Ba
Lan tái lập kiểm soát biên giới với Đức và Litva để chống nhập cư trái phép
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 07/07/2025 - 11:38 - Sửa đổi ngày: 07/07/2025 - 11:42
Ba Lan đã
áp dụng trở lại biện pháp kiểm soát biên giới với Đức và Litva kể từ đêm Chủ Nhật,
06/07/2025. Tổng cộng có 52 trạm kiểm soát đã được thiết lập trên biên giới với
Đức và 13 trạm với Litva. Các cuộc kiểm tra sẽ được tiến hành trong 30 ngày, từ
nay đến ngày 05/08, nhưng có thể được gia hạn sau đó. Theo các nhân viên biên
phòng Ba Lan, các cuộc kiểm tra sẽ được thực hiện ngẫu nhiên, chủ yếu nhắm đến
các phương tiện có khả năng chở nhiều hành khách.
HÌNH
:
Cảnh
sát Ba Lan kiểm soát xe đi qua biên giới Đức - Ba Lan, Slubice, ngày
07/07/2025. AP - Ebrahim Noroozi
Biện
pháp này là nhằm kiểm soát dòng người nhập cư bất hợp pháp đến từ Belarus, vượt
qua các nước Baltic để vào khu vực Đông Âu.
Từ
Vilnius, thông tín viên Marielle Vitureau cho biết cụ thể :
"Kể
từ nay, cảnh sát biên phòng Ba Lan sẽ kiểm soát 13 điểm qua lại trên 100 km đường
biên giới với Litva. Kể từ cuộc khủng hoảng mùa hè năm 2021, dân nhập cư vẫn tiếp
tục băng qua khu vực này. Ông Mantautas Sulskus, đứng đầu tổ chức Sienos,
chuyên hỗ trợ người di cư tại Litva, cho biết :
"Trong
sáu tháng qua, lực lượng biên phòng đã đẩy lùi 917 người, bằng với con số trong
cả năm 2024."
Từ
tháng 1 đến tháng 6 năm 2025, 352 người di cư đến từ Latvia và Litva, cùng 31 kẻ
buôn người đã bị cảnh sát Litva và Ba Lan bắt giữ. Tại biên giới giữa Latvia và
Belarus, tình hình cũng rất căng thẳng. Mọi biện pháp đã thực hiện để ngăn chận
người di cư vượt biên. Ông Mantautas Sulskus cho biết :
"Litva
có 600 km biên giới, và ở khắp nơi, trừ các khu vực đầm lầy và sông ngòi, đều
có hàng rào kẽm gai và dọc theo đó là hệ thống camera giám sát."
Một
hệ thống tương tự đang được xây dựng tại Latvia. Đối với cả Vilnius và Riga,
dòng người di cư này đang bị Matxcơva và Minsk sử dụng vào mục tiêu chính trị.
Latvia và Litva đã áp dụng các thủ tục đặc biệt để ngăn người di cư nộp đơn xin
tị nạn và đẩy họ trở lại, tuy nhiên hai nước này đang phải đối mặt với Tòa án
Nhân quyền châu Âu vì đã đẩy lùi một cách bất hợp pháp các di dân."
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Đặc biệt
Biên
giới Phần Lan - Nga : Điểm nóng mới tiếp sau chiến tranh Ukraina ?
TRUNG
QUỐC - BELARUS - TẬP TRẬN
Trung
Quốc và Belarus tập trận chung gần biên giới Ba Lan
No comments:
Post a Comment