23/02/2019
Theo giới chuyên gia, các vấn đề nhân quyền của Triều
Tiên có thể sẽ bị loại khỏi chương trình thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh sắp
tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại
Hà Nội. Tuy nhiên, một quan chức về nhân quyền hàng đầu của Hoa Kỳ hy vọng tiến
trình này được thực hiện, theo
VOA News.
Tổng thống Donald Trump dự kiến gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội
vào ngày 27-28/02 tới với hy vọng đạt được tiến
bộ trong quá trình phi hạt nhân hóa sau những kết quả tương đối mơ hồ
tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử diễn ra lần đầu tiên ở Singapore vào tháng 6
năm ngoái.
Tomás Ojea Quintana, báo cáo viên đặc biệt của Liên
Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên, nhấn mạnh: “Điều tôi muốn thấy
từ hội nghị thượng đỉnh trong tháng tới là những kết quả cụ thể và hữu hình
liên quan đến sự tham gia đối thoại của Triều Tiên với văn phòng của tôi”, ông
Quintana nói với đài VOA tiếng Hàn tuần trước. “Và đó sẽ là bước ngoặt, điểm khởi
đầu để sau đó giải quyết các vấn đề quan trọng về Triều Tiên”.
Nhân
quyền không phải mối đe dọa an ninh
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác nói rằng nhân quyền
dường như không nằm trong chương trình nghị sự sắp tới ở Hà Nội vì các hành
vi vi
phạm chuẩn mực quốc tế của Triều Tiên không đe dọa trực tiếp đến an
ninh Hoa Kỳ.
Ken Gause, giám đốc Nhóm chuyên trách các vấn đề
Quan hệ Quốc tế tại Trung tâm Phân tích Hải quân (The Center for Naval
Analyses) cho rằng: “Nếu Hoa Kỳ đang tiếp tục kế hoạch […] thực hiện một số bước
tiến về phi hạt nhân hóa, họ có thể sẽ không nói gì về nhân quyền, hoặc kiềm chế
ở mức tối thiểu”.
Robert Manning, một thành viên cao cấp tại Hội đồng
Đại Tây Dương (the Atlantic Council), dự đoán vấn đề rất có thể sẽ không được
thảo luận tại Hà Nội, vì chủ đề này “không ảnh hưởng đến Mỹ, các đồng minh và
(các quốc gia) khác của Đông Bắc Á, bởi chủ đề này không gây nguy hiểm như mối
đe dọa hiện hữu của tên lửa và/hoặc tấn công hạt nhân”.
Standee mô tả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà
lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được trưng bày trong tiệm cắt tóc ở Hà Nội, Việt
Nam, ngày 19/02/2019. Hai nhà lãnh đạo đã trở thành biểu tượng về phong cách
trước thềm hội nghị thượng đỉnh sắp tới của họ tại Hà Nội. Ảnh: AP
Một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc đề cập đến
vấn đề nhân quyền với Triều Tiên trong giai đoạn đầu quá trình đàm phán phi hạt
nhân hóa sẽ có thể gây phản tác dụng.
“Đừng
chờ đợi”
Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền nghĩ rằng
Hoa Kỳ không nên chờ đợi. Greg Scarlatoiu, giám đốc điều hành Ủy ban Nhân quyền
tại Triều Tiên, nói: “Đợi đến khi thành lập văn phòng liên lạc, hoặc thậm chí
thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, sẽ tựa như đầu hàng trên mặt trận
nhân quyền”.
Hoa Kỳ có thể thành lập văn phòng liên lạc tại Bình
Nhưỡng, CNN đưa tin, và họ cũng đã đồng ý thiết lập “quan hệ mới với Triều
Tiên” trong tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Singapore.
Việc Hoa Kỳ không nêu lên vấn đề nhân quyền tại hội
nghị thượng đỉnh sắp tới đồng nghĩa với một thông điệp “bật đèn xanh cho chế độ
Kim Jong-un tiếp tục đàn áp khủng khiếp đối với người dân Triều Tiên”, Phil
Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Á, phát biểu.
Tomás Ojea Quintana đã chỉ ra các hành vi vi phạm
nhân quyền khác nhau của Triều Tiên, bao gồm ngăn chặn tự do báo chí, tôn giáo
và tự do ngôn luận, và đặc biệt là lao động khổ sai. Hơn nữa, vấn đề quan trọng
nhất cần giải quyết là cách Triều Tiên đối xử với tù nhân chính trị. “Tôi công
khai kêu gọi Triều Tiên phóng thích tất cả các tù nhân chính trị đang bị giam
giữ tại nước này trong các trại giam không được giám sát (quốc tế) nào”. Theo ước
tính, có khoảng
120.000 người bị giam giữ trong các trại tù chính trị, bị tra tấn và lao động
khổ sai tại quốc gia châu Á này.
Triều Tiên và Việt Nam là hai trong số ít quốc gia trên
thế giới thường xuyên bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích vì các hoạt động
trấn áp những người bất đồng chính kiến và kiểm soát nghiêm ngặt tự do thông
tin.
Chính quyền Trump cũng bị nhiều người chỉ trích vì
phớt lờ vấn đề nhân quyền tại nhiều nước mà trước nay vẫn thường được các tổng
thống Mỹ lưu tâm. Trong chuyến thăm của ông Trump đến Việt Nam vào năm 2017,
nhân quyền chỉ được nhắc tới đúng
một lần trong Tuyên bố chung Mỹ-Việt mà Nhà Trắng công bố.
No comments:
Post a Comment