Nguyễn Văn Khanh
November
22, 201
Tổng
thống đắc cử Donald Trump tiếp tục dịu giọng. Ít nhất, trong lúc này vị tổng thống
tương lai của nước Mỹ đang dịu giọng.
Chỉ
trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần này, ông Trump cho nước Mỹ và thế giới thấy
điều đó. Chiều Thứ Hai, trong đoạn video ngắn gửi người dân Hoa Kỳ để trình bày
những điều ông sẽ làm ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump không nói gì tới lời hứa sẽ xây bức tường ngăn chia biên giới
với nước láng giềng Mexico, cũng chẳng nhắc nhở gì tới chuyện sẽ yêu cầu Quốc
Hội nhóm phiên họp đặc biệt để hủy bỏ Obamacare mà ông nhiều lần cam kết với cử
tri khi vận động tranh cử.
Sang
ngày Thứ Ba, khi đến thăm tòa soạn nhật báo The New York Times, ông không chỉ
dùng những lời lẽ lịch sự dành cho đối thủ chính trị Hillary Clinton, mà còn
cho hay sẽ không chỉ thị cho Bộ Tư Pháp
tiếp tục cuộc điều tra liên quan đến việc bà Clinton sử dụng email cá nhân
lúc làm ngoại trưởng, dù trước đây ông từng nói “sẽ đưa bà Clinton vào tù.” Bây
giờ, theo lời ông, gia đình Clinton đau buồn quá nhiều rồi nên ông không muốn họ
“đau đớn” thêm nữa.
Cũng
tại tòa soạn của tờ Times, ông nói là sẽ lắng nghe ý kiến của mọi người trước
khi có quyết định về vấn đề “biến đổi khí hậu,” trái ngược điều ông từng nói là
không hề có chuyện khí hậu biến đổi, gọi những bản phúc trình khoa học về vấn đề
này là “trò bịp bợm” do Trung Quốc khởi xướng và giật dây. Vị tổng thống đắc cử
còn nói “có thể có những liên hệ giữa sinh hoạt của con người khiến khí hậu mặt
đất ấm dần,” nhưng ông cũng báo trước không vì phải bảo vệ mặt đất và môi trường
“mà để kinh tế Hoa Kỳ bị thiệt thòi.”
Không
chỉ dịu giọng về chính sách, ông còn làm lành với giới truyền thông, trách nhẹ
tờ Times không viết bài trung thực khi nói về ông và cuộc tranh cử của ông,
nhưng “từ bao nhiêu năm nay tôi vẫn là độc giả trung thành của quý báo,” nói với
giọng nửa đùa nửa thật “tôi bỏ ra một phần đời chỉ để đọc (những bản tin, bài
viết, quý báo đăng tải),” trước khi cho hay muốn dùng cuộc gặp gỡ để giảng hòa,
vì “(làm hòa với báo chí) giúp tôi dễ dàng làm việc hơn.”
Tại
sao ông Trump dịu giọng?
Ông Donald Trump
(trái) nói chuyện với ban biên tập nhật báo The New York Times. (Hình: Hiroko
Masuike/The New York Times via AP)
“Muốn
có câu trả lời đúng nhất, nên hỏi ông Trump,” nhà quan sát độc lập Michael
O’Brien ở New Jersey vừa cười vừa nói qua điện thoại. “Tôi nghĩ ông Trump đang
dần dần thấu hiểu vấn đề, bắt đầu hiểu rằng làm tổng thống Mỹ không có nghĩa là
ông muốn làm gì cũng được.” Ông O’Brien nêu thí dụ, “Tổng thống Mỹ không có tiền,
muốn một đồng cũng phải xin Quốc Hội. Ông Trump lấy tiền đâu để xây bức tường
như ông đã hứa? Tin tôi nghe được từ những người quen làm việc ở Quốc Hội đều
nói lãnh đạo Cộng Hòa lẫn Dân Chủ ở đây không mấy mặn mà với ý kiến của ông
Trump, do đó, dù ông Trump có yêu cầu Quốc Hội cứu xét, chưa chắc đã có đủ phiếu
để thông qua.”
Trong
thời gian vận động tranh cử, ông Trump còn nói “có cách bắt Mexico phải trả chi phí xây bức tường,” nhưng “ông chưa cho biết
cách đó là cách gì, sẽ được thực hiện như thế nào, do đó, không chỉ người dân
mà ngay chính các vị dân cử cũng muốn biết rõ hơn,” theo giải thích của một nhà
báo chuyên săn tin ở Quốc Hội. “Tất cả các vị dân cử Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều
muốn giải quyết chuyện 11 triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp trên đất Mỹ,
nhưng không phải vì thế mà họ đồng ý ứng tiền ra trước để Tổng Thống Trump xây
tường, sau đó đợi lấy tiền của Mexico trả lại cho công quỹ.” Nhà báo này nói
thêm: “Quốc Hội không bao giờ làm trò quái gở đó.” Còn chuyện ông Trump hứa sẽ
bắt vài ba triệu người có tiền án và đẩy họ về nguyên quán thì sao? Nhà báo này
trả lời “đây là điều các vị tổng thống khác cũng đã làm, kể cả Tổng Thống
Barack Obama, thành ra có thể ông Trump làm ở mức mạnh hơn, nhưng không phải là
điều mới.”
Ngay
cả chuyện hủy bỏ Obamacare “cũng chẳng
phải là điều dễ làm,” theo lời bà Laura Adams, một nhà phân tích chính trị đang
điều khiển chương trình hội luận Money Girl Podcast. Mặc dù ông Trump hứa với cử
tri đó là điều ông sẽ làm ngay sau khi vào Tòa Bạch Ốc, nhưng “dù có cả Thượng
Viện lẫn Hạ Viện Cộng Hòa ủng hộ, ông Trump cũng không thể làm ngay điều ông đã
hứa.” Lý do: quy định của Thượng Viện đòi hỏi phải có 60 phiếu để bắt đầu thảo
luận về một dự luật “nhưng hiện giờ cánh Cộng Hòa Thượng Viện chỉ có 52 ghế, 48
ghế còn lại thuộc phe Dân Chủ.” Bà Adams cho rằng “hầu hết các thượng nghị sĩ
Dân Chủ không muốn bỏ Obamacare, thành ra có được 60 phiếu để đưa dự luật ra thảo
luận là điều khó có thể xảy ra.”
Bà
Adams nghĩ cách duy nhất ông Trump và Quốc Hội Cộng Hòa có thể làm là “tạm
ngưng thi hành điều khoản phạt những ai không mua bảo hiểm y tế, và điều khoản
bắt các cơ sở thương mại cỡ nhỏ phải mua bảo hiểm cho công nhân,” trong thời
gian chờ đợi “hành pháp Cộng Hòa và lập pháp Cộng Hòa thông qua một đạo luật bảo
hiểm y tế mới thay thế cho Obamacare.” Ðể thông qua một dự luật như vậy “đòi hỏi
rất nhiều thời gian, có thể kéo dài nhiều năm trời,” bà Adams cho biết, “do đó
đây không phải là điều Tổng Thống Trump có thể làm ngay tức khắc,” nhắc lại trước
ngày đắc cử, ông phó Mike Pence dự đoán “phải mất khoảng hai năm mới hoàn tất dự
luật bảo hiểm y tế mới” thay thế cho Obamacare.
Thực
tế chính trị cũng là điều Tổng Thống Barack Obama đưa ra khi được hỏi ông có lời
khuyên nào cho người kế nhiệm hay không. Trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm
14 Tháng Mười Một vừa rồi, Tổng Thống Obama nhắc lại tranh cử và điều hành quốc
gia khác hẳn với nhau, “va chạm thực tế, phải đưa ra quyết định” khác hẳn với
lúc chỉ cần đưa ra khẩu hiệu để kiếm phiếu.
Chưa
rõ những người ủng hộ ông Trump nghĩ gì khi thấy vị tổng thống đắc cử dịu giọng,
nhưng sóng gió đã bắt đầu dấy lên ngay sau khi ông cho biết sẽ không điều tra
và bỏ tù bà Hillary Clinton như ông đã hứa trước đây. Trang báo mạng Breitbart
News của cánh bảo thủ cực hữu Cộng Hòa chạy ngay hàng chữ “Broken Promise”
(không tôn trọng lời hứa) khi loan tin này, tổ chức chuyên quan sát pháp lý
Judicial Watch cũng của cánh bảo thủ Cộng Hòa đưa ra bản thông cáo, trong đó có
đoạn viết rằng khi không tiếp tục điều tra những sai phạm bà Clinton đã làm, “Tổng
thống đắc cử Donald Trump đã phản bội chính lời ông hứa với người dân Mỹ là sẽ
dọn sạch tham nhũng ở Washington, DC.” Thông cáo cũng nói trách nhiệm của ông
Trump là phải xây dựng niềm tin người dân dành cho hệ thống tư pháp, phải khẳng
định nước Mỹ là một quốc gia pháp quyền được tôn trọng, bằng cách lập ủy ban điều
tra đặc biệt “để điều tra những chuyện bà Clinton đã làm.”
Chỉ
một người lên tiếng bênh vực ông Trump. Người đó là ông Rudy Guiliani, cựu thị
trưởng New York, người bạn lâu năm, cũng là người đã đi sát với ông Trump ngay
từ những ngày đầu của cuộc tranh cử.
Nói
với báo chí, ông Guiliani giải thích truyền thống chính trị Hoa Kỳ là sau ngày
bầu cử, mọi chuyện cũ đều xếp lại “để xây dựng đoàn kết quốc gia,” bảo thêm quyết
định của ông Trump nhắm vào mục đích “đoàn kết,” tin tưởng “giúp những người
không ủng hộ ông Trump cũng sẽ nghĩ lại” bắt tay làm việc chung với nhà lãnh đạo
mới.
----------------------
November
12, 2016
August
30, 2016
No comments:
Post a Comment