Biên dịch: Nguyễn
Hải Hoành
Posted
on 29/11/2016
Trước
thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ
chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề
quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và trong thời gian
tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến
đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ
bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng
“siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”.
Đúng
là những lời lẽ tranh cử của Donald Trump đã để lộ ông ta có ý muốn thu hẹp mặt
trận toàn cầu của Mỹ, dường như ông muốn tập trung nhiều hơn sức lực và tài
nguyên vào việc tái xây dựng nền kinh tế và xã hội Mỹ. Thế nhưng nước Mỹ từ lâu
đã triệt để “toàn cầu hóa rồi”, Donald Trump không thể thay đổi cơ cấu lợi ích
quốc gia của nước Mỹ được nữa, [không thể] nhanh chóng quy hoạch lại nguồn sức
mạnh của nhà nước Mỹ để làm ra một “nước Mỹ mới”, Donald Trump không thể đi
theo “đường lối chủ nghĩa biệt lập” theo nghĩa truyền thống.
Phương
Tây ưa dùng từ “leadership” để gọi tác dụng của nước lớn, từ ngữ ấy trong Hán
ngữ được dịch thành “lãnh đạo” hoặc “sức lãnh đạo”. Trước hết nên thừa nhận là
do quốc lực lớn nhỏ khác nhau mà các quốc gia có quyền lực và trách nhiệm thực
tế khác nhau trên trường quốc tế, hơn nữa những quyền lực và trách nhiệm đó
cũng không phải được ban cho có tính một lần. Quyền lực và trách nhiệm ấy hình
thành dưới tác dụng của sức mạnh tổng hợp, vừa là di sản lịch sử vừa là kết quả
của hiện thực. Thế giới sau Chiến tranh Lạnh có dấu vết “nước Mỹ thống trị” rất
mạnh, một số bộ khung lớn là do Mỹ thiết kế và bảo vệ, như hệ thống thương mại
quốc tế, hệ thống tài chính, hệ thống mạng Internet, và hệ thống an ninh v.v…
Vì
cái “quyền lãnh đạo” ấy, nước Mỹ phải đầu tư, phải chi trả rất nhiều, nhưng
cũng qua đó họ gặt hái được nhiều hơn. Ví dụ địa vị đồng tiền thế giới của đồng
dollar đã giúp Mỹ vơ vét được của cải từ cả thế giới, bất cứ lúc nào cũng có thể
giúp Mỹ có đặc quyền bắt cả thế giới chia sẻ gánh nặng khủng hoảng kinh tế quốc
nội của Mỹ. Trong tương lai có thể dự kiến, nếu Mỹ từ bỏ “lãnh đạo thế giới”,
trở lại thành một “nước Mỹ phiên bản đơn giản” không còn nhờ vả tới nhiều đòn bảy
lâu dài như xưa, thì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ nữa. Màn kịch ấy không thể
xảy ra.
Trong
tình hình hiện nay hàm nghĩa của “leadership” là “đi đầu”, và “quyền lãnh đạo”
của Mỹ bị giới hạn. Những năm trước đây chiến tuyến của Mỹ quá dài, Mỹ muốn từ
“dẫn đầu” biến thành “lãnh đạo” thực sự, trên thế giới Mỹ nói là làm, duy ngã độc
tôn. Quốc lực tổng hợp của Mỹ còn xa mới mạnh như vậy, vì cái mục tiêu không hiện
thực đó [mà xảy ra tình trạng nước Mỹ] đang từ chỗ sức mạnh có dôi dư một chút
là biến ngay thành không đủ sức làm được. Dường như Donald Trump muốn tụt lại về
phía sau từ cái “vị trí lãnh đạo” mà ông ta từng cho là nói bừa, quy hoạch lại
sức lãnh đạo của Mỹ theo cách chọn cái lợi cho mình.
Điều
đó có thể làm cho Trung Quốc giành được một số không gian mới để phát huy “sức
lãnh đạo”. Vấn đề là Trung Quốc có muốn không, và đã làm tốt việc chuẩn bị
chưa?
Cần
nói là sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc hãy còn thua kém Mỹ một khoảng cách khá
lớn, Trung Quốc chưa có năng lực toàn diện dẫn dắt thế giới. Cả Trung Quốc lẫn
thế giới đều chưa làm tốt sự chuẩn bị tư tưởng như vậy. Trung Quốc thay Mỹ
‘lãnh đạo thế giới’ là điều không thể tưởng tượng nổi.
Mặt
khác, sự thực là quốc lực của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh mạnh, vì thế mà
cơ cấu quyền lực thế giới đang dần dần thay đổi, Trung Quốc sẽ từng bước tham dự
việc quản trị toàn cầu – đây là một quá trình tự nhiên lâu dài. Quá trình đó chẳng
cần khoa trương cũng không cần phải tránh né, áp chế; Trung Quốc vừa chẳng nên
làm liều lại cũng không thể tránh né.
Nếu
Mỹ thật sự rút ra khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, Trung Quốc có thể vẫn kiên trì
cam kết của mình, nhưng Trung Quốc sao có thể có năng lực bù đắp tổn thất gây
ra bởi sự “bỏ cuộc” [nguyên văn: xả nước] của Mỹ? Nếu Mỹ không chỉ từ bỏ TPP mà
dứt khoát từ nay trở đi chống lại tự do thương mại, thế thì Trung Quốc sẽ ứng
phó ra sao với kết cục rối ren ấy? Còn nữa, một khi Mỹ “bỏ mặc” Trung Đông thì
Trung Quốc sao mà có sức mạnh để ‘lấp chỗ trống”?
Xét
từ góc độ khác, nếu nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump chỗ nào cũng hạn
chế, chèn ép Trung Quốc, ví dụ “cô lập” Trung Quốc ra khỏi hệ thống tự do
thương mại của thế giới, để cho các nước xung quanh Trung Quốc đều ngả về phía
Washington, trung thành với Mỹ, giúp Mỹ ức chế Trung Quốc, thì sao mà [Trung Quốc]
có thể làm được [vai trò lãnh đạo]?
Ngân
hàng Đầu tư Cơ
sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã ra đời, sáng kiến “Một vành đai, một
con đường” đã triển khai, cả hai đều bị Chính phủ Obama giở trò “ngầm phá đám”,
chẳng phải là [sự phá đám của Mỹ] chưa đạt được kết quả nào đấy ư?
Cho
nên trong công cuộc quản trị thế giới sau đây, Trung Quốc và Mỹ nhất định phải
hợp tác với nhau, căn bản không có sự lựa chọn thứ hai. E rằng trong một thời
gian rất dài, “tác dụng lãnh đạo” của Mỹ không thể thay thế được, việc Trung Quốc
tiếp tục trỗi dậy và mở rộng sức ảnh hưởng của mình cũng chẳng thể ngăn cản. Xử
lý tốt mối quan hệ lớn này tất sẽ là sự cùng thắng của Trung Quốc, Mỹ và các nước
lớn cũng như của toàn thế giới trong thế kỷ 21.
----------------------
Nguồn: Xã luận: Trung
Quốc có thể thay Mỹ đội chiếc mũ cao “lãnh đạo thế giới” được chăng?, 环球时报, 2016-11-21.
No comments:
Post a Comment