Saturday, July 31, 2010

TRUNG QUỐC : ĐÃ ĐẾN LÚC CHỐNG LẠI CÁC THỦ ĐOẠN CỦA HOA KỲ

Trung Quốc :

Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ

Đăng bởi anhbasam on 30/07/2010

http://anhbasam.com/2010/07/30/595-da-d%e1%ba%bfn-luc-ch%e1%bb%91ng-l%e1%ba%a1i-cac-th%e1%bb%a7-do%e1%ba%a1n-c%e1%bb%a7a-hoa-k%e1%bb%b3/

Đôi lời: Để hiểu thêm miệng lưỡi, gan ruột bá quyền bành trướng, mời bà con coi bài dưới đây. Các tên gọi Biển Đông, Trường Sa được dịch nguyên văn là Biển Nam Trung Hoa, Nam Sa, cũng để phù hợp với luận điệu của người viết cũng như của cái đảng, chính phủ “láng giềng hữu nghị”, “16 chữ vàng, 4 tốt” đó.

-------------------------

Tân Hoa Xã

Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ

Li Bing

29-07-2010

BẮC KINH, ngày 29 tháng 7 (Tân Hoa xã) – Xúi giục các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Nam Trung Hoa là một bước khởi đầu nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Biển Nam Trung Hoa là vùng biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc trong một ý nghĩa về địa chính trị.

Các bế tắc hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa đang được khai thác như một lý do cần thiết cho sự can thiệp bên ngoài.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Việt Nam ngày 23 tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa là “quan trọng cho sự ổn định khu vực” và đề xuất một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Hoa Kỳ là cường quốc bên ngoài lớn nhất cản trở việc giải quyết hòa bình về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.

Chính phủ Obama điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của Washington trong một nỗ lực gây thiện cảm với các nước ASEAN. Hoa Kỳ đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực để ngăn cản Trung Quốc bằng cách can thiệp qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN.

Washington đã tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, lén lút xúi giục và hỗ trợ một số nước xung quanh để tranh giành quần đảo Nam Sa, và đã cử tàu hải quân đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc để tiến hành các cuộc khảo sát bất hợp pháp.

Giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa lớn cho sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Theo như vấn đề an ninh quốc gia quan tâm, kiểm soát toàn bộ vùng biển có thể cho phép hải quân Trung Quốc bảo vệ vùng biển của chúng ta tốt hơn. Nó cũng giúp ích trong việc duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cố gắng quốc tế hóa vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Mỹ muốn hoãn lại việc giải quyết để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ có nhiều quyền lợi ở Đông Nam Á.

Về mặt chiến lược, Washington muốn khu vực Đông Nam Á hình thành trung tâm “liên minh chiến lược châu Á”, gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Về mặt chính trị, Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu “dân chủ” và các giá trị phương Tây sang các nước Đông Nam Á.

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á trên phương diện thương mại, tài chính, đầu tư và xem xét một thị trường quan trọng thứ hai ở nước ngoài, nhà cung cấp tài nguyên và điểm đến đầu tư.

Về mặt quân sự và an ninh, Hoa Kỳ muốn thiết lập các căn cứ quân sự nhiều hơn và tích cực can thiệp vào các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tất cả các bên trong khu vực thèm muốn trữ lượng dầu lửa và khí đốt tương đối giàu có ở Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là Hoa Kỳ, là nước mong muốn kiểm soát các nguồn năng lượng trên toàn thế giới, mà họ không bao giờ do dự để khởi động một cuộc chiến tranh.

Do đó, Mỹ đã thực hiện các nỗ lực tuyệt vời để làm phức tạp, kéo dài và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và họ đang cố gắng để làm cho vùng biển này là vùng biển quốc tế để họ cố tình tham gia khai thác dầu trong khu vực.

Ngoài ra, thông qua hợp tác với các công ty dầu của Việt Nam, Malaysia và Philippines, các công ty dầu khổng lồ của Mỹ đã tham gia khai thác dầu khí tại Biển Nam Trung Hoa và quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng đó là nhiệm vụ cung cấp an ninh cho các công ty này.

Hoa Kỳ có một lợi ích quốc gia trong việc đi lại trên Biển Nam Trung Hoa. Để bảo đảm kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng, Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc hợp tác với các nước có liên quan khác để giải quyết vấn đề.

Ngược lại, qua việc giám sát Trung Quốc với cường độ cao về các tàu chiến, máy bay và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với một số quốc gia, Mỹ đang ngăn cản một giải pháp hòa bình về vấn đề này.

Vấn đề Biển Nam Trung Hoa không chỉ quan tâm trong việc tranh đua về quyền tài phán của các hòn đảo và đá ngầm, phân định vùng đặc quyền kinh tế và phân chia tài nguyên biển, mà còn liên quan đến sự an toàn trên các tuyến đường biển chiến lược của Trung Quốc và phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề cần phù hợp với tầm quan trọng chiến lược như mối quan tâm an ninh quốc gia.

Một điều kiện tiên quyết quan trọng để thúc đẩy học thuyết “gác tranh chấp qua một bên và cùng khai thác” đó là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên Biển Nam Trung Hoa. Gác tranh chấp sang một bên không có nghĩa là hoãn vô thời hạn, và cũng không phải từ bỏ chủ quyền.

Trung Quốc cần phải tăng cường quản lý thuỷ sản, giám sát hàng hải để bảo vệ quyền và lợi ích của ngư dân Trung Quốc, xua đuổi các tàu nước ngoài khảo sát bất hợp pháp, đòi chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và ngăn cản các hành động của những kẻ khác cướp bóc tràn lan các nguồn lực của chúng ta.

Trung Quốc kiên định trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình với các nước láng giềng. Trung Quốc không bao giờ bắt nạt kẻ yếu. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép các lực lượng bên ngoài, như Hoa Kỳ, can thiệp vào vấn đề này.

Tác giả là một cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường Trung ương Đảng.

——–

Ngọc Thu dịch

Nguồn: http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2010-07/29/c_13420374.htm

.

.

.

No comments: