1/3/2019
VNTB
- TS. Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), người có nhiều thâm
niên trong nghiên cứu chính trị và sự biến chuyển chính trị của Việt Nam gần
đây cho biết, ‘đã đến lúc Việt Nam định vị mình là cường quốc hạng trung’ [1].
Tiêu chí để trở thành cường quốc hạng trung, theo TS. Lê Hồng Hiệp là bao gồm sức
mạnh cứng (về diện tích, dân số, quy mô nền kính tế, sức mạnh quân sự) và chức
năng – hành vi (ngoại giao chuyên biệt và vai trò được công nhận trên trường quốc
tế).
*
Nếu xét trên bình diện phần
đông của tiêu chí, thì Việt Nam đã có thể đáp ứng được, nhưng tiêu chí mang
tính chủ chốt (kinh tế, ngoại giao chuyên biệt) thì vẫn còn một khoảng cách khá
dài.
Việt Nam có thể ‘thịnh vượng’
về mặt kinh tế, tất nhiên – như một vài nơi nào đó trên trái đất theo lời của Tổng
thống Mỹ Donald Trump tweet. Tuy nhiên, điều đó sẽ khó xảy ra, nếu bản thân đất
nước không được dân chủ hóa.
Một nhận định đáng lưu ý
từ David Dollar khi nhận định về thế mạnh và tiềm năng của mô hình Việt Nam
nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này [2]. Theo vị cán sự Ngân
hàng thế giới này, từ ĐH Đổi Mới (1986), Việt Nam mở được 3 cánh cửa quan trọng,
một là sáng kiến tư nhân (xóa bỏ lối làm ăn kiểu tập thể, bao cấp); hai là tự
do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài; ba là ổn định tài chính (trong đó nổi bật
là di chuyển hàng triệu nhân công ra khỏi khu vực công, cải cách tỷ giá hối
đoái).
Những cải cách này là tối
quan trọng trong việc hỗ trợ Hà Nội thoát khỏi ‘khủng hoảng kinh tế - xã hội’ từ
sau chiến tranh và trở thành một nước có xu hướng phát triển mạnh trong khu vực
Đông Nam Á như hiện nay. Tuy nhiên, ‘mô hình Việt Nam’ là không hoàn hảo, bởi
Việt Nam vẫn chưa đạt được các yếu tố để được công nhận là nền thị trường đầy đủ,
và quả thật – Mỹ và EU vẫn chưa công nhận điều này với Việt Nam.
Việt Nam trong Đại hội VI
cải cách kinh tế với mong muốn thả lỏng guồng máy kiểm soát của Chính phủ trong
các hoạt động giao thương và xã hội, và điều này khiến Hà Nội tin rằng, họ có
thể tiếp tục vững mạnh và thịnh vượng nhưng không làm tiêu hao quyền lực cai trị
của ĐCSVN. Việc Tổng bí thư ĐCSVN (nay kiêm thêm chức vụ Chủ tịch nước
CHXHCNVN) Nguyễn Phú Trọng ra mắt cuốn sách với nhan đề ‘Đảng vững mạnh, đất nước
phát triển, dân tộc trường tồn’ cũng là sự phản ánh bản chất ĐCSVN đang mong muốn
duy trì.
Trở lại với bài viết của
David Dollar, ông cho rằng, Việt Nam mở cánh cửa kinh tế nhưng vẫn độc tài, vì
họ nhìn thấy sự thành công từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Hoa. Tuy nhiên, sự thịnh
vương mang tính bền vững từ Đài Loan và Hàn Quốc lại đến từ 25 năm cải cách và
dân chủ hóa. Đối với Trung Quốc, đó là sự hỗ trợ từ phía Mỹ để cô lập Liên Xô,
và sự siết chặt chính trị cũng khiến cho những tổn thương của nền kinh tế của Bắc
Kinh ngày càng lộ rõ, nhất là trong cuộc chiến thương mại vùa qua với Mỹ.
Việt Nam không có khuynh
hướng tự do thương mại, thì sẽ không thể đạt mức thu nhập cao. Không có dân chủ
hóa, thì sẽ không có thịnh vượng.
Quan điểm Bắc Triều Tiên
không phải là Việt Nam đã trỗi dậy gần đây trước những kỳ vọng của Tổng thống
Donald Trump khi đưa ra ví dụ về một Việt Nam đang phát triển khi hòa hảo với Mỹ,
và ví dụ này được gửi đến nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên. Nhưng có quá nhiều sự
khác nhau, khiến cho giới nhà báo, thậm chí chuyên gia nhận định việc Bắc Triều
Tiên theo con đường Việt Nam là không thể, trừ phi cởi bỏ hoàn toàn quyền lực.
Nhưng với người viết, ở một
góc nhìn nào đó, thành tựu kinh tế và những yếu tố cải cách của Việt Nam từ ĐH
VI (1986) sẽ sớm suy tàn khi mà bản thân Hà Nội không tiếp tục mở cánh cửa
chính trị còn lại. Bởi Việt Nam vẫn là một nhà nước cộng sản, dù cho lớp áo có
thay đổi bao nhiêu màu sắc đi chăng nữa.
Một bài viết đăng gần đây
trên Việt Nam Thời Báo đã cho thấy, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam,
ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng nhưng đồng thời siết chặt tự do chính trị.
Kỷ luật ông Chu Hảo hay một tác động nhất thời nào đó khiến Quỹ Phan Châu Trinh
bị đóng cửa là một trong những ‘quy trình’ mà Hà Nội mong muốn: bớt bất đồng và
cải tạo đảng từ chính kỷ luật đảng. Ông Trọng với vai vế chính trị mình đã thiết
lập một niềm tin số một về việc, siết chặt kỷ luật đảng có thể giúp cho nền
kinh tế Việt Nam phát triển hơn, thay vì mở cửa dân chủ chính trị khiến quyền lực
ĐCSVN giảm đi, hay thậm chí đánh mất Điều 4 Hiến pháp (2013).
Và khi Hội nghị thượng đỉnh
xảy ra, thì Hà Nội tiếp tục cho lực lượng an ninh bắt giữ những người bất đồng
chính kiến, chỉ bởi họ bày tỏ sự không thích thú với chủ trương của ĐCSVN, nhà
nước Việt Nam trên mạng xã hội (Facebook).
Câu chuyện siết chặt quyền
tự do dân sự - chính trị sẽ tiếp tục kéo dài trong 10 năm tiếp theo, kể từ thời
điểm năm 2021, bởi những thế hệ thân cận và kế thừa tinh thần của ông Nguyễn
Phú Trọng. Nhưng 10 năm kế tiếp đó (2021 – 2031) cũng sẽ là một quãng thời gian
cần thiết để chứng minh cho chính Hà Nội biết rằng, sự không tự do chính trị sẽ
giết chết những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được và hủy đi kỳ vọng
về một nền kinh tế thịnh vượng chỉ dựa trên sự độc tài. Và ‘cường quốc hạng
trung’ cũng sẽ chẳng thể xuất hiện vì những lý do nêu trên.
No comments:
Post a Comment