09/02/2019
Hôm nay 7 tháng 2 năm 2019 chỉ còn không hơn 20 ngày
nữa, cả nhân loại mong ngóng về thượng đỉnh Mỹ-Triều 2, sẽ được tổ chức tại
Viêt Nam như Tổng thống Donald Trump xác nhận trong thông điệp Tình Trạng Liên
Bang Mỹ lần 2 hôm 5 tháng 2 năm 2019. Chúng tôi xin mạn phép được nhắc lại những
dấu mốc lịch sử của quá trình dai dẳng đã đưa Mỹ và Bắc Triều Tiên-BTT-
tiến lại gần nhau với tất cả thiện chí kiến tạo hòa binh ổn định thịnh vượng
kinh tế. Chúng tôi xin bắt đầu:
LICH SỬ VŨ TRANG NGUYÊN TỬ CỦA BÁN ĐẢO
TRIỀU TIÊN
I-Bán đảo Triều Tiên: Võ trang
nguyên tử vì Hòa bình-Thống nhất-Độc Lập
Sau hòa ước ngưng bắn từ năm 1953, vì muốn tổ quốc
được sớm thống nhất trong hòa bình, hùng mạnh về quân đội, tiến bộ về kinh tế,
và muốn khắc phục thế giới nhất là 5 siêu cường võ trang nguyên tử, Mỹ, Nga,
TQ, Pháp và Anh, Ủy Viên Thường Trực Hội Dồng Bảo An-LHQ, phải nhìn nhận bán đảo
Triều Tiên như một quốc gia độc lập có chủ quyền, tiếng nói của họ phải được quốc
tế trọng nể. Do đó các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên-BTT-và Nam Triều Tiên-NTT-
luôn theo đuổi đừơng lối chính trị mạnh, độc đoán sáng suốt, cực đoan yêu nước.
Kim Il sung và Park Chung hee là những biểu tượng của ý chí lớn lao này của hai
miền Bắc và Nam Triều Tiên.
Sau kinh nghiệm đắng cay-chiến tranh Triều
Tiên-Korea War 1950-1953- sau khi nhận diện được sự thật: Staline và Mao Trạch
Đông chỉ là những tên trùm đế quốc xâm lược, Chủ tịch Kim Il sung-Kim Nhật
Thành- quay về con đường quốc gia yêu nước cực đoan. Ông đoạn tuyệt với giấc mơ
cộng sản, ông trở về bảo vệ tuyệt đối đất nước Cộng Hòa Nhân Dân Triều
Tiên-CHNDTT, nhất quyết không để cho người nước ngoài có thể can thiệp vào nội
tình nước ông dù cho sự can thiệp có nhỏ cho đến mấy đi nữa. Ông liền đề xuất
mô hình độc lập của Triều Tiên gồm có phần lớn:
1-Độc lâp chính trị-Independence in politics- Triều
Tiên không theo mô hình chính trị của bất cứ nước nào, của bất cứ phe phái quốc
tế nào.
2-Độc lập về kinh tế-Self Sustenance in
Economy-
3-Độc lập Quốc phòng-Self Defense-Tự Bảo vệ Tổ Quốc
Tư duy cách mạng bảo vệ tổ quốc của Chủ tịch Kim Nhật
Thành tố cáo những ai còn cho rằng Bình Nhưỡng vẫn còn lệ thuộc Bằc kinh hay
Moscova, những kẻ đó đã sai lầm. Albany, một quốc gia Đông Âu, đã coi mô hình
này như là mẫu mực chính trị kinh tế để tự giải phóng ra khỏi lệ thuộc của Liên
Xô vào thời ấy. Đó cũng là những di sản về mô hình lãnh đạo quốc gia Bắc Triểu
Tiên mà những kẻ kế thừa của ông là Kim Jong-il và Kim Jong-un tiếp tục đi
theo.
Trong khi đó Tổng thống NTT, Park Chung hee theo đuổi
hệ thống ‘kinh tế độc đoán tập trung’ - Cheabol System. Park Chung hee may mắn
được nhiều người Nam Triều Tiên tài năng, trí thức, yêu nước thấu hiểu và khâm
phục, họ thành tâm thiện ý, nhiệt tình ra sức đóng góp với ông. Nhờ vậy, Park
Chung hee đã lãnh đạo hiệu năng và đưa đất nước Nam Triều Tiên tiến lên như vũ
bão, thành nền kinh thứ 13 của thế giới. Trong những năm cuối đời, Tổng thống
Park Chung hee đã khơi động phát triển công nghệ hạt nhân. Chính vì thế những
năm 82-83 NTT đã có được công nghệ vũ khí hạt nhân từ tinh luyện Plotunium.
Chính nhật báo của Nhật Ashi Shumbun đã tố cáo tin mật này vào năm 1983. Khi
nghe được tin này, chính Tổng thống Hoa kỳ lúc ấy Ronald Reagan liền bay sang
Hán Thành-Seoul- hôm 12-tháng 11-1983, làm áp lực mạnh yêu cầu Tổng thống NTT
lúc đó Chun Doo hwan, (người kế vị cố Tổng thóng Park Chung hee bị ám sát chết)
phải giải thể, triệt hạ chấm dứt ngay công trình phát triển vũ khí hạt nhân của
NTT. Để đổi lại chính phủ Hoa Kỳ sẽ trang bị hiện đại hơn, tối tân hơn cho quân
đội NTT. Tổng thống Ronald Reagan cam kết: Trong trường hợp nếu cần, NTT sẽ đặt
dưới sự bảo vệ che chỡ trực tiếp của lực lượng nguyên tử của Hoa Kỳ, đúng theo
tinh thần cùa thỏa ước ‘An Ninh Quốc Phòng Hỗ Tương’ đã ký kết giữa Mỹ và NTT
ba thập niên về trước và vẫn còn có hiệu lực mãi mãi...
Dẫu biềt rằng đây là những áp đặt đòi hỏi phi lý
theo‘tiêu chuẩn kép’ Tổng thống Chun Doo hwan không thể nào cưỡng lại áp lực từ
phía Tổng thống Ronald Reagan vào thời điểm ấy với sự hiện diện của hơn 38,000
lính chiến Mỹ đang trú đóng thường trực trên lãnh thổ NTT!
Vào những năm đầu của thập niên 90, dưới sự lãnh đạo
của Kim Nhật Thành, BTT cũng đắc thủ công nghệ hạt nhân từ tinh luyện
Plotunium. Khi nghe được tin này, năm 1994 Washington liền cử nguyên tổng thống
Jimmy Carter đến Bình Nhưỡng để thương lượng với nhà lãnh đạo BTT, Kim Nhật
Thành. Jimmy Carter yêu cầu chính phủ Bình Nhưỡng ngưng ngay kế hoạch chế tạo
vũ khí hạt nhân. Để bù lại chẳng những không bị Mỹ trừng phạt, BTT sẽ còn được
Mỹ viện trợ kinh tế lớn lao, nhất là thực phẩm cho 20 triệu dân BTT đang bên bờ
vực thẩm của chết đói và rét. Trước đề nghị hợp lý này và cũng để bảo tồn cơ sở
nguyên tử còn trong tình trạng phôi thai của mình, Kim Nhật Thành đã phải chấp
nhận. Lúc ấy Chủ tịch Kim Nhật Thành đã 82 tuổi, sức khỏe suy kiệt. Bốn tháng,
sau thỏa ước này, ông qua đời vì cơn đột quị vào ngày 8 tháng 7 năm 1994.
Chính vì sự phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân của
bán đảo Triều Tiên bị phát giác nhiều lần, do đó nhiều đời Tổng thống Mỹ:
Ronald Reagan năm 1983, Jimmy Carter năm 1994, 2006, 2010, Bill Clinton năm
2009, nguyên ngoại trưởng Madeleine Albright năm 2000, Nguyên Đặc Sứ Hoa Kỳ tại
Bình Nhưỡng Stephen Bosworth năm 2009, nguyên Đại sứ Mỹ tại LHQ, Bill
Richardson, GSTS đại học Standford, Siegfried Hecker...tất cả đã phải tìm đến
bán đảo Triều Tiên bằng mọi phương tiện và biện pháp triệt hạ cho bằng được
công nghê chế tạo vũ khí hạt nhân của xứ này. Ngày 23-2-2013 báo Los Angeles
Times phát giác hai nhân vật thuộc văn phòng Giám Đốc Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ:
Joseph Triani và Sydney Seller đã bí mật đến BTT cùng một mục đích hồi tháng 4
và tháng 8 năm 2012...
II-Hiệu Năng Những Thí Nghiệm Nguyên Tử Của BTT Trên Quan
Hệ giữa BTT, NTT, Nhật, Mỹ Và Trung Quốc
- Hơn 12 năm sau, BTT mới thật sự thành công:
-Vào ngày 9 tháng 10-2006, BTT. thử hạt nhân thành
công lần thứ I với tên lửa đạn đạo.
-Vào ngày 25-tháng 4-2009, BTT. thử thành công hạt
nhân lần thứ II, với tên lửa đạn đạo tầm xa
-Vào ngày 12-2-2013, BTT.thành công vụ thử bom hạt
nhân lần thứ III. Sự thử thành công hạt nhân lần này được thực hiện sâu trong
lòng đất tại một vùng hẻo lánh phủ đầy tuyết và băng giá phía bắc, Punggye-ri,
nằm tiếp giáp với biên giới Trung Quốc trong vòng dưới 80km. Cuộc thử hạt nhân
lần này được tiến hành sau khi BTT thử thành công tên lửa đẩy Unha-3 hôm
12-12-2012 đưa ‘một vệ tinh khí tượng‘ lên quỹ đạo có tính năng như một tên lửa
đạn đạo tầm xa trước sức phản kháng dữ dội của quốc tế. Vì thế cuộc thử nghiệm
hạt nhân lần thứ III này mang ý nghĩa sâu sắc như một thách đố đối với Hội Đồng
Bảo An LHQ, và các quốc gia đối trọng với chính phủ BTT.
Sau khi hay biết BTT phóng thành công bom hạt nhân
thành công lần thứ III hôm 12-2-2013, ngay lập tức Bộ trưởng Ngoại giao của Bắc
kinh lên tiếng khuyến cáo nặng nề Bình Nhưỡng: ‘BTT bất chấp những phản đối quốc
tế rộng khắp lại một lần nữa thử bom hạt nhân điều mà chính phủ Trung Quốc kiên
quyết phản đối’. Bộ trưởng ngoại giao TQ, Dương Khiết Trì, triệu Đại sứ BTT đến
cùng ngày để tỏ thái độ của chính phủ Trung Quốc về vụ thử hạt nhân gây thiệt hại
đến quyền lợi Trung Quốc và tạo ra địa chấn mạnh. Cách đó hơn một tháng, đặc sứ
TQ tại LHQ đã lên án hành động thử tên lửa đạn đạo Unha-3 của BTT hôm
12-12-2012.
Một nhà nghiên cứu thuộc viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
của Nhà nước TQ cho rằng Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm để cho căng thẳng gia
tăng trên bán đảo Triều Tiên. Và nặng nề lên án Hoa Kỳ đã chú tâm dùng vấn đề hạt
nhân của BTT làm cớ để tăng cường sư hiện diện quân sự của Mỹ ở trong vùng biển
sát sườn Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc lên án Mỹ trong trường hợp này cũng
đúng một phần với thực tế: Vừa được tin BTT phóng tên lửa đạn đạo Unha-3 hôm
12-2-2012, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương liền đưa 4
chiến hạm trang bị tên lửa tầm xa: tuần dương hạm Shiloh và 3 Khu trục hạm,
John S McCain, Benfold và Fitzerald vào vị trí gần vùng biển TQ ‘gọi là’ để
theo dõi phòng vệ và cũng có thể chống lại kế hoạch phóng tên lửa mang đầu
đạn tầm xa của BTT. Nhưng dĩ nhiên Bắc kinh cảm thấy an ninh của chính mình bị
đe dọa vì động thái theo tiêu chuẩn kép này của Đô đốc Samuel Locklear.
Trong khi đó tờ Global times- phiên bản Anh ngữ của
Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng: Vì vụ thử hạt nhân lần này làm hại đến quyền lợi của
Trung Quốc. Do đó, tốt nhất Trung Quốc phải dạy cho Bình Nhưỡng bài học về sự
trừng phạt. Và bài báo này khẳng định‘Trung Quốc không phải là đồng minh của
Bình Nhưỡng’
Qua những phát biểu ở trên Trung Quốc thật sự thất vọng
và cảm thấy khó xử sau những vụ thử thành công hạt nhân và tên lửa đạn đạo của
Kim Jong-un đã làm cho Trung Quốc mất ổn định ngay trong năm đầu tiên sau khi
chuyển giao quyền lực lãnh đạo tại TQ, vào thời điểm Tập Cận Bình chưa kịp thật
sự lên nắm chính quyền. Hơn bao giờ hết, chính lúc này các lãnh đạo TQ bật lên
nỗi kinh hoàng khi thấy toàn thể đất nước TQ, những cơ sở doanh nghiệp sản xuất,
những trung tâm đầu não Quân đội cũng như biệt khu Trung Nam Hải đều nằm trong
tầm nhấm của bom hạt nhân và hoả tiển đạn đạo tầm xa của BTT và của các khu trục
hạm Mỹ đang soi bóng ngay trên biển Đông Hải.
Khác với Bắc kinh, Tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm
dó, Barack Obama chưa bao giờ tuyên bố Mỹ sẽ đơn phương trừng phạt BTT. Mỹ sẽ
sát cánh cùng với đồng minh và HĐBA-LHQ tuy nhiên Tổng thống Barack Obama chưa
hề xác định hành động cứng rắn của Mỹ và của các đồng minh đối với những vụ thử
hạt nhân của BTT. Ngoài ra báo chí và các chính giới của Hoa kỳ cũng có ý kiến:
Richard Bush, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Chiến Lược Đông Bắc Á cho rằng có
thể ông’Kim Jong-un muốn thử nắn gân lãnh đạoTrung Quốc’
Riêng Nhật Bản-NB- và Nam Triều Tiên-NTT- cùng đưa
ra những phát biểu cũng như những văn bản lên án hai cuộc thử nghiệm: tên lửa
Unha-3 và thử bom hạt nhân lần thứ III của BTT và đồng loạt yêu cầu Mỹ và
HĐBA-LHQ phải ra tay trừng phạt BTT trước khi quá muộn. Cuối cùng NTT và NB
phát hiện ra rằng không có sự nhất trí giữa Bắc kinh, Washington và HĐBA-LHQ.
Do thái độ chần chừ gần như dung túng của Mỹ đối với những cuộc thử nghiệm
thành công hạt nhân và tên lửa đẩy Unha-3 của BTT, một số lớn báo chí và các
chính giới của NTT và NB liền vồ lấy thời cơ đồng loạt và nêu lên câu hỏi: Liệu
Hoa Kỳ có thể bảo vệ Seoul và Tokyo trong trường hợp Bình Nhưỡng đe dọa hoặc tấn
công bằng vũ khí hạt nhân? Do đó một số lớn báo chí và nhân sĩ của NTT và NB
lên tiếng hô hào quốc gia của họ cần sản xuất vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ khi
cần.
Đại biểu Quốc Hội của NTT ông Chung Mong Joon, phát
biểu trong một cuộc họp báo tại Hán Thành-Seoul- Phải chăng đã đến lúc NTT phải
tự trang bị vũ khí hạt nhân vì sự sống còn của NTT đang bị đe dọa nghiêm trọng
bởi lực lượng nguyên tử của BTT.
Tại NB nhà lập pháp kỳ cựu ông Shintoro Ishihara,
nguyên Đô trưởng Tokyo, đã công khai phát biểu: Đã đến lúc NB tự sản xuất vũ
khí hạt nhân để chống lại TQ, Nga và BTT. Một số lớn báo chí Nhật cũng đồng
tình với ông Ishihara. Trong lúc đó đương nhiệm Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hô
hào sửa đổi điều 9 của Hiến Pháp Nhật. Theo điều khoản này, NB không được quyền
duy trì khả năng tiến hành chiến tranh...
Ngay lập tức, đại diện chính phủ Hoa Kỳ, Carl Baker,
Giám đốc Điều hành Diễn đàn Thái Bình Dương, một trong những cơ quan đầu não của
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa kỳ có trụ sở ở Washington
D.C. liền đưa ra nhận định:‘ Bất kỳ hành động nào của NTT và NB nhầm khơi
động một chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ không được chấp thuận của
Washington...Vì theo cam kết trong các thỏa ước ‘An Ninh Quốc Phòng Hỗ
Tương’ giữa Mỹ và NB cũng như giữa Mỹ và NTT trong hơn nhiều thập kỷ
qua:NB cũng như NTT được sự bảo vệ dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Hơn thế
nữa, chúng ta đã ký Hiệp Ước Cấm Phổ Biến Vũ Khí Nguyên Tử-Nuclear-Non-Proliferation
Treaty-NPT-Thỏa ước này đòi hỏi những quốc gia chưa có vũ khí hạt nhân không được
quyền chế tạo vũ khí này. Và Carl Baker đưa ra lời cảnh cáo:‘Nếu NTT và NB vi
phạm những thỏa ước này đó sẽ là những diễn tiến rất xấu..’
Những lời cảnh cáo này của đại diên Mỹ, Carl Baker,
nhắc lại trong quá khứ, hồi thế kỷ trước cũng như hôm nay, Mỹ, Liên Xô, Trung
Quốc, Pháp và Anh, là 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An của LHQ. Và
quân đội của 5 nước này (còn có danh xưng là Ngủ Cường) đã có toàn quyền vũ
trang nguyên tử cho bộ phận Quốc phòng và Quân đội của họ‘đến tận chân răng’.
Trong hơn 6 thập niên qua và đến mãi bây giờ họ không ngừng tăng cương hiên đại
hóa khả năng chiến lược nguyên tử hạt nhân của họ. Với quyền phủ quyềt tuyệt đối-Veto-
5 thành viên thường trực này như những tên săn đầm quốc tế-International
Gendarmes- đã xử sự độc đoán với thế giới còn lại, họ cấm chỉ không một quốc
gia nào ngoài họ được quyền chế tạo vũ khí nguyên tử dù cho chỉ để tự vệ.
Tuy nhiên trong nhiều thập niên qua có nhiều
quốc gia đã lén lúc nghiên cứu và phát triển công nghệ hạt nhân. Có vài quốc
gia như Ấn Độ, Pakistan, đã công khai sự thành công của họ thông qua sự ‘bảo hộ’
của Mỹ. Riêng Do Thái những năm 69-72 của thế kỷ trước đã được Richard Nixon (Mỹ)
viện trợ trực tiếp vũ khí nguyên tử để xứ này có đủ khả năng chế ngự quân sự trọn
vùng Trung Cận Đông.
Tất cả báo chí Hoa Kỳ và thế giới hôm
28-2-2013 đều rộ lên loan tin: Nguyên hảo thủ bóng rỗ của đội Chicago Bulls,
Dennis Rodman, hiện có mặt tại BTT từ hôm thứ Hai-26-2-2013. Dennis Rodman được
báo chí săn đón, phỏng vấn nồng nhiệt ngay khi anh vừa bước xuống phi trường
Bình Nhưỡng. Thật bất ngờ chính Dennis Rodman cho hay rằng anh hy vọng được tiếp
xúc với nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong-un, vốn dĩ là một trong những‘fans’ của anh.
Sau đó lại có tin rằng lãnh tụ Kim Jong-un sẽ cùng Dennis Rodman đến xem buổi
thao diễn bóng rỗ thân hữu hỗn hợp BTT và HoaKỳ tại Bình Nhưỡng hôm 28-2-2013.
Tại buổi thao diễn này, trước mặt hàng ngàn kháng giả và báo chí Dennis Rodman
ngỏ lời với lãnh tụ Kim Jong-un:‘thưa Ngài, tôi xin được làm người bạn thân suốt
đời của Ngài’. Đáp lại, lãnh tụ Kim Jong-un nói:‘Cuộc thao diễn bóng rỗ thân hữu
hỗn hợp hôm nay sẽ hâm nóng mối quan hệ BTT và Hoa Kỳ’. Hôm thứ Sáu-1-3-2013,
trước khi lên máy bay đến Bắc Kinh, tại phi cảng Bình Nhưỡng, Dennis Rodman
tuyên bố là anh vô cùng kính mến lãnh tụ Kim Jong-un và ca tụng Kim Jong-un là
nhà lãnh đạo vĩ đại của BTT chẳng khác nào hai vị tiền bối của ông: Kim Il-sung
và Kim Jong-il.
Thật, không ai có thể tưởng tượng, chỉ là một nguyên
vận động viên đẳng cấp của đội bóng rỗ Chicago Bulls, với bộ dạng dị hợm, tai,
mũi, môi, miệng, lưỡi, đục khoét đeo lủng lẳng những khoen và vòng, ăn nói tùy
tiện, bộc trực. Ấy thế mà Dennis Rodman có thể vừa ăn Sushi, vừa uống quảng cáo
Coca Cola vừa trò chuyện thân tình cởi mở với nhà lãnh đạo chuyên chính khét tiếng
của BTT, Kim Jong-un ngay giữa thủ đô Bình Nhưỡng. Qua những khúc phim ảnh minh
họa về cuộc hội kiến lạ lùng này, ai còn dám bảo Bình Nhưỡng là nơi ít người biết
đến? Lãnh tụ Kim Jong-un vẫn còn là nhà độc tài bí ẩn? Kim Jong-un trở thành bộ
mặt thân thiện với thế giới. Phải chăng một kỷ nguyên‘ngoại giao bóng rỗ’ vừa
được khai sinh. Một tầm nhìn mới của Washington về Bình Nhưỡng vừa được hình
thành? Cả thế giới đang chờ Mỹ và BTT sẽ thiết lập quan hệ mật thiết bằng những
bước đi cụ thể...
III- Thành Công Mới Và Áp Lực Mới Của
BTT Đối Với Mỹ Và Trung Quốc
-Vào ngày 6-1-2016, Kim Jong Un lại cho tiến hành thử
nghiệm hạt nhân thành công lần thứ IV trong lòng đất gây địa chấn 4.8 độ
Richter. Kim Jong Un nói về vụ nổ lần này là do một quả bom hydro thu nhỏ lại
và Kim Jong Un mô tả đây là‘vụ thử hạt nhân thành công rất ngoạn mục’. Vào ngày
10-1-2016 Kim Yong Un phát biểu trên kênh truyền hình BTT: Việc BTT vừa thử bom
nhiệt hạch thành công hôm 6 tháng 1 là giải pháp tự vệ và của quốc gia không ai
có quyền chỉ trích. Khả năng hủy diệt và công phá của bom nhiệt hạch hơn gấp
nhiều trăm lần bom hạt nhân thường. HĐBA-LHQ, Mỹ và nhất là Trung Quốc đã lên
tiếng phản đối nặng nề BTT mặc dầu trong thực tế TQ chưa đưa ra biện pháp pháp
trừng phạt BTT một cách cụ thể. Bà Samatha Power, đại diện của Mỹ tại LHQ cho
biết Mỹ và LHQ sẽ ra biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ 20 năm qua. Liền sau
đó Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật cho phép Chính quyền phạt các cá nhân nhập khẩu
hoặc xuất khẩu hàng hóa và tiền sang BTT. LHQ cũng thông qua nghị quyết cấm BTT
thực hiện các vụ phóng thử có sử dụng công nghê tên lửa đạn đạo.
Vào ngày 7-2-2016 BTT lại thử phóng thành công lần
thứ 2 tên lửa đẩy Unha-3
Mỹ và các đồng minh Mỹ tại Á châu liền vồ lấy cơ hội
quyết định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hê thống phòng thủ tên lửa tầm
cao-THAAD- vào giai đoạn cuối cùng. Tổng thống Obama đã thẳng tay bác bỏ đề nghị
của BTT là Mỹ xóa bỏ hệ thống THAAD để đổi lấy việc nước này sẽ không tiến hành
thử hạt nhân.
-Vào ngày 9 tháng 9-2016 Kim Jong Un cho tiến hành
thử bom hạt nhân lần thứ V sâu trong lòng đất đã gây ra địa chấn 5.3 độ
Richter. Washington Post đưa tin vụ thử hạt nhân lần này đi kèm với vụ nỗ tương
đương 10 kiloton. Theo BBC London thì vụ nổ này có sức mạnh tương đương từ
10-30 kiloton. Vụ nổ hạt nhân lần này củ BTT mạnh gấp 10 lần so với những vụ nổ
hạt nhân của xứ này từ thập niên trước. Sức manh tàn phá và hủy diệt của của vụ
thử hạt nhân lần thứ V này bằng tổng số sức mạnh của hai trái bom nguyên tử của
Mỹ thả xuống Nagazaki và Hiroshima sau đại chiến thế giới lần thứ hai. HĐBA-LHQ
lên án mạnh mẽ vụ thử này. Trừng phạt BTT lần này, Trung Quốc có những bước đi
cụ thể nhất là cấm nhập khẩu than đá từ BTT. Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ
sẽ không bao giờ nhìn nhận BTT là một quốc gia đứng trong hàng ngũ những quốc
gia hạt nhân...
Sau đây là sơ đồ minh họa 5 lần thử vũ khí hạt nhân của BTT. Mỗi lần thử
là mỗi lần tiến bô gấp bội: https://vietbao.com/images/file/s-iYNRqP1ggBAAR0/w600/ban-do-nguyen-tu-bac-han.jpg
(Sơ đồ tìm thấy trên Internet)
Sau cuộc thử hạt nhân lần thứ V cho đến ôm nay, BTT
đã thử nghiệm 4 lần phóng tên lửa mang đầu đạn vào những dịp mang tính lịch sử
hay những sư kiện chính trị. Nhưng tất cả 4 lần phóng tên lửa trong mấy tháng
qua đều thất bại. Lần mới nhất vào ngày 29-4-2017. Mặc dầu là thất bại, nhưng 4
lần phóng tên lửa lần cuối mang ý chí lớn nhất của Kim Jong-un với tham vọng thử
nghiêm những tên lửa mang đầu đạn bay theo quỹ đạo xuyên lục địa hoặc có thể tiến
đến Nhật Bản và vùng đất phía Tây của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như các chính khách
Mỹ ước đoán không chóng thì chầy sớm muốn gì BTT cũng sẽ thành công những thứ
nghiệm này. Trong khi đó các chuyên viên vũ khí nguyên tử của thế giới nhất là
Mỹ, tin chắc rằng BTT đã có đủ khả năng thu nhỏ những quả bom hạt nhân biến
chúng thành những đấu đạn hạt nhân, điều này cho phép BTT có thể trực tiếp
đương đấu với Mỹ trong một cuộc chiến hạt nhân. Hơn thế nữa Kim Jong-un cũng
không dấu diếm gì với ý nghĩ này và họ Kim đã nói thẳng là BTT có đủ khả năng
biến nước Mỹ thành tro bụi nếu cuộc chiến hạt nhân thật sư xảy ra giữa BTT và
Hoa Kỳ. Những ý nghĩ này đã kích hoạt nỗi kinh hoàng của Mỹ và Chính phủ Donald
Trump muốn ra tay trước khi quá muộn.
Trước ngày lễ duyệt binh của Bình Nhưỡng ngày 15
tháng tư-2017 kỷ niệm ngày sanh thú 105 của cố lãnh tụ BTT, Kim Nhật Thành,
chính phủ Mỹ đưa ra hàng loạt phát ngôn gây choáng:
- Tổng thống Donald Trump phát biểu nếm Kim Jong-un
cứ tiếp tục tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính phủ Mỹ sẽ đơn phương,
không cần sư hỗ trợ của Bắc Kinh, biến cả BTT thành tro bụi hạt nhân, bất kể sự
tồn vong của các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
- Trong chuyến công du lần đầu tiên tại các nước
châu Á, Phó tổng thống Mỹ, Mike Pence phát biểu tại Manila‘đối với BTT kỷ
nguyên kiên nhẫn chiến lược đã chấm dứt’.
- Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Rex
Tillerson, nhấn mạnh:‘Mỹ đã nói quá đủ về các vấn đề BTT’
Những phát ngôn thái quá ở trên cũng được đưa ra
cùng thời điểm với sự cảnh cáo của chính phủ Mỹ bằng cách điều động đội tàu sân
bay Carl Winson đến biển Đông Bắc Á. Thậm chí chính phủ Mỹ còn bỏ ngỏ khả năng
tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng bằng vũ khí hạt nhân từ hạm đội tàu sân bay này.
Hôm 25-4-2017 một lần nửa Mỹ cho điều động đến cảng
NTT, siêu tàu ngầm USS Michigan trang bị với hơn 150 hỏa tiển hành trình
Tomohawk có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất trong vòng
2000km.
Ngay lập tức BTT nã đạn pháo mịt mù trong bối cảnh
BTT cho tiến hành một cưộc tập trận qui mô có hỏa tiễn mang đầu đạn tầm xa ở
thành phố Wonsum của BTT.
Các diễn tiến này đưa bán đảo Triều Tiên ngày càng gần
đến bờ vực chiến tranh.
Trước phản ứng hung hãn của BTT, hôm 25-4-2017 bà
Nikki Haley đại diện thường trực của Mỹ tại LHQ đã phải vôi vàng lên tiếng kêu
gọi BTT không nên tuyên chiến với Mỹ và đừng cho Mỹ có đầy đủ lý do để tấn công
BTT. Mỹ sẽ không hành động gì trừ phi BTT tạo cơ hội cho chúng tôi. Nhưng nếu
BTT tấn công một căn cứ quân sự Mỹ, hoặc BTT đang hoàn tất kế hoạch tên lửa đạn
đạo liên lục địa có khả năng chạm tới Mỹ, thì chúng tôi bắt buộc sẽ phải hành động.
Ngược lại, theo bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo thì Bắc
kinh không ngán BTT, NTT và cả Mỹ. Sự kiện BTT tiến hành tên lửa hôm 29-4-2017
cho thấy Bình Nhưỡng không hề chùn bước trước những cảnh cáo quốc tế. Báo chí
TQ muốn Bắc Kinh nên rời bỏ Bình Nhưỡng vì ý chí đắc thủ vũ khí hạt nhân của xứ
này để có thể khống chế toàn cầu. Trong 6 năm qua, từ khị Kim Jong-un lên nắm
chính quyền Bình Nhưỡng, quan hệ Trung-Triều đã trở nên xấu đi. Cả 2 lãnh đạo Bắc
Kinh và Bình Nhưỡng không hể tổ chức một buổi họp thượng đỉnh để có cơ hội tiếp
xúc trao đổi lẫn nhau. Do đó, niềm tin chiến lược song phương của 2 nước trở
nên hão huyền mặc dù hai bên vẫn trao đổi ngoại giao đều đặng.
Do đó tình trạng bán đảo Triều Tiên ngày càng trở
nên tồi tệ sẽ khiến quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng thêm rạn nứt và TQ cũng sẵn
sàng đáp trả những hành động không thiện chí từ BTT. Mục tiêu trước mắt của TQ
là cố gắng đình chỉ hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân của BTT và các vụ tập
trận Mỹ-Hàn. Bắc kinh đã nhiều lần khẳng định với Washington rằng TQ không phải
là chìa khóa giải quyết vấn đề BTT. Âu đó cũng là một cách trả lời Tổng thống
Donald Trump hôm 29-4-2017 đã phát biểu:‘Tôi tin rằng ông ấy (TCB) đang rất cố
gắng. Chắc chắn ông ấy không muốn thấy biến động và cái chết. Ông ấy là một người
tốt-một người rất tốt-tôi hiểu rõ nhiều về ông ấy..’. Mặc dầu được Donald Trump
khen tặng không tiếc lời, hôm 9-5-2017 Bắc kinh vẫn tin rằng nếu chiến tranh có
thể xảy ra sau khi nỗ lực hòa giải thất bại, thì TQ sẽ không sợ đương đầu với
BTT lẫn Mỹ-Hàn.
Hôm 10-5-2017, hãng thông tấn Đài Loan- CNA- cho hay
Trung Quốc vừa thử hỏa tiễn tại vùng biển Bô-Hai thuộc vùng Đông Bắc của Trung
Quốc gần BTT sau khi TQ cảnh cáo NTT về việc bố trí hệ thống chống hỏa tiễn
THAAD của Mỹ trên đất NTT. Chính phủ Trung Quốc cho biết vụ phóng hỏa tiễn của
TQ lần này là để chuẩn bị đối phó hiệu quả với‘các mối đe dọa an ninh quốc
gia’. Phải chăng đây là lời cảnh cáo của TQ không phải chỉ nhằm riêng NTT mà cả
Mỹ và BTT?
Đại sứ BTT tại Anh Quốc, Choe Il, hôm 9 tháng 5-2017
khẳng định nước này sẽ không dừng chương trình thử tên lửa cũng như thử nghệm hạt
nhân lần thứ 6 vào thời gian và địa điểm phù hợp. Chúng tôi buộc phải sở hữu
năng lực hạt nhân là vì những cuộc thử nghiệm hạt nhân cho chúng tôi thấy chúng
tôi đạt được tiềm lực quân sự mạnh mẽ mặc dầu BTT là môt nước nhỏ bé nhưng
không có quốc gia nào mạnh mẽ hơn như Mỹ cũng không thể tấn công phủ đầu chúng
tôi trước được. Chúng tôi không muốn đánh bom hạt nhân với bất cứ ai ngay cả với
Mỹ, nhưng chúng tôi phải luôn duy trì vũ khí hạt nhân vì đó là lưỡi gươm thiêng
duy nhất để bảo vệ đất nước nhỏ bé Triều Tiên của chúng tôi.
Trước nghi ngại vụ BTT có thể tiến hành thử hạt nhân
lần 6, Mỹ đã đưa những tuyên bố cảnh cáo thật ư mạnh mẽ. Tuy nhiên Tổng thống
Donald Trump gần đây cho biết ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong-un nếu
BTT chịu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Mặc dầu đề xuất này của Donald
Trump bị Kim Jong-un mạnh mẽ bát bỏ vì nó đính kèm với điều kiên Bình Nhưỡng phải
từ bỏ chiến lược thử vũ khí hạt nhân, lưỡi gươm thiêng duy nhất có sức bảo vệ
bán đảo Triều Tiên.
Thoạt nghe tin này, ai cũng lầm tưởng đề xuất của Tổng
thống Donald Trump chỉ là một gợi ý mà chắc chắn không những Bình Nhưỡng không
chấp nhận mà cả những chính khách hàng đầu của Mỹ cũng không chấp nhận. Nguyên
ngoại trưởng Mỹ, Condoleezza Rice, cũng lên tiếng phản đối không thể chấp nhận
để cho một vị tổng thống của Mỹ có thể ngồi đối thoại với một nhà độc tài ấu
trĩ và hung hãn như Kim Jong-un.
Nhưng trong thực tế cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và BTT đã xảy
ra trong mấy ngày sau đó, tại một thành phố Bắc Âu- thủ đô Oslo của Na
Uy-Norway. Lãnh đạo phái đoàn BTT là bà Choe Son-hui, Giám Đốc Trung Tâm về các
vấn đề Bắc Mỹ, đã đến Oslo vào ngày 7-tháng 5 để hội đàm với phái đoàn Mỹ dưới
sự lãnh đạo của bà Suzanne DiMaggio, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách
New America. Kinh truyền hình Ashi cho biết hai bên dự kiến thảo luận về các vấn
đề hạt nhân và tên lửa của BTT, cũng như các quan hệ song phương trong tương
lai giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Được biết, trước đó, có cuộc hội đàm tương tự cùng với
sự tham gia của bà Choe, đã từng được lên kế hoạch và sẽ diễn ra tại New York
vào tháng 3 năm 2017. Tuy nhiên phái đoàn BTT vào phút chót đã không được chấp
thuận cấp visa. Do vậy kế hoạch hội đàm bị hoãn lại...
Hôm 10 tháng 5-2017, cả thể giới vui mừng đón nhận lời
tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in. Trong dịp này tân
tổng thống Moon Jae-in cho biết ông sẵn sàng đến Bình Nhưỡng để đối thoại với
lãnh tụ BTT, Kim Jong-un trong điều kiện nguyên trạng của tình hình bán đảo Triều
Tiên. Thái độ cởi mở với BTT cho thấy tân Tổng thống NTT ông Moon Jae-in lên cầm
quyền là một dấu ngoặt ngoại giao vô cùng quan trọng trong khu vực.
Những gì các chuyên gia chiến lược nguyên tử của Mỹ
đã từng e ngại nó có thể xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên và thật sự nó đã xảy
ra:
- Hôm 13 tháng 9-2017 Bình Nhưỡng loan
báo đã thử nghiệm thành công lần thứ 6 với bom hạt nhân. có sức
công phá và hủy diệt nhiều lần hơn bom nguyên tử và đã gây địa chấn đến các nước
lân bang, Nga và TQ. Sự kiện này đã gây quan ngại không ít cho thế giới nhất là
các thành viên thường trực của HĐBA-LHQ.
- Sau đó hôm 29-Nov-2017 Bình Nhưỡng
lại thành công to trong việc phóng hỏa tiễn đan đạo xuyên lục địa
Hwasong-15-Intercontinental Ballistic Missile-IBM-có thể với tới bờ biển phía
Đông của Mỹ.
Nội trong năm 2017, BTT đã 16 lần phóng thử nghiệm với
23 hỏa tiễn mang đầu đạn đủ cỡ, từ Pukgusong2 (Short Range Ballistic Missile)…đến
Hwasong-15 (Intercontinental Ballistic Missile).
Như
vậy 3 sự kiện: 10 tháng 5, 13 tháng 9, và
29 tháng 11 năm 2017 đã thật sự hỗ
trợ cho nhau, giúp chính phủ BTT gây sức ép mới đòi hỏi thế giới nhất là Mỹ và
TQ phải nhìn nhận Bán đảo Triều Tiên như là một quốc gia thống nhất, có chủ quyền
độc lập, có đầy đủ vũ trang nguyên tử.
IV-Thời Cơ Đang Đến Bán Đảo
Triều Tiên?-
Ý chí nối lại đối thoại với BTT của tân Tổng thống NTT, Moon Jae-in đã có
tiếng vang thật sự. Hôm thứ Ba-12-12-2017, tại Diễn Đàn Đại Tây
Dương, Washington D.C, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, tuyên bố: “Mỹ
sẵn sàng đàm phán với BTT vô điều kiện”. Tillerson kêu gọi “…điều cần
thiết là Mỹ và BTT nên ngồi lại với nhau…dù sao cũng phải gặp nhau để đối thoại,
nhìn thẳng vào mắt nhau để tìm ra cho được một lối thoát, một nhu cầu có lợi
trong tương lai giũa hai quốc gia…Thật là thiếu thực tế cho những ai cứ bám chặt
lấy tư tưởng BTT, một quốc gia đã đầu tư lâu đời và chế tạo thành
công vũ khí nguyên tử lại có thể từ bỏ hay ngưng động phát triển vũ khí
này trước khi họ bước đến bàn đàm phán với chúng ta…”. Ngoại
trưởng Tillerson cũng khẳng định Tổng thống Donald Trump đã hậu thuẫn ý kiến
này: https://www.yahoo.com/news/tillerson-softens-us-stance-possible-talks-nkorea-222702752.html
Hôm thứ Sáu, 15-12-2017, tai buổi họp của HĐBA tối
cao của LHQ, TTK/LHQ ông Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi: “Đã đến
lúc phải thiết lập và củng cố ngay lập tức kênh liên lạc với BTT, bao gồm kênh
liên lạc Liên Triều và từ Quân đội tới Quân đội để giảm nguy cơ hiểu lầm leo
thang xung đột…” .
Thúc đẩy việc đối thoại giữa Mỹ và BTT cũng như giũa
Bình Nhưỡng và Hán Thành (Seoul) để củng cố hòa bình thịnh vượng,
để tránh khỏi những rũi ro leo thang xung đột vũ trang, đựơc xem như là xu thế
toàn cầu hôm nay.
Đầu năm 2018 một sự kiện vừa xảy ra trên bán đảo Triều
Tiên: Nhân dịp Thế vân hội mùa Đông được tổ chức tai Pyeongchang-Nam Triều Tiên
từ ngày 9 tháng 2 đén ngày 25-2-2018, với sự sắp xếp giữa hai chính phủ Bắc và
Nam Triều Tiên, một đoàn vận động viên chung đã đươc thành lập dưới lá cờ Liên
Triều. Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in, còn cho phép BTT gửi một phái đoàn gồm
cả trăm nữ cổ động viên-Cheerleaders- và cả một ban nhạc. Hướng dẫn
phái đoàn là bà Kim Yo-jong, Ủy viên Bộ Chính Trị, và cũng là em gái của lãnh tụ
BTT, Kim Jong-un. Bên cạnh bà Kim Yo-jong còn có ông Kim Jong-nam, Chủ tịch Quốc
hội của BTT. Phái đoàn này sẽ có cơ hội gặp gỡ các cấp cao của chính phủ NTT
bên lề Olympic Pyeongchang. Chinh phủ Mỹ cũng gửi Phó Tổng thống Mike Pence đến
thăm dự lễ khai mạc Olympic Pyeongchang với hy vọng sẽ có cơ hội tiếp cận với
phái đoàn BTT.
Tại buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang hôm 9-tháng
2 năm 2018, Tổng thống NTT, ông Moon Jae-in nhận được thư tay và lời mời
thăm Bình Nhưỡng của nhà lãnh đạo BTT, Kim Jong-un, được bà Kim Yo-jong chuyển
trực tiếp. Bản thân Kim Jong-un cũng lên tiếng kêu gọi hai miền Nam và Bắc Triều
Tiên cùng góp sức hâm nóng bầu không khí hòa giải nảy sinh từ Olympic
Pyeongchang.
Trong thực tế, khó có ai biết chắc được những gì đã
xảy ra bên lề buổi lễ khai mạc Olympic Pyeongchang. Hôm 16 tháng 2 vừa rồi, sau
khi rời khỏi máy bay Air Force-2, tai phi trường Mac Allen Miller-Texas, Phó tổng
thống Mike Pence tuyên bồ ông đã sẵn sàng cho cuộc găp gỡ lich sử với Bình Nhưỡng
bên lề Olympic Pyeongchang, nhưng chính Bình Nhưỡng đơn phương hủy bỏ cuộc gặp
gỡ này: https://ww.yahoo.com/news/us-pence-ready-talk-nkorea-canceled-meeting-002826081--politics.html
Trong lúc đó, hôm 25-2 vừa rồi, Tướng Kim Yong-chol
hướng dẫn phái đoàn BTT gồm có 8 người đến viếng thăm NTT trong 3 ngày và đồng
thời Kim Yong-chol hướng dẫn phái đoàn này tham dự buổi lễ bế mạc Olympic
Pyeongchang vào sáng ngày 25-2. Ivanka Trump, con gái cùng là cố vấn cao cấp của
Tổng thống Donald Trump cũng tham dự sự kiện này. Nhân dịp này, Kim Yong-chol
tuyên bố Binh Nhưỡng sẵn sàng để đối thoại với Mỹ và NTT. Trong lúc Tổng thống
NTT, Moon Jae-in cho rằng đối thoại Nam và BTT phải được sớm tổ chức để cải thiện
quan hệ giữa hai miền, và đồng thời đối thoại Mỹ và BTT cũng phải được sớm tổ
chức để bảo đảm hòa bình và để tránh tình trạng leo thang xung đột. Nhưng
Washington cho rằng Bình Nhưỡng phải có những bước đi cụ thể nhầm phi hạt nhân
hóa trong mọi cuộc đối thoại.
- Hôm 26-2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: Mỹ sẽ
đàm phán với BTT vào lúc thich hợp.
- Cùng lúc đó Bình Nhưỡng khẳng định để ngỏ cánh cửa
đối thoại với Mỹ
- Tổng thống NTT, Moon Jae-in kêu gọi Mỹ nên hạ ngưỡng
cửa đàm phán với BTT. Và ông thông báo cho Tổng thống Mỹ, Donald Trump hay rằng
ông đã gửi một phái bộ đến BTT, như là đại diện thường trực của chinh phủ Seoul
bên cạnh chính phủ Binh Nhưỡng.
Qua những lời tuyên bố trên, xem chừng con đường dẫn
đến đối thoại: Mỹ-BTT vẫn còn để ngỏ. Hy vọng lời kêu gọi của ngoai trưởng Mỹ,
Rex Tillerson hôm 12-12-2017 tai diễn đàn Đai Tây Dương-Washington D.C. sẽ chuyển
hóa được tư tưởng của Tổng thống Donald Trump, chấp nhận đàm phán vô điều kiện
tiên quyết với BTT.
Hôm 24-5-2018 Tông thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi
bức tâm thư với những ngôn từ đầy nhân văn và có sức thuyết phục mà ông
chỉ dành cho Chủ tich BTT, Kim Jong-un.
Sáng ngày 25-5-2018 cả thế giới lắng nghe Tổng thống
Donald Trump khẳng định Ông và Chủ tich Kim sẽ găp nhau tai thượng đỉnh như đã
trù liệu vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 tại Singapore.
Dù cho thưọng đỉnh Mỹ Triều tại Singapore chỉ xảy ra
trong ba ngày không thể nào giải quyết được tất cả những vấn đề tù đọng trong
quan hệ giữa hai quốc gia này trong suốt chiều dài nhiều thâp niên. Nhưng nó có
khả năng khơi động một thời đại mới. nhân loại biết hòa hợp hòa giải vì sự sống
còn của nhau và của thế giới. Hy vọng thượng đỉnh Mỹ-Triều 2 tai Viêt Nam sẽ bảo
vệ và phát triển, thúc đẩy ý chí này của Washington và Bình Nhưỡng đến một tiến
trình cao và xa hơn.
V-Kết luận-
Hy vọng với truyền thống thực dụng-American
Pragmatism-Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sớm nhìn nhận thực tại khả năng
nguyên tử của BTT như một quốc gia thứ 9 trong hàng ngũ các quốc gia có đầy đủ
vũ trang nguyên tử như nguyên Ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson từng suy nghĩ.
Chinh phủ Hoa Kỳ cũng đã từng nhìn nhận Ấn Độ vào tháng 6 năm 2006 và Pakistan
sau đó, như là hai quốc gia đứng trong hàng ngũ các quốc gia có đầy đủ vũ trang
nguyên tử. Cũng như ẤnĐộ và Pakistan, BTT sẽ được chinh phủ Mỹ giúp đỡ chuyển
hướng khả năng nguyên tử thành năng lượng phuc vụ hòa bình, phát triên Kinh tế
và Y hoc-Nuclear Medecine. Quyết định chính đáng này của Tổng thống
Donald Trump sẽ mang đến lơi ích to lớn cho chiến lược khu vực và toàn cầu của
Hoa Kỳ. Một khi đã thâu phục được Binh Nhưỡng, Washington sẽ liên kết các quốc
gia NB, NH, VN và BTT thành một lực lương khủng khiếp đối đầu vớiTQ trên cả 2
phương diên Kinh tế và Quốc Phòng, nhất là diệt trừ “Trung Hoa Mộng” của
Tập Cận Bình. Cũng là cơ hội lớn để Mỹ và khối ASEAN chủ động thay đổi cục diện
Biển Đông./.
Đào
Như
Chicago - Feb 7th 2019
---------------------
Cùng tác giả Đào Như
.
Mỹ
và những nhượng bộ mới trong chính sách đối với BTT
.
Chính
Sách Hạt Nhân của BTT Lợi Thế Chiến Lược Của Mỹ-
.
Tông
thống Trump và Chủ tich Kim trở lại thượng đỉnh Singapore
No comments:
Post a Comment