Saturday, July 31, 2010

DÂN BIỂU SANCHEZ PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THANH NIÊN Ở WASHINGTON DC

Sanchez Phát Biểu Tại Đại Hội Thanh Niên

Thông Cáo Báo Chí

Dân Biểu Loretta Sanchez
Địa Hạt Liên Bang 47th của California

www.house.gov/sanchez

XIN PHỔ BIẾN GẤP
Ngày 30, Tháng 7, 2010

Xin Liên Lạc: Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn (714) 621-0102


Dân Biểu Sanchez Phát Biểu Tại Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ Kỳ 7

.

Washington, D.C. Vào sáng thứ Sáu, ngày 30 tháng 7 năm 2010, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) là vị diễn giả thứ nhất đại diện cho Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ gửi lời chào mừng đến các bạn thanh niên sinh viên Việt Nam Bắc Mỹ đến với thủ đô Hoa Kỳ. Ngay trong phòng hội nghị có trên 400 sinh viên từ khắp nơi đổ về Washington, D.C. để tham dự Đại Hội Thanh Thiên Việt Nam Bắc Mỹ-Kỳ 7 do Liên Hội Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ (uNAVSA) tổ chức.

Dưới đây là lời phát biểu của Dân Biểu Sanchez đã được soạn trước.

Đại Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ - Kỳ 7

Lời Phát Biểu
Thứ Sáu, Ngày 30 Tháng 7, 2010

Chào các bạn trẻ!

Trước hết, tôi trân trọng cám ơn ban tổ chức của Đại Hội uNAVSA-Kỳ 7 đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tổ chức đại hội lãnh đạo được thành công.

Theo tôi thì chủ đề “Uncommon Power for the Common Voice” năm nay rất đúng với ý nghĩ của một nơi chốn như thủ đô Washington, D.C. vì nơi đây đã có rất nhiều viễn kiến lịch sử oai hùng.

Uncommon power tức sức mạnh phi thường xuất phát từ niềm tin vững mạnh của chúng ta.

Nó được định hình bởi lịch sử của chúng ta nhưng không bị ràng buộc bởi quá khứ.

Chúng ta đều có cơ hội để xây dựng tương lai của chính mình – và điểm chính là “Chúng ta”.

Sức mạnh phi thường sẽ không hình thành nếu chỉ có một người-mà nó là sức mạnh của một nhóm người cùng nhau tranh đấu cho một vấn đề chung.

Thí dụ, Liên Hội uNAVSA bắt đầu với một ý nghĩ của một nhà lãnh đạo trẻ tại Quận Cam, anh Nguyễn Trọng Phú, là một người bạn của tôi.

Với ước nguyện giống nhau, anh Phú và bạn mình, anh Phan Đình Quốc cùng một số bạn trẻ khác đã cùng nhau thành lập Liên Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ để sinh viên Việt Nam hải ngoại có một tiếng nói thống nhất.

Với sức mạnh phi thường, Liên Hội uNAVSA đã hoàn thành rất nhiều kế hoạch đóng góp như:

Tham gia chiến dịch chống tệ nạn buôn bán con người

Xây dựng trường học cho các trẻ em nghèo của thị xã Rạch Giá

Xây dựng trung tâm sinh hoạt cộng đồng và trường nghề cho người tỵ nạn Việt Nam tại Cambochia

Cung cấp học bỏng cho các học sinh nghèo tại Việt Nam

Thành viên của Liên Hội uNAVSA đã tích cực đóng góp để quảng bá và gây quỹ cho những dự án xã hội này.

Dự án gần đây nhất của Liên Hội uNAVSA, sưu tập trên 500 câu chuyện cá nhân của gia đình người Mỹ gốc Việt để thế hệ tương lai, và cộng đồng ngoại quốc có thể hiểu rõ hơn về sự khổ nhọc mà gia đình họ đã vượt qua - những câu chuyện này sẽ được truyền lại và ghi nhớ.

Các bạn, đây là một sức mạnh phi thường.

Chính bản thân tôi rất hiểu rõ những câu chuyện phi thường này, vì tôi là người dân biểu liên bang đại diện cho một khu vực có cộng đồng Việt Nam lớn nhất hải ngoại.

Tôi biết hiện diện nơi đây có rất nhiều các bạn trẻ đến từ Địa Hạt 47, và tôi muốn nói với các bạn rằng, các bạn là một nhóm người trẻ mà tôi tôn trọng và quý mến.

Tôi khâm phục sự kiên cường và đam mê tranh đấu cho những thay đổi tốt đẹp của các bạn dành cho Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tôi muốn các bạn biết rằng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục lắng nghe tiếng nói của các bạn, bởi vì chính các bạn là mầm non cho tất cả sự thay đổi tốt đẹp của đất nước.

Sau khi các bạn tham dự Đại Hội uNAVSA-Kỳ 7, tìm cho mình một sức mạnh phi thường, bạn có thể sẽ hỏi mình, chúng ta sẽ tranh đấu cho vấn đề gì và chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Ngày hôm nay, người dân Hoa Kỳ đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn hàng ngày để kiếm việc làm, bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như sự an ninh của quốc gia.

Là vị dân biểu với chức vụ cao nhất trong Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện Hoa Kỳ và Phó Chủ tịch Ủy Ban An Ninh Quốc Nội Hạ Viện, hàng ngày tôi phải vật lộn với những vấn đề như chiến tranh và chống khủng bố.

Tôi phải tranh đấu chống lại những mối đe dọa quốc gia như các cuộc tấn công khủng bố, tập đoàn ma túy vùng biên giới và tệ nạn buôn bán người vô tội từ các quốc gia khác.

Nhưng tôi xin chia sẽ với các bạn những vấn đề làm tôi thao thức từng đêm…

Nó không nhất thiết là vũ khí hạt nhân hoặc tập đoàn khủng bố nhưng là những vấn đề gần gủi đối với tôi như nguy cơ của các trường học địa phương của chúng ta có thể phải bị đóng cửa vào tháng Chín năm nay, hay các trẻ em của chúng ta có thể sẽ bị từ chối quyền thụ hưởng nền giáo dục miễn phí.

Điều làm cho tôi thao thức hàng đêm là những gia đình trong tình trạng khó khăn, có thể bị mất nhà, mất việc làm hoặc không có bảo hiểm sức khỏe cho họ và người thân.

Trách nhiệm của tôi là phải hiểu những khó khăn mà người dân Hoa Kỳ đang đối đầu hàng ngày.

Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã có thể đem những thay đổi tốt đẹp đến người dân, trong hai phương diện, nâng cao nền giáo dục và bảo hiểm sức khỏe.

Với sự thông qua của đạo luật, H.R. 4872, the Health Care and Education Reconciliation Act of 2010, người dân Hoa Kỳ sẽ có một đời sống mạnh khoẻ hơn cũng như ít lo lắng về vấn đề ngân quỹ giáo dục.

Là dân biểu Quốc Hôi liên bang, trách nhiệm quan trọng khác là bảo tồn và bảo vệ nền tảng của đất nước – dân chủ và tự do.

Tôi không thể tôn trọng hay chấp nhân bất cứ ai hoặc một chướng ngại nào cướp đoạt quyền căn bản của tôi, là một công dân quốc tế.

Đó là lý do tại sao tôi cùng cộng đồng Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền và không thể tôn trọng những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam cũng như tôi không thể chấp nhận các trường hợp ngoại lệ liên tục và bào chữa của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Tôi có thể tự hào nói rằng, tôi và các bạn đồng nghiệp tại Quốc Hội quan tâm về nhân quyền sẽ tiếp tục dùng mọi biện pháp để đem vấn đề nhân quyền Việt Nam là một trọng tâm của quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho các nhà đấu tranh dân chủ như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Thượng Toạ Thích Quảng Độ, các giáo dân Thái Hà, Tam Toà, Cồn Dầu, Hoà Hảo, các nữ lưu như nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lệ Thị Công Nhân, và cô Phạm Thanh Nghiên, v.v.

Hoa Kỳ cần phải dùng áp lực ngoại giao để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do Internet và bãi bỏ những luật pháp hạn chế quyền tự do thông tin để người dân có thể nói lên tiếng nói và phát biểu ý kiến trên cộng đồng mạng.

Hoa Kỳ cần phải cứng rắng bảo vệ giá trị nền tảng lập quốc và không nên tiếp tục bào chữa cho một chế độ không tôn trọng nhân quyền.

Nếu tôi có thể cho các bạn một lời khuyên, đó là niềm tin và sự bền chí - những điều này sẽ giúp các bạn thành công.

Tôi biết các bạn và gia đình có thể cảm thấy như chúng ta đã tranh đấu cho nhân quyền trong một thời gian quá lâu mà không có kết quả.

Nhưng các bạn đừng nản chí, mà phải thách thức sự khó khăn và cần phải kiên trì hơn.

Các bạn hãy nhìn vào lịch sử, phong trào đấu tranh cho sự bình đẳng đã tốn rất nhiều thời gian và tánh mạng. Chúng ta đã phải mất 93 năm, người Mỹ gốc Phi Châu mới được bỏ phiếu, và hơn 144 năm người phụ nữ mới được phép bỏ phiếu tại Hoa Kỳ.

Những sự thay đổi này chỉ xảy ra bởi vì các nhà tranh đấu dữ vững kiên trì và không chấp nhận bất cứ điều gì ít hơn ngoài sự bình đẳng và tự do.

Thay đổi không xảy ra cùng một lúc, nhưng trách nhiệm của chúng ta trong quá trình tranh đấu là phải dữ vững niềm hy vọng cho thế hệ tiếp nối.

Là những người trẻ tuổi lớn lên tại Hoa Kỳ - các bạn có quyền tự do lựa chọn con đường riêng của mình để tranh đấu cho những gì các bạn muốn.

Với tất cả những cơ hội trước mặt, tôi hy vọng các bạn sẽ tận dụng lợi thế của mình và tiếp tục trao dồi kiến thức để tranh đấu cho sự thay đổi.

Và các bạn đừng cho phép ai làm im lặng tiếng nói của mình - bất cứ ai.

Hãy để những ý tưởng và ý kiến của bạn được lắng nghe ... vì nó sẽ kích thức những sư thay đổi.

Cảm ơn các bạn một lần nữa đã cho tôi có cơ hội tiếp xúc với các bạn ngày hôm nay.

Hãy tận hưởng thời gian của các bạn ở đây và đừng ngại ghé qua văn phòng của tôi khi tham Thủ Đô.

.

.

.

No comments: