Thursday, July 29, 2010

MỸ NHÚNG CHÂN VÀO BÃI LẦY VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM Á

Mỹ nhúng chân vào bãi lầy vùng bin ĐÔNG Nam Á

Nguồn: Francesco Sisci, Asia Times

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

29.07.2010

http://www.x-cafevn.org/node/728

.

BẮC KINH - Tuần qua, Washington đã quyết định bước vào một khu vực lãnh thổ quốc tế nhạy cảm mà trước đây họ từng để yên và sự kiện này đã nhấn mạnh nhiều thách thức có tính chiến lược đang được trù tính tại khu vực châu Á đang phát triển về kinh tế.

Hoa Kỳ Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố với 10 thành viên trong Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) rằng những tranh chấp quanh vùng biển Nam Trung Hoa hết sức nhạy cảm là một "ưu tiên ngoại giao hàng đầu" và hiện nay là "quan trọng đối với an ninh trong khu vực".

Lời tuyên bố đã được đưa ra trong khi cuộc tranh cãi về vụ đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng Ba còn đang sôi nổi. Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên tố cáo Bắc Triều Tiên đã đánh chìm con tàu này, nhưng Trung Quốc vẫn đứng ngoài và từ chối ủng hộ việc trừng phạt Bình Nhưỡng thêm.

Bối cảnh này chắc chắn góp phần vào mối quan tâm ngày càng tăng ở Bắc Kinh, như đã được giải thích bởi Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, người đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối tuyên bố của bà Clinton.

Các nhà ngoại giao có mặt tại các cuộc thảo luận ở Hà Nội đồng ý rằng Dương đã đáp trả bằng một tuyên bố mạnh mẽ và cảm tính vốn có vẻ mang tính phòng thủ và cho rằng Hoa Kỳ đã có âm mưu đánh động tức thời vào Trung Quốc.

Trung Quốc đã đánh trận chiến tranh vũ trang gần đây nhất của họ với Việt Nam hồi năm 1988 vì một quần đảo trong vùng biển này.

Cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong vùng biển Đông là toàn bộ của mình, trong khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố quần đảo Trường Sa là một phần của họ. Khẳng định của Đài Loan phản ánh khẳng định của phía Bắc Kinh. Các quần đảo này phong phú về dầu hỏa và khí tự nhiên, cả hai nhóm đảo cũng nằm ở tuyến đường biển quan trọng nối châu Á với châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Các tuyên bố của Clinton có thể được coi như một phần của chiến lược nhằm thúc ép Trung Quốc trên nhiều mặt, từ vụ Bắc Triều Tiên đến vấn đề biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, không phải tất cả đều di chuyển trệch hướng giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á. Thực tế là, Washington có thể đã có phần trong sự thành công chính trị của Bắc Kinh trong khu vực.

Những năm gần đây, Bắc Kinh đã cải thiện rất nhiều trong mối quan hệ với Đài Loan - đảo quốc này thực tế là độc lập nhưng lại là một phần chính thức của "một nước Trung Quốc". Đảng cầm quyền Đài Loan, Quốc Dân Đảng (KMT) đã ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Bắc Kinh, vốn sẽ kết chặt nền kinh tế của Đài Loan với lục địa, đồng thời mức ủng hộ Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan hiện nay đang lên rất cao. Quốc Dân Đảng đã từng là đồng minh chính của Mỹ ở châu Á trong khoảng 80 năm nay và chắc chắn rằng các bước đi của Mã về phía Bắc Kinh đã không thể không được thảo luận và nhất trí từ Washington.

Đài Loan là cực kỳ nhạy cảm đối với Trung Quốc: đất nước này thể hiện chủ đề của vấn đề quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, và là một mũi nhọn thúc ép vào cốt lõi niềm tự hào ái quốc của Trung Quốc. Vùng biển Nam Trung Hoa là việc khác, và trong thực tế Trung Quốc đã từng có cả một thập kỷ từ bỏ khả năng cuỡng chế khẳng định (chủ quyền) của mình trong vùng biển này và cho thấy một sự cởi mở đến các nguyên tắc phát triển chung của khu vực. Thực tế ấy có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận rằng mọi việc sẽ cứ ở mức độ chưa ngã ngũ và tránh đi việc khởi phát một cuộc chiến tranh với bất kỳ nước láng giềng nào của mình vào bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, từ quan điểm của Trung Quốc, mọi điều đã rất phức tạp ở vùng biển Nam Trung Hoa, và sự việc có bước tiến của Mỹ vào vũng ao này sẽ quấy đục thêm các vùng biển. Đối với Bắc Kinh, điều ấy có nghĩa là ngay cả khi vấn đề Đài Loan được giải quyết bằng cách nào đó và thậm chí nếu Bắc Kinh rút bỏ sự ủng hộ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ vẫn có thể còn có tranh chấp về các vấn đề rất hóc búa. Nếu không thì, phải chăng lời tuyên bố của Clinton là một phần của động thái lớn hơn của Mỹ nhằm buộc Trung Quốc phải manh động trong các chương trình nghị sự quốc tế tế nhị, chẳng hạn như các vấn đề Bắc Triều Tiên, Iran và Afghanistan ?

Khẳng định của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa là một kế hoạch của Bắc Kinh về các đại dương, một lời hẹn ước nghìn năm của việc thay đổi vận mệnh của lục địa Trung Quốc và đi theo một chiến lược từng bị buông bỏ đã lâu của Đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15 để có thể đi lại và làm chủ các đại dương. Trung Quốc theo đuổi tham vọng hải quân trên biển của mình phần lớn nhờ vào các yêu cầu khẳng định (chủ quyền) của họ trên các vùng quần đảo và bãi đá vùng nhiệt đới này.

Những tham vọng này đã không thách thức đến vị trí thống lĩnh tổng thể của Hoa Kỳ trong các đại dương trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc sẽ phải cần nhiều năm để phát triển được một lực lượng hải quân có khả năng đe dọa đến vai trò của Mỹ, và cho đến nay Trung Quốc đã chưa bao giờ tự khẳng định vị trí của mình chống lại Hoa Kỳ trên các đại dương. Hơn nữa, sứ mệnh hải quân trên biển đầu tiên của Trung Quốc, chống lại hải tặc Somali, đã được thực hiện trong khuôn khổ một thỏa thuận phối hợp tổ chức với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc có thể trở thành một trở ngại cho hành động địa phương của Mỹ trong khu vực. Tại sao, vì thiếu vắng một thỏa thuận chính trị song phương rộng rãi, liệu Mỹ có cho phép điều này xảy ra hay không ?

Trong nhiều phương diện, khẳng định của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa là một di sản của cuộc chiến tranh lạnh. Liên Xô đã chiếm hàng triệu kilômét vuông ở những vùng lạnh giá phía bắc của bản đồ Trung Quốc từ thời nhà Thanh và thời Công hòa, bao gồm các bộ phận của Mông Cổ, Mãn Châu và Tân Cương. Tuy nhiên, Liên Xô đã chấp nhận và khuyến khích các khiếu nại về hàng hải của Mao Trạch Đông trên các khu vực đó,vốn từng bị thống trị bởi người Pháp ở Đông Dương và người Mỹ, chủ nhân của Philippines vào những năm 1950.

Đặc biệt, trong nhiều năm qua, ước nguyện đạt được vùng biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc đã trở thành một nước cờ chính trị bước đầu đối với Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Lạnh, đất nước sau đó đã tham gia vào Việt Nam sau khi đánh bại Pháp và Việt Nam bị phân chia thành hai, miền Bắc và miền Nam.

Trong một phương diện, việc Liên Xô mở rộng các lãnh thổ châu Á của mình, đã bảo đảm được vị trí của họ trên cảng Vladivostok (và đã từng hy vọng ngay cả đến việc đạt được một chỗ đứng vững chắc tại Đại Liên), đẩy Trung Quốc ra khỏi các khát vọng lãnh thổ từ thời cổ đại của họ ở phía bắc vào một vùng biển mới không thể đo lường được ở phía Nam.

Thập kỷ sau, các mối phân rẽ về chính trị đã thay đổi, trong khi địa lý chính trị vẫn tồn tại và mang một vai trò khác. Các mục tiêu của Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã phá vỡ sự tham gia của Mỹ ở Đông Dương và do đó đã hỗ trợ cho Hà Nội, từng biến thành một khúc xương khó nhá trong cuộc tranh cãi với Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ. Việt Nam đang sẵn sàng tìm sự hỗ trợ từ Mỹ, kẻ thù cũ, để chống lại Trung Quốc, người hàng xóm đe dọa mình từ thời cổ đại.

Chẳng hạn như, trong hội nghị ASEAN, Clinton đã nói chuyện với Hà Nội, ca ngợi Việt Nam là một quốc gia năng động và tuyệt vời. Lầu Năm Góc cũng đã ghi nhận các hành động của Trung Quốc với sự cảnh giác, đặc biệt là với những cảnh báo liên tục của Trung Quốc đến các công ty dầu của Mỹ và quốc tế khác để họ rút bỏ các thỏa thuận thăm dò ở vùng biển miền nam Việt Nam với Hà Nội. Các giám đốc điều hành của ExxonMobil - công ty dầu lớn nhất thế giới - đã bị tiếp cận bởi các phái viên Trung Quốc, nói rằng việc kinh doanh của họ tại Trung Quốc sẽ bị tổn thương, trừ khi họ rút ra khỏi những thỏa thuận với Việt Nam.

Thế thì, khi Bắc Kinh từng chấp nhận mặc cả của Moscow, phải chăng Bắc Kinh đã bị sụp bẫy của Liên Xô? Phải chăng Joseph Stalin, vô tình hay cố ý, đã tạo nên một cuộc va chạm về lãnh thổ trong tương lai vì các ảnh hưởng lâu đời của Mỹ và Trung Quốc trong vùng biển này?

Các chuyên gia Trung Quốc bị cáo buộc đã mua một số chứng từ từ kho lưu trữ tài liệu của Liên Xô cho thấy Stalin đã hỗ trợ những bước đầu của việc hình thành nhà nước Israel chỉ nhằm để đặt ra một cái bẫy đối với Mỹ ở Trung Đông. Với sự tồn tại của nhà nước Israel, nước Mỹ, với một cộng đồng người Do Thái mạnh mẽ, sẽ bị ràng buộc để phải hỗ trợ Israel chống lại các quốc gia Ả rập láng giềng. Sau đó Liên bang Xô viết có thể thay đổi đồng minh và hỗ trợ người Ả Rập - hoặc tối thiểu là sẽ giày vò nước Mỹ thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Israel.

Có phải Stalin, vì nghi ngờ đến sự nghiêng ngả của Mao để cộng tác với Hoa Kỳ, đã bung ra một cái bẫy tương tự đối với Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông ? Đấy sẽ là một trong những lý do tốt để Trung Quốc rút ra khỏi được các cạm bẫy cũ.

Tuy nhiên, chính sách của Trung Quốc về sự mở ra với cả thế giới và quyết định của họ để di chuyển sự phát triển đến các vùng bờ biển và ra khỏi các con sông (nơi đã từng được định vị trong lịch sử) sẽ tự nhiên đòi hỏi đến một kế hoạch hướng về các đại dương và do đó vào vùng biển Nam Trung Hoa.

Hơn nữa, khẳng định hiện thời của Bắc Kinh trong vùng biển Nam Trung Hoa đáp ứng được hai nhu cầu của Trung Quốc. Đầu tiên, khẳng định ấy tối thiểu hứa hẹn đến việc dập tắt được một phần cơn khát năng lượng của họ. Thứ hai, mở rộng được khu vực về an ninh thương mại, mà nếu không sẽ hoàn toàn nằm trong tay của Mỹ, quốc gia duy nhất có thể bảo vệ các tuyến hàng hải trên toàn thế giới.

Sau đó, có hoặc không có nhận xét của Clinton, Trung Quốc đã có nhiều khó khăn khách quan chồng chéo nhau trong phía nam của mình. Thực tế, vấn đề tổng thể chính ở chỗ Trung Quốc là tù nhân cho chính bản thân nền địa dư của họ - và có các tranh chấp lãnh thổ với tất cả các nước và vùng lãnh thổ sát biên giới của mình. [1]

Điều này bị phức tạp hơn vì các khẳng định của họ ở phía nam. Tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc có thể phát triển mối thiện cảm về một sự hiện diện của Mỹ trong khu vực khi Trung Quốc phát triển mạnh hơn và uy quyền hơn, với lý do đơn giản là một người bạn ở xa thì tốt hơn là một kẻ thù bên cạnh.

Sau đó, một lần nữa, vấn đề của Trung Quốc là phát triển một chiến lược mang được khả năng giải quyết hoặc giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ của mình và đạt được sự hiểu biết với ý tưởng rằng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á có thể khả năng là thường trực, vĩnh viễn.

Thậm chí là nếu trong vòng 20 năm nữa, kinh tế Mỹ không kham nổi sự nhanh nhảu của mình nữa, các nước láng giềng của Trung Quốc và thậm chí ngay cả chính Trung Quốc cũng có thể sẵn sàng tài trợ cho Mỹ, để thay vào đó sẽ có được một loại trọng tài trung lập. Điều này sẽ giảm đi các tranh chấp và xung đột vốn có tiềm năng làm bung mở được sự phát triển kinh tế trong khu vực - một điều cần tiếp tục đi trong nhiều thập kỷ nếu người châu Á muốn đạt được mức GDP bình quân đầu người của Mỹ.

Phải chăng Clinton ám chỉ đến tương lai này hoặc chỉ đơn giản muốn sát thêm ít muối vào một trong nhiều vết thương đang chảy máu của Trung Quốc? Thực tế khó khăn đối với Trung Quốc là, không có hiện diện của Mỹ trong khu vực, những vết thương này vẫn có thể làm mủ nhanh hơn là có người Mỹ nhúng tay vào.

Chú dẫn:

1. Xin đọc bài “The blessing of China’s threat" trên tờ La Stampa, ngày 4 tháng 6, 2007.

.

.

.

No comments: