Thứ Hai, ngày 28 tháng 11 năm 2016
.
Trẻ
em chơi đùa trên đường phố luôn thiếu điện ban đêm
.
(Le
Figaro 28/11/2016) Một thời kỳ vô cùng bất định mở ra tại hòn đảo trên
vịnh Caribê, sau khi nhà độc tài già nua qua đời.
« Chẳng
có gì thực sự thay đổi tại Cuba một khi Fidel còn sống » - một nhà kinh
tế phương Tây làm việc tại La Habana gần đây đã thổ lộ. Một thanh niên gia đình
khá giả ở La Habana nói thêm : « Trước cách mạng, chúng tôi
có các trang trại và nhà cửa, tất cả đều bị Fidel tịch biên. Nhiều người trong
gia đình không thể chịu đựng nổi. Họ đã chết ». Những phát biểu
như thế cách đây một thập niên là không thể hình dung nổi.
Fidel
đã trút linh hồn, nhưng phần lớn di sản của ông đã mất đi từ khi nhường quyền lại
cho người em trai năm 2006. Giáo dục vẫn là miễn phí cũng như y tế, nhưng để thực
sự được thụ hưởng hệ thống y tế tuyệt vời của Cuba, nay phải biết tặng một regalito (món
quà) cho các y bác sĩ. Tại các bệnh viện đa khoa, những áp-phích ghi rõ « Dù
y tế là miễn phí, nhưng vẫn tốn kém ». Chế độ lương bổng bình đẳng và
chủ nghĩa xã hội biến mất, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản theo kiểu Cuba, dù
không nói ra.
Cuba
đã thay đổi rất nhiều từ một thập niên qua. Raul Castro, một con người thực dụng,
đã dần dà tiến hành nhiều biện pháp cải cách kinh tế từ khi lên cầm quyền, đặc
biệt từ năm 2010, cho đến ngày 08/11/2016 vừa qua. Một dấu mốc thời điểm.
Fidel
Castro vẫn là thần tượng
Việc
Donald Trump đắc cử hiện là một dấu hỏi rất lớn đối với dân Cuba. Tổng thống
tân cử Mỹ sẽ tăng cường cấm vận Cuba ? Hay khi thấy Fidel Castro đã chết,
ông ta sẽ dỡ bỏ ? Doanh nhân Donald Trump sẽ ưu tiên cho xu hướng chống chủ
nghĩa Castro ? Có lẽ chỉ có thần Orula chuyên tiên tri của đạo Santeria ở
Cuba mới biết được.
Mới
cách đây mấy tuần ở La Habana, tất cả các nhà quan sát đều đồng tình rằng Hoa Kỳ
đã đi quá xa trong việc xích gần lại với Cuba, để có thể thối lui. Ở giai đoạn
này, không ai có khả năng xác định được chính sách mới của Nhà Trắng về hòn đảo
lớn nhất vịnh Caribê sẽ như thế nào. Dù vậy vẫn còn những điều căn bản, nhất là
trong chính sách đối nội và kinh tế.
« Raul
Castro có tầm nhìn rất rõ ràng về tương lai kinh tế của Cuba, nhưng không có bất
kỳ kế hoạch nào cho tương lai chính trị của đảo quốc, hoặc là ông ấy giấu rất kỹ ». Một nhà kinh tế
phương Tây nhận định như trên và nói thêm : « Không thể có mở
cửa chính trị, bởi vì các lãnh đạo Cuba lo sợ sẽ phải ra trước một tòa án quốc
tế. Và nếu xem xét kỹ Cuba, tôi không chắc rằng đó là đúng đắn. Tất cả không thể
đổ cho chế độ, đó mới là vấn đề ».
Việc
chuyển đổi ban đầu sẽ thông qua Raul Castro, 85 tuổi, và bởi ê-kíp lãnh đạo.
Ngược với những lời đồn đãi, giới lãnh đạo Cuba không phải là những người già
lão, ngoại trừ vài vị lão thành quân sự. Một thế hệ các bộ trưởng tuổi bốn mươi
hay năm mươi đang điều hành công việc. Tuy vậy không có ai nổi tiếng trong dân
chúng, hay có được tính chính danh nhờ từng tham gia cách mạng.
Ngoài
các con của Raul là đại tá Alejandro Castro và người chị Mariela ngày càng tiến
gần trung tâm quyền lực, còn phải kể đến quân đội vốn sở hữu nhiều công ty quốc
doanh béo bở nhất, đặc biệt trong lãnh vực du lịch.
Raul
liệu có thoát được chiếc bóng của người anh Fidel?
Sự
cô đơn của Raul Castro
Hai anh em nhà Castro biết cách khôn khéo làm giảm
nhẹ sự bất bình của quần chúng. Những năm gần đây, lãnh tụ tối cao đóng vai cha
già dân tộc, đứng ngoài những đấu đá và không dính vào công việc hiện tại. Ngược
với ông em, Fidel được dân chúng yêu mến. Raul Castro từ nay sẽ phải đơn độc
trên tuyến đầu.
Trừ phi để mặc cho Cuba đi đến cái chết, Raul sẽ phải
nghiêm túc chuẩn bị việc kế thừa, cho dù ông Miguel Diaz-Canel Bermudez, 56 tuổi,
đã được chỉ định làm nhân vật số hai của chế độ từ năm 2013. « Diaz-Canel ?
Đó là một con rối. Raul sẽ tống khứ đi » - Pedro, cựu quan chức bộ
Nội vụ khẳng định. Còn giới đối lập thì hoàn toàn vô tổ chức và không được dân
chúng biết đến.
Đa
số người dân Cuba sống trong cảnh nghèo khó, tạm bợ.
Tình
hình kinh tế sau một thời gian ngắn khởi sắc, hiện vô cùng thảm hại. Nhiều
chuyên gia ở Florida nghĩ rằng tổng sản phẩm nội địa Cuba sẽ giảm sút 1% trong
năm 2016. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela, đối tác thương mại quan trọng
nhất của Cuba và là nhà cung cấp dầu lửa với giá hầu như cho không, là nguyên
nhân chủ yếu của sự sa sút này.
Đứng
xa khỏi chủ nghĩa giáo điều của người anh, Raul Castro có thể cố gắng tăng tốc
chuyển đổi sang tư bản…nếu Donald Trump không chống đối.
(Chú
thích của người dịch : Hôm nay 28/11/2016 Donald Trump vừa đe dọa sẽ ngưng
lại tiến trình bình thường hóa với Cuba nếu La Habana không chỉnh đốn về nhân
quyền, hoặc không mở cửa kinh tế).
Mời đọc lại:
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (1)
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (2)
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3)
Mời đọc lại:
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (1)
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (2)
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3)
Publié
par Thuymy Rfi à 21:00
--------------------------
TIN LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment