03/02/2019
Tuần này, khi năm cũ sắp qua, năm mới đã cận kề, mạng
xã hội Việt ngữ tiếp tục là nơi thể hiện muôn mặt của Tết. Sôi nổi nhất có lẽ
là những vấn đề liên quan đến tâm linh…
Giống như mọi năm, 23 tháng chạp âm lịch là thời điểm
mà nhiều người Việt cúng - tiễn ông Táo về Trời và phóng sinh cá. Sự khác biệt –
nếu có – so với các năm trước, dường như chỉ nằm ở hai yếu tố: Ông Nguyễn Phú
Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, biểu diễn “phóng sinh” (1) và tại rất nhiều nơi, có rất nhiều nhóm,
ngồi chờ sẵn trên xuồng để dùng vợt hoặc dùng điện, bắt lại ngay những con cá vừa
được phóng sinh, bất kể người phóng sinh có ưng hay không, bất chấp hành động ấy
chẳng khác gì công khai chà đạp lên niềm tin của người khác ngay trước mặt họ
(2).
Cho dù đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch
Nhà nước biểu diễn phóng sinh nhưng trên mạng xã hội rất ít người khen. Không
ít người như Loan Lê SB kêu Trời vì ông Trọng ủng hộ hủ tục thất đức: Cá vốn dễ
chết – bắt, vận chuyển, thả gây tổn hại cho chính con cá, thành ra sau một đợt
phóng sinh, chỗ nào có đông người chọn làm nơi phóng sinh cũng phải tổ chức vớt
cá chết vì không chịu nổi hôi thối (3). Không ít người bỉ bai, nếu thật sự nhân
ái với các sinh linh, muốn tích công đức, thay vì phóng sinh cá, ông Trọng nên
phóng thích những người bất đồng chính kiến, chí ít ân xá sớm – phóng thích những
tù nhân mà ai cũng thấy rõ ràng là oan (4).
Việc bắt lại ngay lập tức những con cá phóng sinh để
bán cho những người khác có nhu cầu phóng sinh cũng là lý do tạo ra vô số những
tiếng thở than như Trần Đức: Thả và giết song hành là bằng chứng văn hóa, đạo đức
suy đồi. Vị kỷ, mê tín sánh vai với lưu manh, độc ác. Âu cũng là hệ quả tất yếu
của một xã hội được xây dựng trên nền tảng giả dối và bạo lực! Đó cũng là lý do
Phatlong Le khẳng định: Tôi không thích phóng sinh. Còn bao nhiêu cách tạo phúc
đức thiết thực hơn sao không làm? Đừng như lão “Lú” làm môi trường ô nhiễm rồi
thả cá. Cũng từ những trái khoáy ấy, Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng: Đó cũng là hình
ảnh của dân tộc Việt Nam, chưa kịp thoát ách thực dân thì lưới đỏ của cộng sản
đã chờ sẵn (5).
Ngoài hai yếu tố mới như đã kể, giống như mọi năm,
phóng sinh tiếp tục có phóng… rác theo sát gót. Nhiều năm gần đây, dù đã có rất
nhiều cá nhân, nhóm phân tích thiệt – hơn, kêu gọi ứng xử văn minh, bảo vệ môi
trường nhưng vẫn còn rất nhiều người phóng luôn cả bao, bọc vào ao, hồ, sông, rạch
sau khi đã thả cá. Thậm chí, bên cạnh phóng sinh – phóng rác, cúng – tiễn ông
Táo xong, nhiều gia đình còn vận chuyển cả bàn thờ, đồ lễ ra ao, hồ, sông, rạch,
vứt hết xuống nước (6). Dương Quốc Chính gọi đó là… “rác tâm linh” (bát hương
cũ, tượng thờ cũ, bàn thờ cũ, tàn hương, tro đốt vàng mã, quốc kỳ, tượng lãnh tụ
cũ, huân chương - huy chương,...). Chính cảnh báo, ở Việt Nam, “rác tâm linh”
nguy hiểm hơn cả rác y tế hay rác phóng xạ! Tuy bản chất là rác nhưng cả bần
nông lẫn đại gia đều không dám vứt “rác tâm linh” ra bãi rác vì sợ không phải đạo,
sai qui trình, phép tắc thành ra nếu không công khai thì cũng lén lút bỏ xuống
ao, hồ, sông, rạch (7).
Liên quan tới tâm linh, tuần rồi, Cục Văn hóa cơ sở
của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch soạn công văn gửi chính quyền các địa
phương, đề nghị vận động dân chúng không kinh doanh, không mua – đốt những loại
hàng mã dạng bikini, áo lót, quần lót. Cơ quan này thú nhận, tuy những loại
vàng mã ấy không phù hợp thuần phong mỹ tục nhưng chỉ có thể khuyến nghị, vận động
(8). Ở Việt Nam, hàng mã đốt – gửi cho người đã khuất càng ngày càng phong phú,
nhà lầu, xe hơi, rồi người hầu,… chế tác tỉ mỉ, công phu như thật đã lạc hậu,
người Việt hiện đại giờ mua – gửi cho thân nhân ở thể giới bên kia cả đồ lót nữ.
Ai chỉ trích cứ chỉ trích, những loại hàng mã không thể tìm thấy ở nơi khác dưới
gầm Trời này, càng ngày càng chạy. Nhiều facebooker như Mèo Tom thú nhận: Hết
biết nói gì luôn. Khó vậy mà cũng làm được (9)!
***
Giới nghiên cứu văn hóa – xã hội vẫn xem dịp đầu năm
là cơ hội quan sát diện mạo của một dân tộc, một cộng đồng cả về tâm linh, lẫn
về văn hóa, văn minh.
Sắc thái Tết ở Việt Nam đang càng ngày càng khác.
Năm 2009, Nguyễn Quang Thiều, một nhà văn Việt Nam,
từng nhận định, tại Việt Nam, Tết đang bị biến thành mùa chặt cây và mùa sát
sinh. Từ khi chưng hoa đào rừng, hoa đào núi trở thành phong trào lan rộng từ Bắc
vào Nam mỗi khi Tết đến, năm nào, số đào rừng, đào núi bị chặt cũng tương đương
một cánh rừng nhỏ. Ngoài Tết chặt cây, Việt Nam có Tết sát sinh, phóng sinh và
phóng rác, kể cả thả ra môi trường hàng ngàn con cá hổ Piranha chẳng khác gì thả
để giết. Ông Thiều hy vọng, trong tương lai, những biểu hiện về lối sống thiếu
giáo dục, phi văn hoá đang mỗi ngày một lan rộng sẽ mất dấu. Đúng mười năm sau,
ông Thiều đăng lại tâm sự của ông trên facebook. Thực tế cho thấy diện mạo của
tâm linh, văn hóa, văn minh của người Việt trong dịp Tết không những không dễ
coi hơn mà còn xấu xí hơn.
Vì sao hình thức cúng vái phong phú hơn, qui mô lớn
hơn nhưng tiền nhân, ông bà, thần thánh không chứng để thực trạng xã hội càng
ngày càng làm nhiều người tuyệt vọng như Phuong Nam mô tả: Ý niệm thiên lương bị
vùi dập ngay từ trong trứng. Con người giành giật, cắn nuốt, tàn hại nhau vì lợi
ích như một đấu trường hoang dã (12)?
--------------------
Chú
thích
(6) https://vov.vn/xa-hoi/cung-xong-tao-quan-nguoi-dan-mang-ban-tho-do-le-nem-xuong-song-ho-870426.vov
No comments:
Post a Comment