Zhang
Jun
- Project
Syndicate
Biên
dịch: Nguyễn
Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Posted
on 24/11/2016
Sau
nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở
thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng
hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa
của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới
đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Đầu
tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc
biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn
đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi
phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không
tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ
chồng nợ – là không bền vững.
Rõ
ràng, vấn đề nợ phải được giải quyết. Và chính phủ Trung Quốc đang làm điều
đó bằng cách thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ tái cơ cấu nợ. Ví dụ,
chính phủ trung ương đã giúp các chính quyền địa phương quay vòng khoản nợ rủi
ro trị giá 3,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm 2015, và dự kiến sẽ tiếp
tục quay vòng thêm 5 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay. Kế hoạch hoán đổi
nợ thành cổ phần của các công ty có thể làm gia tăng tác động của những nỗ lực
này.
Nhưng
những chiến lược này không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề nợ của Trung Quốc,
nhất là khi phần nợ lớn nhất ở Trung Quốc đều là của doanh nghiệp nhà nước.
Một giải pháp hữu hiệu, vốn dĩ chưa được đề xuất, sẽ phải liên quan đến việc
tái cơ cấu sâu rộng các doanh nghiệp nhà nước lớn. Việc bán, chuyển nhượng tài
sản của các doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp chi trả các khoản nợ, giúp
khu vực kinh tế nhà nước thoái khỏi tình trạng nợ nần hiện tại. Cách tiếp
cận này cũng sẽ tạo ra cơ hội thúc đẩy tư nhân hóa, từ đó khuyến khích sự
đổi mới và tăng năng lực cạnh tranh.
Xu
hướng rủi ro thứ hai là sự suy giảm nhanh chóng trong đầu tư tài sản cố định, từ
khoảng 20% xuống còn khoảng 8% hiện nay, thể hiện rõ nhất là trong khu vực
tư nhân. Trong giai đoạn 2002-2012, tăng trưởng trong đầu tư tư nhân trung
bình khoảng 20%; vào cuối năm ngoái, con số này xuống còn khoảng 10%, và
sang tám tháng đầu năm nay thì chỉ còn 2,1%, trong đó chỉ số trong tháng
7 đã giảm mạnh chỉ có 1,2%. Đầu tư vào bất động sản cũng đã chậm lại, sau khi
tăng hơn 1% trong năm ngoái, vì một số hạn chế chính sách.
Do
các khoản đầu tư tư nhân chiếm ít nhất 60% tổng đầu tư trong ngành sản xuất,
xu hướng này chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả kinh tế vĩ mô. Và, mặc dù tăng
trưởng đầu tư nhà nước đạt hai con số sẽ làm dịu bớt tác động tổng thể,
điều đó cũng cho thấy vấn đề khi kinh tế nhà nước thống trị. Các công ty
tư nhân phải chật vật mới giành được tín dụng từ các ngân hàng thương mại
nhà nước và hiện đang ở thế bất lợi trong thị trường tài chính trực tiếp. Hơn
nữa, các công ty tư nhân đang bị ngăn chặn xâm nhập vào các lĩnh vực mà
doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế, các ngành thâm dụng vốn, và các ngành dịch
vụ cao cấp. Ở hầu hết các lĩnh vực dịch vụ hiện đại, các công ty ngoài quốc
doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dẫn đến hạn chế đầu tư tư nhân.
Xu
hướng thứ ba khiến Trung Quốc phải lo lắng là tỷ lệ thất nghiệp vẫn tương đối
ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp không quá cao tưởng chừng là một dấu hiệu tốt,
nhưng thực ra nó phản ánh một số xu hướng tiêu cực – bắt đầu với sự yếu kém
lâu dài trong việc nâng cao năng suất.
Tăng
trưởng năng suất của Trung Quốc, đạt trung bình 8% trong vòng 20 năm qua, có
thể sẽ giảm xuống ít hơn 6%. Và nước này chưa hội đủ điều kiện để có tăng
trưởng đột biến về năng suất. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, ngay từ
năm 2010, nhóm ngành dịch vụ đã vượt xa nhóm ngành sản xuất về tăng trưởng
việc làm. Đây là một sự đảo chiều của xu hướng trước đó.
Nếu
xét đến nhu cầu của Trung Quốc trong việc chuyển từ sản xuất sang dịch
vụ, đây không hẳn là một tin xấu. Nhưng hầu hết các công việc được tạo ra
trong khu vực dịch vụ đều là các việc làm năng suất thấp. Tệ hơn nữa, chúng
thường là những việc làm không chính thức, với đặc trưng là tỷ lệ bỏ
việc cao, gây cản trở tích lũy nhân sự dài hạn.
Mức
việc làm ổn định ở Trung Quốc cũng phản ánh – một lần nữa – những hạn chế trong
khu vực nhà nước. Rất ít người nghỉ làm ở doanh nghiệp nhà nước, bất chấp sự
suy giảm tăng trưởng tổng thể. Nói cách khác, đây chính là tình trạng “thất
nghiệp ẩn” đáng chú ý trong khu vực kinh tế nhà nước của Trung Quốc, một
tình trạng vốn dĩ đã phổ biến do dư thừa công suất.
Trung
Quốc không có lựa chọn nào dễ dàng để giải quyết vấn đề này. Nếu chính phủ tiếp
tục chống đỡ cho doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty “xác sống”,
thì việc tập trung một số lượng lớn nhân công có năng suất thấp trong các
doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục làm suy yếu tăng trưởng năng suất. Nhưng nếu
Trung Quốc tái cơ cấu lại khu vực nhà nước, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên.
Và, một khi đã thất nghiệp, người lao động trong khu vực nhà nước thường sẽ
mất nhiều thời gian hơn để tìm việc mới so với các lao động trong khu vực tư
nhân.
Tuy
nhiên, tái cơ cấu khu vực nhà nước dường như là điều không thể tránh khỏi.
Thật vậy, nó sẽ giúp giải quyết một số những thách thức cơ bản nhất của Trung
Quốc, từ nợ và dư thừa công suất, cho đến sự thiếu hụt khả năng cạnh tranh.
Chắc
chắn rằng một số người sẽ nghĩ doanh nghiệp nhà nước phải được phép tiếp tục
hoạt động, với lý do họ đem lại lợi nhuận khổng lồ. Nhưng những lợi nhuận đó
là kết quả của tình trạng độc quyền và các khoản đầu tư rất lớn từ nhà nước,
nên thực chất họ có tỉ suất lợi nhuận thấp hơn so với đầu tư tư nhân. Đó là
lý do tại sao cải cách doanh nghiệp nhà nước là rất cấp bách, bất kể những
thách thức ngắn hạn và thậm chí trung hạn mà nó có thể tạo ra.
Hai
thập niên trước đây, Thủ tướng khi ấy là Chu Dung Cơ đã bắt đầu theo đuổi
những cải cách như vậy, với mục tiêu củng cố hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
và tạo thêm không gian cho đầu tư tư nhân. Nhưng các cải cách của ông lại
chỉ nửa vời. Một số thậm chí còn có tác dụng ngược, vì trong một số trường
hợp, doanh nghiệp nhà nước đã giành lại thị phần.
Năm
2013, Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
khóa 18 đã đưa ra một kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua sở hữu
hỗn hợp. Nhưng ngay cả tiến độ thực hiện kế hoạch này vẫn chưa đủ. Và, thực
tế là, nếu không tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách
chiến lược, thì sở hữu hỗn hợp cũng sẽ chỉ xuất hiện ở những ngành kinh
tế không quan trọng.
Nếu
Trung Quốc muốn thành công trong việc tái cơ cấu kinh tế, nâng cấp công nghiệp,
và mở rộng các ngành dịch vụ có năng suất cao, vai trò của doanh nghiệp nhà nước
cần phải được giới hạn lại trong một vài lĩnh vực phù hợp. Chỉ khi đó Trung Quốc
mới có thể lấy lại sự năng động và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Zhang
Jun là Giáo sư Kinh tế và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại
Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.
Copyright:
Project Syndicate 2016 – Three
Threats to China’s Economy
No comments:
Post a Comment