế rất lớn với nhiều bảo tàng khác nhau. Bắt
đầu từ Vương quốc Anh, thậm chí là cả nước Mỹ chứ không chỉ có mỗi phạm vi châu
Âu. Ví dụ, chúng tôi đã hợp tác với Bảo tàng về thảm họa diệt chủng tại
Washington, sau đó là Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Hungary, Cộng Hòa Séc và cả Nga.
Chúng tôi cũng được cho mượn nhiều tài liệu và hiện vật từ các nguồn khác nhau
để lưu trữ số hóa.
Hiện
chúng tôi cũng hợp tác với các nhà sưu tập cá nhân, những người yêu thích lịch
sử, và chúng tôi cũng nhận được nhiều tài liệu biếu tặng từ những nguồn này.
Chính vì vậy đôi khi cũng có nhiều câu chuyện cá nhân thú vị được đưa vào”.
Vẫn
theo bà Joanna Urbanek, khác với những bảo tàng cùng chủ đề trên khắp thế giới,
như Thế Chiến II được trưng bày và diễn giải theo hoàn cảnh và quan điểm của từng
nước ở châu Âu hoặc trên toàn thế giới, Nhà Lịch sử châu Âu nhấn mạnh đến lịch
sử tổng thể của châu Âu trong từng giai đoạn. Đây cũng là quan điểm của ông
William Parker-Jenkins, phụ trách báo chí của bảo tàng :
“Vì
đây là bảo tàng duy nhất trên thế giới cho phép nhìn tổng thể về những sự kiện
diễn ra tại châu Âu. Quá trình hình thành châu Âu, thông qua những sự kiện diễn
ra cùng lúc trên khắp châu lục, được trưng bày tại mỗi tầng theo từng giai đoạn.
Thách thức đối với người xem là đi xuyên suốt những sự kiện đan xen vào nhau
này, khám phá, tự đánh giá về những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử của châu Âu
và cuối cùng là định hướng tương lai của châu lục”.
Ra
khỏi thời kỳ tăm tối của châu Âu, tầng bốn của bảo tàng được dành cho giai đoạn
tái thiết từ một châu Âu đổ nát và chia rẽ. Tầng cuối cùng là không gian mở, trống,
tràn ngập ánh sáng để mọi người có thể viết lên tương lai của châu Âu.
Bản sao áp phích
(1933) "Chân dung Marx, Engels, Lênin và Staline", tác giả Gustav
Klutsis (1895-1938).© European Union, 2018
No comments:
Post a Comment