CHÂU CHẤU - Đông Daily
Friday, 22/02/2019
T Trump và chủ tịch Kim Jong Un gặp gỡ tại Singapore
tháng 6/2018 chỉ là màn đầu. Hai quái kiệt sắp gặp nhau hai ngày 27-28/2/2019 tại
Việt Nam, thầy bàn xủ quẻ “Bắc Hàn sẽ bắt chước mô hình kinh tế VN.”
Mô
hình kinh tế Việt Nam là gì?
Ngay “chuyên gia” ở Việt Nam cũng mù mờ “50 năm nữa
cũng không biết kinh tế định hướng XHCN là gì” thì thầy bàn kèo này giống đêm
ba mươi đeo mắt kiếng đen kiếm mèo mun.
Xương sống của kinh tế Việt Nam là gia công, kiều hối và vay nợ ODA, hoàn toàn thiếu vắng căn bản của kinh tế tư bản là sản xuất. Kinh tế VN có gì để khoe với thế giới ngoài công nhân giá rẻ và chi phí môi trường rẻ? Muốn có công nhân giá rẻ thì phải dìm lương tối thiểu xuống, hoặc tăng lương công nhân ở mức thấp hơn nhiều so với lạm phát. Đàn kiến vẫn mải miết bò mà không hiểu càng cố bò càng chết.
Xương sống của kinh tế Việt Nam là gia công, kiều hối và vay nợ ODA, hoàn toàn thiếu vắng căn bản của kinh tế tư bản là sản xuất. Kinh tế VN có gì để khoe với thế giới ngoài công nhân giá rẻ và chi phí môi trường rẻ? Muốn có công nhân giá rẻ thì phải dìm lương tối thiểu xuống, hoặc tăng lương công nhân ở mức thấp hơn nhiều so với lạm phát. Đàn kiến vẫn mải miết bò mà không hiểu càng cố bò càng chết.
Mô
hình “Juche” của Bắc Hàn
Tuy cũng mang tiếng XHCN, nhưng Bắc Hàn xóa bỏ chủ
nghĩa giáo điều Mác-Lê mà theo thuyết “Juche” do Kim Il-sung sáng chế tại đại hội
28/12/1955, theo đó con người là chủ nhân của mọi thứ và quyết định mọi thứ.
Thuyết “Con Người làm trung tâm” thay thế cho ý thức hệ cộng sản. “Con Người “
này không ai khác hơn là gia đình ba đời họ Kim: Kim Il-sung, Kim Jong-il, và
hôm nay là Kim Jong-un tức Giai Mập. Bắc Hàn dùng cái dù Juche “độc lập và tự
chủ” che mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng và ngoại giao. Từ thời
đó, Bắc Hàn đã từ chối viện trợ quân sự Liên Xô và Trung Cộng.
Bồ
câu cũng buồn
Một điểm tâm lý mà thầy bàn Tây Phương ít lưu ý: người
Á Đông hoàn toàn khác người Tây phương: tự ái cá nhân hay giòng họ và đất nước
trộn lẫn với nhau. Khi ông nội và bố của Giai Mập qua đời, dân gào khóc cào mặt
cào mày sưng vếu nếu không sẽ bị tù cả giòng họ. Chim bồ câu cũng phải nịnh
“khi lãnh tụ chết chim bồ câu cũng buồn rụng hết cả lông.” Giai Mập đi tới đâu,
lập tức xung quanh một mớ tướng tá không vỗ tay cười hớn hở thì cũng cặm cụi
ghi chép, còn dân chúng quì khóc thấy dung nhan.
Tâm lý quan trọng nữa khiến Bắc Hàn không thể bắt chước Việt Nam: VN ở dưới cái bóng của Trung Cộng mà Bắc Hàn đã quá rành, quá căm tức, quá hận tới nỗi Giai Mập lên ngôi 2011 không triều kiến Tập, chỉ gặp Tập tháng 5/2019 trước khi đi gặp Trump. Giai Mập cũng nói ra miệng sự hận thù đó “TQ phải cảm ơn chúng tôi đã che chắn nửa thế kỷ cho TQ làm giàu..." Thật ngạc nhiên, dù cũng là người châu Á, cũng XHCN nhưng miền Bắc VN hãnh diện “ta đánh Mỹ là đánh cho cả Liên Xô-Trung Quốc” thay vì nói in hệt "TQ nợ chúng tôi 3 triệu mạng người đã chết để che chắn cho TQ.” Tới giờ này VN còn trả nợ cho TQ mà dân không rõ đến bao giờ mới hết.
Mô
hình “ánh dương” của Nam Hàn
Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in tha thiết phủ dụ thằng
em Giai Mập, tiếp nối chính sách Ánh Dương- Sunshine Policy của Tổng Thống Nam
Hàn Kim Dae-jung (1924-2009).
Kim Dae-jung đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử dân
chủ, nhiệm kỳ 1998-2003, cùng thời với hai tổng thống Bill Clinton (1993-2001)
và George W. Bush (2001-2009). TT Kim Dae-jung được trao tặng giải Nobel Hòa
Bình năm 2000 với Chính Sách Ánh Dương đối với Bắc Hàn. Một mặt, ông kêu gọi Bắc
Hàn giải trừ vũ khí hạch nhân, một mặt tuyên bố không có ý định tái chiếm miền
Bắc bằng bất kỳ cách nào, hết sức tránh xung đột, miền Nam chủ động tìm kiếm sự
hợp tác. Nhất là tổ chức cho gia đình được xum họp sau khi ly tán vì chiến
tranh Trung Quốc xua quân Bắc Hàn đánh Nam Hàn 1950-1953.
Những đời tổng thống Nam Hàn tiếp theo đều đi dưới ánh sáng của chính sách Ánh Dương tuân theo theo truyền thống của người Hàn: tặng quà cho địch thủ để họ khỏi làm hại thêm nữa. Người Việt không có truyền thống cao đẹp này mà có chị em Tấm Cám xẻ thịt nhau làm mắm.
Triệu người Bắc Hàn chờ đợi nửa thế kỷ mãi đến 8/2018 chính phủ Bắc Hàn mới cho phép 100 gia đình đến núi Kumgang gần biên giới gặp thân nhân Nam Hàn. Trong vài giờ đồng hồ, bố mẹ, vợ chồng, chị em... ràn rụa nước mắt nhận ra nhau nhờ dấu vết ngày xưa không xóa mờ dù 68 năm xa cách.
Những đời tổng thống Nam Hàn tiếp theo đều đi dưới ánh sáng của chính sách Ánh Dương tuân theo theo truyền thống của người Hàn: tặng quà cho địch thủ để họ khỏi làm hại thêm nữa. Người Việt không có truyền thống cao đẹp này mà có chị em Tấm Cám xẻ thịt nhau làm mắm.
Triệu người Bắc Hàn chờ đợi nửa thế kỷ mãi đến 8/2018 chính phủ Bắc Hàn mới cho phép 100 gia đình đến núi Kumgang gần biên giới gặp thân nhân Nam Hàn. Trong vài giờ đồng hồ, bố mẹ, vợ chồng, chị em... ràn rụa nước mắt nhận ra nhau nhờ dấu vết ngày xưa không xóa mờ dù 68 năm xa cách.
Bắc
Hàn sẽ theo mô hình nào?
Nếu Kim đi thăm nhà máy Samsung ở Thái Nguyên, Việt
Nam gia công cho Nam Hàn, sẽ tỉnh ngay: Nam Hàn là ruột thịt, vừa muốn hòa bình
vừa không muốn dân Bắc Hàn đói khổ, lại có công nghệ cao. Kim sẽ trợn mắt thấy
hào quang kinh tế của ông anh Nam Hàn. Nhưng Nam Hàn có giao ngay cho Bắc Hàn
không là chuyện khác.
Vậy
tại sao Giai Mập chọn Việt Nam?
Vì nhát gan chớ sao! Mấy đời nhà họ Kim giết người
như máy nhưng sợ máy bay mà chỉ đi xe lửa riêng suốt 4,100 km từ Bình Nhưỡng- Bắc
Kinh-Đồng Đăng, từ đó dùng đường bộ đến Hà Nội, gây phiền toái bảo vệ an ninh
cho chủ nhà Trung Quốc. Chẳng qua máy bay riêng của Giai Mập dù có tên le lói
“Air Force Un" không khác gì Air Force One của tổng thống Mỹ nhưng là máy
bay Ilyushin Il-62 do Liên Xô sản xuất từ thập niên 60 già cúp bình thiếc. Đã vậy
máy bay Nga nổi tiếng ưa "đột quị" bất tử.
“Air Force Un“ không thể bay xa vì không an toàn, tới nỗi Hà Nội-Đà Nẵng cách nhau chỉ hơn một giờ bay cùng hổng dám chọn Đà Nẵng như TT Trump muốn. Hồi tháng 6/2018, Giai Mập mượn Boeing 747 của Trung Quốc tới Singapore gặp TT Già Trump, mà chiếc này là sản phẩm của Mỹ. Tại sao Giải Mập không mua một chiếc Boeing 747 cáo cạnh? Bị vì luật cấm vận không cho phép.
Đơn giản vậy thôi.
No comments:
Post a Comment