RFA
2019-02-28
2019-02-28
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực đến
ngày thứ 7 trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.
Hình chụp hôm 27/11/2017: nhà báo Nguyễn Văn Hóa (giữa)
tại phiên tòa ở Hà Tĩnh . AFP
Bà Nguyễn Thị Huệ, chị
gái của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, cho biết tin này sau chuyến thăm đến
trại giam An Điềm hôm 26 tháng 2 vừa qua.
Vào ngày 28 tháng 2, bà
phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về tình hình anh Nguyễn Văn Hóa:
“Lúc đó vào thăm gặp thì Hóa cũng nói luôn những vấn
đề liên quan, Hóa nói ra chuyện tuyệt thực luôn. Cụ thể chị gái về nhà viết thư
cầu cứu gửi đại sứ quán và các nơi để hy vọng mọi người quan tâm và giúp đỡ Hóa
trong thời gian này.
Những vấn đề Hóa tuyệt thực đã ghi rõ trong thư cầu cứu.
Những vấn đề Hóa tuyệt thực đã ghi rõ trong thư cầu cứu.
Hóa vẫn nói em sẽ tuyệt thực cho đến khi trại giam
giải quyết mọi vấn đề cho Hóa, lúc đó Hóa mới ngừng. Nếu trại giam không giải
quyết thì Hóa vẫn tuyệt thực.”
Cũng theo lời bà Nguyễn
Thị Huệ, tù nhân Nguyễn Văn Hóa hối thúc gia đình đi thăm mình sớm vào tháng 3
và đi cùng một linh mục để làm bí tích xức dầu.
Đây là một bí tích của
Công giáo để ban ơn nâng đỡ sức mạnh tinh thần và thể xác cho những người đang
yếu liệt nặng vì lý do bệnh tật, thương tích hay tuổi già vì vậy gia đình rất
lo lắng cho sức khỏe của anh Hóa.
Theo thư cầu cứu của tù nhân Nguyễn Văn Hóa mà bà Huệ nhắc đến, có nêu ra lý do mà anh Hóa tuyệt thực đó là, “phía trại giam An Điềm không cho Hoá gửi đơn tố cáo. Họ chỉ từ chối miệng và không có văn bản xác nhận.
Trung tá Lê Văn Hiếu có thái độ quát tháo lớn tiếng để đội trại giam An Điềm áp dụng luật pháp tùy tiện và độc đoán lên Hóa, trong khi đó Đại uý Nguyễn Văn Tiến tự ý xông vào buồng giam quay phim khi chưa có quyết định của ban giám thị trại giam."
Đài Á Châu Tự Do gọi cho
các số điện thoại của trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam có tiếng chuông reo
nhưng không có người bắt máy.
Nguyễn Văn Hóa, sinh ngày
15 tháng 4 năm 1995 và cư ngụ tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Anh
bị bắt vào ngày 11/1/2017, tuy nhiên phải tới ngày 23/1 sau khi gia đình làm
đơn báo mất tích gửi đi các cơ quan tỉnh thì mới nhận được thông báo tạm giữ của
phía chính quyền với lý do bắt giữ là cáo buộc "ăn cắp xe máy và buôn bán
ma túy".
Anh Hóa cũng cáo buộc, mình bị bắt cóc khi đang quay phim ngoài Tòa án nhân dân Hà Tĩnh và bị giam giữ suốt 9 ngày ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Thời gian này, Hóa nói bản thân bị 8 sĩ quan công an đánh đập, tra tấn rất dã man, thậm chí còn bị treo tay lên cửa số và tạt nước vào mặt.
Trong phiên xử nhà hoạt động
Lê Đình Lượng, hai nhân chứng là Nguyễn Văn Hóa cùng với Nguyễn Viết Dũng phản
cung tại tòa và sau đó anh Hoá cũng nói mình bị 3 cán bộ tra tấn.
Hồi đầu năm nay, tổ chức
Freedom Now đề cử anh Nguyễn Văn Hóa, cho giải thưởng Tự do báo chí 2019 của
UNESCO có tên Guillermo Cano World Press Freedom Prize.
Thông cáo báo chí của
Freedom Now hôm 18/1 trích lời Giám đốc điều hành Freedom Now, Maran Turner, nhận
định việc chính phủ Việt Nam truy tố anh Nguyễn Văn Hóa là đi ngược lại các giá
trị của UNESCO.
Freedom Now cho rằng nhà
báo Nguyễn Văn Hóa xứng đáng được khen ngợi vì đã đưa tin về những mối đe dọa của
ô nhiễm môi trường và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ người dân khỏi
những mối nguy này.
*
*
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment