Diên Vỹ dịch
1/3/2019
VNTB
- Khi Hà Nội chào đón Trump, họ đóng cửa một trung tâm nghiên cứu cải cách quan
trọng.
Khi ông màu cam gặp ông
tên lửa trong tuần này, địa điểm tổ chức cũng đang thu hút sự chú ý. Việt Nam,
chủ nhà của cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà
lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đang được đưa ra làm hình mẫu để Triều Tiên
noi theo. Thông điệp là: nắm lấy thị trường tự do, kết bạn với Hoa Kỳ, thì đầu
tư và tăng trưởng kinh tế sẽ đổ vào. Nhưng Việt Nam hiện đang nhắc nhở thế giới
rằng về cơ bản họ vẫn là một nhà nước cộng sản.
Một quỹ học thuật hàng đầu
đã buộc phải đóng cửa dường như đó là một bước lùi khác cho tự do học thuật
trong nước. Đây là hồi mới nhất của cuộc tranh cãi bắt nguồn từ chiến dịch chống
lại việc dịch sách của các nhà lý luận chính trị phương Tây. Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền dường như đã tăng cường chiến dịch chống lại các ý tưởng trái với
quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước nhiều gấp đôi.
Vào ngày 20 tháng 2, chủ
tịch tổ chức có tư tưởng độc lập hàng đầu Việt Nam, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh
(VH PCT) đã ban hành một lá thư công khai tuyên bố quỹ đóng cửa “do hoàn cảnh
khách quan”. Các hoàn cảnh khách quan này chưa được làm rõ nhưng có dấu hiệu là
từ áp lực bên trên. Một số nhân vật quan trọng của quỹ gần đây đã liên quan đến
một tranh chấp công khai với lãnh đạo Đảng Cộng sản.
Việc đóng quỹ VHPCT dường
như là giai đoạn mới nhất trong một chiến dịch tái lập chính trị chính thống
sau một thập kỷ nới lỏng sự kiểm soát của Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú
Trọng. Tháng 10 năm 2018, ông Trọng kiêm luôn chức chủ tịch nước, hiện tượng
chưa từng xảy ở Việt Nam trong nửa thế kỷ qua. Theo sáng kiến tương tự ở Trung
Quốc, Trọng và những người ủng hộ đã sử dụng một chiến dịch chống tham nhũng được
cho là nhằm loại bỏ các đối thủ chính trị và tái khẳng định quyền lực của đảng.
Quỹ văn hóa Phan Châu
Trinh được thành lập năm 2007 nhằm khuyến khích trao đổi ý tưởng giữa Việt Nam
và thế giới. Quỹ được đặt theo tên của một trí thức đầu thế kỷ 20, người đã
thành lập một trường học miễn phí để đưa những ý tưởng canh tân đất nước và rũ
bỏ chủ nghĩa thực dân Pháp. Chủ tịch của quỹ là cháu gái của ông Phan Châu
Trinh, bà Nguyễn Thị Bình, một anh hùng cách mạng và là cựu chủ tịch nước. Bà
Bình hiện đã hơn 90 tuổi và đang tìm cách từ chức.
Theo bà Vi Trần, tổng
biên tập báo mạng bất đồng chính kiến The Vietnamese, quỹ VH PCT đã không thể đồng
ý về việc thay thế nhân sự với chính quyền Cộng sản. Theo luật, tất cả các tổ
chức ở Việt Nam, từ câu lạc bộ thể thao địa phương đến nhà thờ, phải đăng ký với
một tổ chức giám sát của chính phủ hoặc Đảng Cộng sản. Quỹ VH PCT chịu sự giám
sát của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam, do đó, dưới quyền Bộ Khoa học
và Công nghệ. Hiệp hội khoa học đã từng bảo trợ nhiều tổ chức. Tuy nhiên, trong
trường hợp này, quyền lực của họ dường như không đủ mạnh để chống lại mệnh lệnh
từ trên cao.
Đằng sau Quỹ văn hóa Phan
Châu Trinh là một nhà văn nổi tiếng, Nguyên Ngọc. Tháng 10 năm 2018, trong một
động thái hiếm hoi và đáng ngạc nhiên, Nguyên Ngọc tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản
vì cách đối xử với một trí thức hàng đầu khác là Chu Hảo. Chu Hảo cũng ra khỏi
đảng sau khi bị kỷ luật vì cho phép Nhà xuất bản Tri thức của ông phát hành
sách của John Stuart Mill, John Locke, Alexis de Tocqueville và Friedrich Hayek
mà đảng cho là “sai trái về chính trị và ý thức hệ”.
Cũng theo Vi Trần, Nguyên
Ngọc và Chu Hảo là hai ứng cử viên hàng đầu để thay thế Bình làm Chủ tịch Quỹ
Văn hóa Phan Châu Trinh. Tuy nhiên, “với những gì đã xảy ra vào năm ngoái,
liên quan đến việc họ từ bỏ đảng, chính phủ gần như không thể cho một trong hai
người này trở thành lãnh đạo mới của quỹ nên đã dẫn đến việc đóng cửa quỹ PCH”.
Dù ông Nguyên Ngọc va Chu Hảo cũng là đảng viên. nhưng họ cũng chỉ trích
nhiều chính sách của đảng. Vào tháng 12 năm 2012, họ cùng với hàng trăm người
khác đã ký kết “ Bản kêu gọi Nhân quyền”, Yêu cầu Quốc hội bãi bỏ Điều 88 của Bộ
luật Hình sự phạt tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước” và bãi bỏ một nghị định
của chính phủ nhằm ngăn chặn biểu tình. Họ cũng là những nhà chỉ trích nổi bật
về hành vi của Trung Quốc đối với Việt Nam, đặc biệt là ở Biển Đông.
Năm 2008, quỹ VH PCT đã đặt
ra các giải thưởng hàng năm để tôn vinh các học giả có đóng góp xuất sắc cho nền
giáo dục Việt Nam. Có thể là do sự lựa chọn người để tôn vinh cũng góp phần làm
cho quỹ bị đóng cửa. Trong số đó có một trong những nhân vật hàng đầu về nghiên
cứu Việt Nam tại Đại học Cornell Hoa Kỳ, Keith Taylor, mà sách năm 2013 của
ông, cuốn Lịch sử người Việt Nam đã sửa đổi rất nhiều vấn đề dân tuý trong lịch
sử đất nước.
Quan trọng nhất, Taylor
cũng đã tổ chức các sự kiện kiểm chứng lịch sử Chiến tranh Việt Nam từ góc nhìn
của miền Nam Việt Nam. Theo Hue-Tam Ho Tai, giáo sư danh dự ngành Việt Nam học
của Đại học Harvard, điều đó “đã làm phiền rất nhiều nhà lãnh đạo Hà Nội”. Quỹ
VH PCT đã cố gắng trao giải thưởng cho Taylor vào năm 2014 nhưng đã bị đảng
ngăn chặn. Họ đã trao lại vào năm 2015 và bỏ qua việc phản đối. Tuy nhiên, tờ
nhật báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản đã buộc tội công trình của ông Taylor bốn
ngày liên tiếp sau đó.
Cả chính phủ Việt Nam lẫn
Đảng Cộng sản đều không có ý kiến gì về lý do quỹ VH PCT đóng cửa. Các nhà vận
động dân chủ sẽ nói rằng đảng đã cố tình bịt miệng một tổ chức ủng hộ cải cách
chính trị. Có người sẽ nghi ngờ rằng việc đóng cửa này là do Bắc Kinh yêu cầu
trực tiếp nhằm bịt miệng những người bài Trung Quốc trong nước.
Tất cả điều này có thể
làm cho Kim Jong Un an tâm. Như Việt Nam chứng tỏ, họ hoàn toàn có thể có tăng
trưởng kinh tế 6%, bùng nổ đầu tư nước ngoài, duy trì chế độ độc đảng, và một
buộc phe đối lập im lặng. Sau rốt có lẽ Hà Nội có cái để Bình Nhưỡng học hỏi.
---------------
Nguồn:
As Hanoi welcomes Trump,
it shuts down a key reformist think tank.
BY BILL HAYTON | Foreign
Policy | FEBRUARY 27, 2019, 7:07 AM
No comments:
Post a Comment