Những
ngày qua, một số đại diện của nhóm Green Trees đã
đến Hà Tĩnh và Nghệ An để trao tận tay báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường
biển miền Trung” cho ngư dân – những người chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm
họa này.
Đây
là những đại diện cho hơn 10.000 thành viên của Green Trees, và cũng là đồng
tác giả của báo cáo.
Tình
hình môi trường ở các tỉnh miền Trung vẫn không có gì tiến triển. Mặc dù ông Bộ
trưởng Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà mới đây tuyên bố “biển đã sạch”,
nhưng ngư dân không nhận thấy một dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó. Hàng chục chiếc
ghe vẫn phủ vải nằm im trên bãi. Ngư dân gần như đã bỏ biển.
Ông
Lê Xuân Thế (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, từ khi thảm họa xảy ra (được
tính là từ ngày 6/4/2016), ông chỉ đi biển có… ba lần, mà đi là do quá nhớ biển,
nhớ nghề, chứ không phải do còn hy vọng đánh bắt được cá.
Có
vài ngư dân khác thỉnh thoảng cũng đi biển, nhưng số lượng hải sản đánh bắt được
rất ít, theo ghi nhận của chúng tôi. Họ đã phải bắt đến cả cá con, mực con, điều
này đe dọa khả năng phục hồi của các loại sinh vật biển. Ở trong một ghe, giữa
lèo tèo vài con cá, chúng tôi đã trông thấy một cá mập con, dài chỉ chừng 60cm.
THỊ
TRƯỜNG TÊ LIỆT
Tuy
nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất chưa phải là không còn hải sản để đánh bắt, mà
là hải sản mang về hầu như không bán được vì không còn ai tiêu thụ. Cũng vấn có
một số tư thương vẫn đến mua của bà con, nhưng họ ép giá rất mạnh. Ví dụ như ghẹ,
trước khi có thảm họa, giá có thể lên tới 400.000 đến 500.000 đồng/kg thì giờ
chỉ còn trên dưới 100.000 đồng. Số hải sản đó được họ chuyển đi đâu sau khi mua
và xử lý như thế nào, cũng không ai biết.
Nhìn
bãi biển vắng tanh vắng ngắt và các mâm cơm không có cá, các thành viên của
Green Trees hiểu rằng: Nghề đánh bắt, kinh doanh hải sản ở các vùng biển một thời
rất giàu tôm cá, nay đã chết. Nghề này chỉ có thể sống lại khi thị trường hải sản
đã được khơi thông, mà thị trường hải sản thì chỉ có thể được khơi thông khi
người mua, người bán tin chắc là biển đã sạch. Niềm tin đó giờ ở đâu?
Không
chỉ nghề đánh bắt hải sản, các nghề khác có liên quan đến biển như kinh doanh
du lịch, làm muối, làm sỏi… cũng đều bế tắc. Dân bỏ nghề, ruộng muối bỏ không,
nhà nghỉ, khách sạn ế khách.
Bốn
tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của thảm họa đều là địa phương có biển, tỷ lệ
sinh rất cao (vì đặc thù của nghề đi biển là tiêu hao sức lao động, cần lao động
nam). Mỗi hộ gia đình đều sinh trung bình 6 – 7 con, nhà nào hiếm lắm thì 3 – 4
con. Thảm họa vừa qua đã làm số thanh niên trai tráng thất nghiệp, bỏ biển tăng
vọt. Họ ở nhà chơi cả ngày. Có một số tìm đến lối thoát khác, là theo tàu đánh
bắt xa bờ ở miền Nam, hoặc trốn sang Lào, Campuchia, Thái Lan làm thuê (nhập cư
bất hợp pháp).
Hoàng
Tiến Sỹ, một ngư dân trẻ, là người đã từng lái tàu đưa các tác giả báo cáo ra gần
nơi Formosa xây cảng nước sâu Sơn Dương vào tháng 8 vừa qua. Em cho biết, đó là
lần đầu tiên em đi biển kể từ xảy ra thảm họa. Mới đây, lúc nhóm gặp lại em là
lúc em đang ngồi chơi trước cổng nhà. Em nói: “Mọi việc vẫn thế”, và tỏ ra rất
vui khi được Green Trees ký tặng một cuốn báo cáo.
BỒI
THƯỜNG KHÔNG THỎA ĐÁNG
Liên
quan đến khoản bồi thường 500 triệu USD của Formosa, chính quyền xã Kỳ Lợi đã
tiến hành thống kê thiệt hại của người dân theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày
19/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa có hộ nào được chi trả. Xin lưu ý
“Ngay cả khi được bồi thường, thì thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa
cũng chỉ là sáu tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016”.
Còn
ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), chính quyền đã và đang trả tiền bồi thường cho dân.
Tuy nhiên, phần lớn cư dân bị áp một mức chung là 17.460.000 đồng cho cả sáu
tháng. Trong khi đó, theo kê khai của ngư dân, trước khi xảy ra thảm họa, thu
nhập của họ đạt trung bình 2 triệu đồng/ngày.
Mức
bồi thường không thỏa đáng đang gây bức xúc cho rất nhiều người dân.
Bản
báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển” của nhóm Green Trees được xuất bản
vào đầu tháng 10, bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Đài Loan.
Green
Trees đã gửi báo cáo đến Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ
tịch nước, và hai bộ Tài nguyên – Môi trường, Thông tin-Truyền thông, nhưng
không nhận được phản hồi nào từ đó đến nay.
No comments:
Post a Comment