Sunday, February 3, 2019

"TOÀN THỂ SÚC VẬT ĐỀU BÌNH ĐẲNG" (Nguyễn Thị Cỏ May)




03/02/2019

Viết báo Tết, thường người ta giữ thói quen cứ tới năm con gì thì phải viết ít nhứt một bài về con đó. Và bài viết về con vật của năm được coi như bài chủ của tập báo. Viết về vận hạn tốt xấu trong năm do ảnh hưởng con vật của năm mang tới chắc chắn sẽ được nhiếu người đọc hơn những bài bình luận thời cuộc.

Năm nay, Cỏ May tôi cũng tuân hành nếp cũ, viết chuyện Heo để đón mừng năm mới Kỷ Hợi.

Vài chuyện về heo
Vài chuyện về heo vì có liên hệ với con người, nhứt là người cộng sản ở Việt nam ngày nay. Trong sách vở lòng dành cho trẻ con, những hình vẽ con thú có ghi tên con thú phía dưới hình. Như con dơi, thì sách viết tên là «con rơi», con heo/lợn, sách viết là «Chú Ỷ» .

Phát âm sai làm sai lạc tên con vật. Con «rơi» hoàn toàn không phải là con «dơi» mà còn có nghĩa khác không liên quan gì tới loài vật này . «Ỷ» đúng là tên gọi một giống heo ở Miền Bắc nhưng không phải là tên gọi heo/lợn phổ thông . Bởi không ai nói «Tôi đi mua 1 kí lô thịt ỷ» mà phải nói «1 kg thịt heo hay thịt lợn» .

Sách giáo khoa không thể viết tùy tiện. Không có xứ nào làm như vậy, ngoài xứ việt cộng. Chẳng lẽ Bùi Hiền sửa chữ việt thì tác giả soạn sách giáo khoa cũng có quyền viết theo ý mình để đưa ra điều mới lạ thể hiện óc sáng tạo?

Về «lịch sử» con heo, Tây Du ký và nhiều nơi khác cũng viết tương tự nói rằng ngày xưa, Ngọc Hoàng Thượng Đế mở Đại hội triệu tập loài vật để chọn đặt tên cho môt Giáp. Ngài vừa truyền lịnh thì con chuột nhanh nhẹn trình diện sớm nhứt nên được xếp đứng đầu.
Tiếp theo là con trâu nhờ siêng năng, thức khuya dậy sớm, nhưng nặng nề nên đến sau chuột. Sau cùng là heo vì bản tánh lười biếng, ham ăn, ham ngủ, cực chẳng đả phải tới nên tới sau cùng. Thế là Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng có đủ 12 con vật để đặt tên cho môt chu kỳ 12 năm.

Nói chuyện heo/lợn nhơn ngày Tết, không thể không nhắc tới những bức tranh heo/lợn treo tường trang trí nhà cửa trong ba ngày Tết. Nhưng loại tranh này chỉ xuất hiện trong Nam từ sau năm 1954, ở thành phố như Sài gòn, do bà con ngoài Bắc đem vào. Đó là tranh Đông Hồ, một loại tranh dân gian mang ý nghĩa sung túc, được mùa theo nền văn minh nông nghiệp . Tranh chỉ treo chơi ba ngày Tết . Hết năm, lột bỏ để treo tranh mới.

Gọi đúng tên là «tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ». Đó là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh dân gian Đông Hồ được nhìn nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Tranh Lợn đàn
Tranh Đông Hồ gần gũi với đại đa số dân chúng miền Bắc hơn. Tuy nhiên, ngày nay cũng không còn nhiều người mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết. Dân làng Đông Hồ ngày nay phải làm thêm nghề làm vàng mã để sanh sống.
Theo nhận xét của những người lớn tuổi, tranh Đông Hồ ngày nay không có màu sắc thắm và nét sắc sảo như tranh ngày xưa nữa. Bản khắc không có được đường nét tinh xảo như trước kia . Cũng không còn những chữ hán hay chữ nôm do đảng cộng sản ra lệnh xóa bỏ vì nó mang tàn dư phong kiến.

Heo-Lợn có khác nhau không?
Có khác nếu nhìn người nhưng không khác nếu nhìn con vật. Nhưng cũng có thể căn cứ theo môi trường mà thấy giữa Heo và Lợn có sự khác nhau. Con vật đó khi sanh trưởng ở Miền Bắc Việt nam thì gọi là Lợn, còn ở Miền Nam thì kêu là Heo. Nó ăn bắp là con Heo, ăn ngô trở thành con Lợn. Da heo không làm bánh mà da lợn thì làm bánh. Về nghề nghiệp, Heo và Lợn cũng được phân biệc rõ ràng. Heo đóng phim dành riêng cho người lớn, cấm trẻ em dưới 18 tuổi, còn Lợn lại đóng phim dành cho con nít (Hiệp Sĩ Lợn), người lớn coi ké được .

Nếu Nam-Bắc có những dị biệt do lịch sử để lại thì trong dân gian hai miền lại có sự trao đổi pha trộn nhuần nhuyễn . Miền Bắc không có Heo nhưng dân miền Bắc thích «nói toạt móng heo» . Còn miền Nam không có Lợn lại biết làm «bánh da lợn»

Heo bị cấm kỵ
Mắng chửi ai, người ta lôi heo-lợn ra để ví: đồ ngu nhơ heo (như lợn), ham ăn, ham ngủ, biếng nhác, …như heo (như lợn).

Ở vùng Cận-Đông, thời cổ xưa, người ta nuôi heo và ăn thịt heo. Trong tôn giáo, như Do thái giáo, Hồi giáo cấm tín đồ trưng bày hình ảnh heo, nói chuyện về heo, cấm ăn thịt heo vì cho rằng con heo dơ bẩn. Nó là mầm móng lây lan bịnh tật nguy hiểm. Nhưng nhiều nhà khoa học lại cho rằng lý do cấm kỵ khác hơn.

Người Do thái giáo nhìn con heo là con vật dơ bẩn nhứt trong những con vật dơ bẩn. Thậm chí nó không xứng đáng để người ta nói tới tên của nó . Hồi giáo cấm tín đồ ăn thịt heo. Và điều cấm kỵ này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong kinh Coran.

Thế mà nơi đất của hai tôn giáo đó ra đời, heo lại được người dân ở đó từ rất cổ xưa ăn thịt và lấy làm thích thú hương vị của nó. Lịch sử cho thấy heo được nuôi rất phổ biến ở Cận-Đông, vào thiên niên kỷ thứ VII trước tây lịch, nhờ những bộ xương khai quật được ở vùng này. Heo cũng được vẻ trên những đạo bùa hay trên những chiếc tách làm lễ.

Heo bị tôn giáo cấm kỵ. Vài thế kỷ sau, y khoa cảnh báo thịt heo ở xứ nóng không bảo quán tốt được nên sanh ra nhiều thứ ký sinh trùng như sán, lải nguy hiểm cho người ăn.

Lập luận về vệ sinh đối với thịt heo sau này bị nhà nhơn chủng học, chuyên về luật hồi giáo, ông Mohamed Hocine Benkheira phản đối «Chỉ có những đầu óc ngây thơ mới tin heo là mầm móng gây bịnh tật» .

Bác sĩ Thú y người Pháp, ông Yahya Deffous, bảo rằng thịt heo giữ không kỹ chỉ là niềm tin dân gian, không có giá trị tôn giáo và khoa học . Theo ông, thịt heo đã được giữ kỹ, như thịt phơi khô, thịt ướp đã có từ cổ thời . Nói thịt heo mang ký sinh trùng, thì thịt bò, tôm cua, sò ốc, … cũng chứa đầy sán lãi . Ông dãn chứng nhiều sắc dân sanh sống cùng điều kiện khí hậu với những người Do Thái và Hồi giáo cổ xưa ăn thịt heo mà có bịnh hoạn gì đâu .

Để giải thích sự cấm kỵ con vật này, con vật kia, sử gia Pháp, ông Michel Pastoureau, đưa ra thuyết đó là sự tranh chấp giữa hai nhóm người xưa ; nhóm định cư và nhóm du mục.

Nhóm định cư bị khinh ghét vì cho rằng họ sống ở trang trại, chăm chỉ làm việc, thiếu tâm linh và nhiệt tình chiến đấu. Nhóm khinh ghét qui chiếu ở con heo vì heo sống định cư, không khả năng di chuyển xa . Mà dân Do Thái là nhóm du mục . Nhưng sự tranh chấp dần dần không còn nữa, chỉ còn luu truyền lại điều cấm kỵ .

Những nhà nhân chủng học khác lại cho những cấm kỵ như cầm ăn thịt heo trong tôn giáo chỉ là cách làm cho tôn giáo của mình khác hơn tôn giáo khác mà thôi . Thường một tôn gíao mới phải biết làm cho mình khác hơn để được chú ý . Con heo bị Do Thái giáo cầm vì nó được các tôn giáo khác trọng như vật dâng lễ hoặc vật để yểm trừ ma quỷ . Tục lệ này được thấy ở dân Cananéens sống ở Palestine trước Do Thái .

Ngoài ra, heo còn bị người Do Thái cấm kỵ vì heo là con vật phi thể loại . Người Do Thái xếp các con vật quen thuộc theo hình dạng, cách di chuyển, nơi sanh sống .

Con vật nào không đáp ứng mô hình này bị xếp vào loại con vật dơ bẩn, cấm kỵ . Heo bị ghi là con vật không cho sửa, không cho len, không cho da, mà cũng không làm việc với người được, như kéo cày, kéo xe .

Thịt heo còn là thứ xa xí phẩm đối với nông dân thởi cổ đại . Mà heo lại ăn mất nhiều phần ăn của con người, còn uống nhiều nước, thứ hiếm quí ở Cận-Đông . Heo làm mất nhiều ở con người mà đem lại ích lợi lại chẳng được bao nhiêu .

Thế là có đủ lý do để bài trừ heo .

Địa vị Heo ở Việt nam
Ở Việt nam xưa nay, Heo có đủ vinh nhục nhưng không bị cấm kỵ, bài trừ như ở xứ Do Thái và Hồi giáo .

Người Việt nam cũng đem Heo ra như giá trị qui chiếu. Ngu như heo, ăn ở dơ, ham ăn, làm biếng như heo, …dân Nam kỳ chửi . Bắc kỳ thì mắng thứ «ngu như lợn, lười như lợn, bẩn như lợn, tham ăn, tham ngủ như lợn . Còn thứ vừa tham vừa ngu, nhưng lại tự cho là mình có học và có lý luận mác-xít, thì bị người ta chửi là đồ «lú như lợn» .

Nhưng thiếu heo lại không giúp biểu hiện được nét văn hóa dân tộc. Cúng tế thần thánh, vong linh, phải có con heo sống hoặc heo chín. Không có heo do tốn kém, thì cái đầu heo thay thế. Nếu trả lễ khấn vái với thần thánh, không mua nổi con heo, người ta cúng cái đầu heo, miếng thịt heo, lòng heo và 4 chơn heo, tượng trưng cho con heo. Đây là cách xí xóa với thần thánh vì hoàn cảnh kinh tế khủng hoảng của gia chủ. Thần thánh cũng thông cảm.

Trước quan quyền, lễ cưới hỏi, không có heo, không thành lễ. Trong Lục Súc Tranh Công, heo kể công của mình môt cách vô cùng hùng biện:

Vua ngự lễ Nam Giao đại đột,
Phải có heo mới gọi tam sanh,

Kìa những việc hôn nhân giá thú.
Không heo ra, tính đặng việc chi?

Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước
 (Trích lược).

Heo: hình ảnh lãnh tụ cộng sản
Chắc chắn ông Georges Orwell không biết chuyện Krustchew của Liên-xô và Đỗ Mười của Hà nội khi viết truyện “Trại súc vật”. Krustchew thuở nhỏ vì không học và không nghề ngỗng gì nên đi chăn lợn (giữ heo) . Việc chăn lợn, lương rẻ mạt nên ít người chịu làm, nhờ đó mà Krustchew mới có chỗ làm . Và cũng nhờ xuất thân chăn lợn mà lớn lên ông mới làm tới Tổng Bí thư đảng công sản Liên-xô .

Ở Việt nam, có Đỗ Mười, lúc nhỏ không học hành, không nghề nghiệp, nên đi thiến heo để có chút tiền kiếm cơm, sau này cũng nhờ thành tích đó, thuộc giai cấp vô sản bị tư bản bốc lột mà làm Tổng Bí thư đảng và cả Thủ tướng chánh phủ cộng sản Hà Nội.

Khi ở đỉnh cao danh vọng, Krustchew vẫn tự hào với quá khứ của mình. Đỗ Mười, trái lại, không bao giờ nhắc lại thành tích thời trẻ của mình . Phải chăng vì Đỗ Mười thiến con heo nào là con heo đó ngã lăn ra chết, bị chủ heo rượt chạy thụt mạng nên vẫn còn bị ám ảnh?

Trong truyện “Trại súc vật”của Georges Orwell, nhơn vật heo có bí danh Sage l’Ancien được tác giả minh họa như môt lãnh tụ cộng sản. Tên Sage l’Ancien (Sage= thông thái, l’Ancien=xưa, lớn tuổi như Bác, Chủ tịch) hàm ý là kẻ “có hoc” về chủ nghĩa cộng sản, “có lý luận” cộng sản .

Một hôm, tất cả súc vật trong trại thấy phấn khởi mãnh liệt bởi những tư tưởng cách mạng do Bác Thông thái heo (Sage l’Ancien) giáo dục, cùng nhất trí hạ quyết tâm phải vùng lên chống lại ông chủ Jones bốc lột, hi vọng đem lại cho toàn trại một đời sống độc lập trong công bình, tương trợ và hòa bình .

Cách mạng thành công, trại được súc vật tiếp thu và quản lý. Từ nay, trại phải chấp hành nghiêm chỉnh 7 điều tuyên truyền về chủ trương hòa bình vừa xác định tính đặc thù của loài vật như một nguồn tài sản phong phú . Kẻ thù rõ ràng là con người. Nó phải tiêu vong khỏi nơi đây. Loài vật phải đoàn kết chặt chẽ và tăng cường đối phó với sự hăm dọa này.

Lập tức tập thể heo kết hợp thành một giai cấp uu tú tiến lên nắm quyền lãnh đạo, thống trị trại.

Heo sử dụng đỉnh cao trí tuệ của mình để khai thác cái sợ của các loài vật khác trong trại và vận dụng quá khứ nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp lãnh đạo.

Lý tưởng ban đầu làm cách mạng nay bị biến thể. Những lời tuyên bố về chánh sách vì tất cả nay cũng trở thành sự dối trá, lừa gạt. Một nhà độc tài xuất hiện, loại ra khỏi hàng ngũ những đối thủ, xử những kẻ phản động, áp đặt quyền lực dần dần trở thành toàn trị . Bác Thông thái Heo cho thiết lập sự sùng bái lãnh tụ, bắt toàn trại phải tuân phục và cật lực lao động .

Bác Thông thái trở thành lãnh tụ mạnh, toàn quyền sanh sát, với sự giúp đỡ của những con chó và những con heo khác, tiếp tục tuyên truyền hãy chấp nhận những khó khăn tạm thời hôm nay để có ngày mai tốt đẹp bằng triệu lần.

Vì già yếu, Bác Thông thái chết. Nhưng trước khi chết, Bác nhớ lại bài Quốc tế ca, Bác hát lên cho cải trại nghe .

«Toàn thể loài 2 chơn là kẻ thù .

Súc vật không giết nhau .
Toàn thể súc vật bình đẳng»

(Trích của Nguyên Lạc, internet)

Nguyễn thị Cỏ May







No comments: