Thursday, March 26, 2020

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI CÓ THỂ XẢY RA HAY KHÔNG? (Trương Nhân Tuấn)






Hôm qua tôi viết “tút” ngắn, phân tích “ý đồ” của TQ (nếu có thể gọi như vậy) qua việc thu mua gạo của VN, bất kể giá cả ra sao. Tôi có kết luận rằng TQ có thể đang “chuẩn bị lương thảo” để mở ra một cuộc chiến tranh. TQ có thể chiếm Đài loan và nhân tiện chiếm các đảo Trường Sa của VN.

Có rất nhiều người không thuyết phục ý kiến này. Vấn đề là trong lịch sử cận đại về chiến tranh của nhân loại, đa số, nếu không nói là hầu hết, có nguyên nhân bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng sâu xa về kinh tế, xã hội. Thế Chiến thứ II ở Châu Âu, nguyên nhân sâu xa là Đức không thể “trả nợ chiến tranh” do Thế chiến thứ I. Phe “thắng trận” đã buộc Đức phải trả những món nợ mà nếu trả, dân Đức sẽ “làm mọi suốt đời”! Việc buộc phải trả nợ và sự “nhực nhã” vì thua trận, Hitler đã dễ dàng kích động tinh thần “dân tộc chủ nghĩa” bài Do thái trong nước. Khi nắm được quyền lực Hitler đổ dồn mọi tài nguyên quốc gia vào việc “hiện đại hóa” quốc phòng. Lý do chiến tranh (của Đức) ở đây là “kinh tế” và “danh dự dân tộc”.

Trong khi Nhật, cũng là một “đế quốc quân phiệt”, sử dụng “dân tộc chủ nghĩa” để củng cố quốc phòng. Mục đích đế quốc Nhật là “bành trướng lãnh thổ”, với tham vọng xây dựng khối “Đại Đông Á”, mục đích “hùng phong đại quốc” và tranh đoạt tài nguyên. Nhật không thể “phát triển bền vững” nếu không có nguồn nguyên liệu cung ứng dồi dào từ bên ngoài. Nguyên nhân chiến tranh của Nhật là khẳng định vị thế “đế quốc”, thâu tóm và bảo vệ nguồn nguyên liệu cần thiết để phát triển.

Nhìn qua các dữ kiện này, so sánh với tình hình thế giới hiện thời, có những điều gì “tương đồng”?

Qua trận “thư hùng” Mỹ và TQ về “chiến tranh thương mại”. Ta thấy Mỹ (và đồng minh) không thể thắng vì tất cả, địch và chúng ta, đều “liên thuộc” chặt chẽ về kinh tế. “Đập” TQ “tan nát” đầu này thì cũng làm nát bét đầu kia của “phe mình”. TQ “yếu” hơn nhiều lần nhưng “không thua”, vì phía đối thủ “phụ thuộc” quá nhiều vào TQ.

Ở điểm này ta thấy Mỹ sẽ không thể giữ vị thế “đại cường” lâu dài nếu không sớm “thoát” khỏi cảnh “lệ thuộc” về kinh tế vào TQ. Điều “phụ thuộc” này khá giống với Nhật trong thời Đệ nhị Thế chiến.

Mỹ khó có cách nào “thoát” một cách êm thắm mà không bị đối phương bắt chẹt.

Về phía TQ, Tập Cận Bình hiện thời đang bị dư luận trong và ngoài nước chỉ trích về cái cách quản lý bịnh Covid-19. Nhiều tin tức báo chí cho biết Tập có thể bị T.Ư “khiển trách” và “lột” bớt quyền hành trong thời gian tới (nếu may mắn không bị thanh trừng). Ngoài ra qua hệ quả của “chiến tranh thương mại” với Mỹ, người ta thấy rằng nguyên nhân cuộc chiến là do chính sách “đe dọa bành trướng” của Tập qua các chương trình đầy tham vọng như “Vành đai con đường”, “made in china 2025″… Tức là Tập Cận Bình bỏ qua lời khuyên “thao quang dưỡng hối”, ép mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình.

Nếu so sánh “công tội”, “tội” của Tập lớn so với “công lao”….

Ở Mỹ, Trump hiện lâm vào tư thế hết sức bất lợi. Thành quả phát triển kinh tế gặt hái được từ ba năm qua bỗng chốc tiêu tan. Kinh tế trên đà sa sút và viễn tượng cả nước Mỹ bị Covid-19 tàn phá. Cách quản lý khủng hoảng y tế của Trump cho thấy là “tệ”, nước Mỹ lý ra có thể tránh được dịch, hoặc có thể phòng dịch với tư thế “mạnh” vì đầy đủ dụng cụ y tế. Trump đã quá “lạc quan”, hay quá “tin tưởng” trên những điều không thật. Tức là hy vọng thắng cử tháng 11 sắp tới của Trump là “mong manh”.

Nước Nga, Putin đang lúng túng vì chỉ một tuần giá dầu giảm 75%, chỉ còn hơn 25 đô la. Nước Nga sẽ nhanh chóng bước vào suy thoái, lòng dân vốn đã phẫn uất, Putin có thể sẽ mất quyền nếu ông này không kịp thời có “giải pháp”.

Về cá nhân “lãnh tụ” của 3 “đế quốc”, tức các quốc gia có thể gây chiến tranh trên toàn thế giới, tất cả đều lâm vào “thế kẹt”. Cả ba đều muốn tạo một “biến cố” quan trọng để người dân không còn chăm chú vào khuyết điểm của mình nữa. Biến cố đủ lớn để dân chúng thấy rằng sự tiếp tục lãnh đạo quốc gia của lãnh tụ là “cần thiết”.

Yếu tố “thống nhất đất nước” từ bao thập niên nay là nguồn “ám ảnh” của tất cả các lãnh tụ cộng sản TQ. Đặng Tiểu Bình vì muốn xoa dịu những chống đối trong dân chúng và trong nội bộ, đã tiếp tục gây chiến tranh với VN trong hơn thập niên. Họ Đặng chiếm một số bãi đá TS của VN, mục đích gây “căng thẳng thường trực” để dễ dàng áp đặt các chương trình đổi mới “tứ hiện đại” của mình.

Vì vậy ta không thể loại trừ viễn ảnh TQ sẽ đánh chiếm Đài loan trong tương lai gần, mục đích dĩ nhiên để họ Tập củng cố quyền lực trong nội bộ.

Nước Mỹ của ông Trump, vốn luôn “vĩ đại”. Ông Trump đề ra khẩu hiệu tranh cử “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Hiển nhiên khẩu hiệu chỉ nhằm mị dân. Vì thực tế nước Mỹ chưa bao giờ không vĩ đại.

Bây giờ, đối diện với những “rắc rối” nội tại lẫn ngoại tại, nước Mỹ “nhỏ bé” lại. Dân Châu Âu, vốn là “bạn bè truyền thống” của dân Mỹ, không tới 10% ủng hộ các chính sách của Trump. Trong nước, Trump đã gây ra một sự chia rẽ, nếu không nói là “thù nghịch” chưa từng thấy trong lịch sử cận đại của Mỹ. Trump thắng hay thua trong kỳ bầu cử tới, nước Mỹ vẫn thua, vẫn yếu đi vì chia rẽ nội bộ.

Trump chỉ có thể thắng cử nếu vẫn giữ nguyên đà phát triển kinh tế. Việc này xem ra khó khăn vì viễn ảnh đen tối về dịch Covid-19 đe dọa toàn nước Mỹ.

Trump rất muốn “thoát” ra khỏi lệ thuộc kinh tế với TQ. Mà việc này chỉ có thể thực hiện nếu cả thế giới đảo lộn vì một “biến cố trọng đại” nào đó.

Còn Nga, một quốc gia có nền kinh tế đặt trên dầu hỏa. Giá dầu xuống, kinh tế lụn bại theo. Nhưng Nga có khả năng “làm lay động” thế giới, vì khả năng quốc phòng.

Tất cả các dữ kiện hợp lại cho thấy một “biến cố lớn lao” có thể xảy ra. Những “ông lớn” trên thế giới đều muốn như vậy. Những “mâu thuẫn”, khó khăn chính trị trong nội bộ, những ràng buộc, lệ thuộc chồng chéo về kinh tế… cần phải được giải tỏa.

“Ông” nào sẽ “ra tay” trước? TQ đánh Đài loan? TQ đánh chiếm Trường Sa? Làm các vụ này, ngôi vị của Tập sẽ được củng cố lại.

Nhưng chắc chắn cách nào thì Mỹ cũng nhân dịp này “thanh toán sòng phẳng” với TQ để không còn bị “liên thuộc về kinh tế” với nước này nữa. Có vậy Trump mới có thể “thắng cử” vẻ vang tháng 11 tới.


*
Sáng nay tôi viết tút dự đoán nguyên nhân vì đâu TQ thu mua lương thực dữ thần, giá mắc mấy cũng ô kê. Tôi nêu hai lý do, một là kho lương của TQ bị cạn vì mấy tháng khủng hoảng Covid-19. Hai là chuẩn bị chiến tranh.
Điều tôi chưa nói là khi Mỹ bước vào khủng hoảng y tế (đầu tháng ba cho tới hết tháng tư) sẽ tạo cho TQ "thời cơ vàng" để đánh Đài loan. Biển Đông vì vậy cũng sẽ "bỏ ngõ". TQ cũng có thể chiếm luôn TS. Một công hai chuyện.
Chớ không thì TQ mua gạo cho cố để làm chi ?

*
Nước Mỹ "vĩ đại" trong câu chuyện Chloroquine ? (câu hỏi đặt ra cho bác Đặng Trọng Dũng)
Nhiều lần tôi viết là nước Mỹ chưa bao giờ không vĩ đại, để mà ông Trump ra khẩu hiệu "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Không hề có, phải không ? Từ trước đến nay, mọi lãnh vực, từ kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học cho tới "văn hóa Mỹ", "dân chủ kiểu Mỹ"... lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm trên địa cầu. Chỗ nào, cái thứ gì nước Mỹ cũng đứng đầu hết cả. Quốc gia nào, lãnh thổ nào cũng "có vấn đề Mỹ" của quốc gia đó hết cả.

Những nhà lập quốc Mỹ, những vị tổng thống liên tục kế nhiệm lãnh đạo nước Mỹ, tất cả giương cao bó đuốc Mỹ soi sáng trên khắp địa cầu.

Nhưng đến thời ông Trump, thì than ôi, ông này đang tìm cách dập tắt bó đuốc soi sáng địa cầu của Mỹ.

Một chính trị gia Mỹ, nhân vụ Covid-19 đe dọa nước Mỹ, nhận xét rằng "trước những vấn đề trọng đại mà nước Mỹ phải đối đầu, chúng ta đã có một tổng thống vô cùng nhỏ bé".
Thật vậy, ông Trump "nhỏ bé", không phải về "tầm vóc" bề ngoài, mà cái "não" của ông. Nước Mỹ như con tàu say, chỉ vì viên thuyền trưởng "không biết coi bản đồ".

Chỉ cần nói chung quanh về vụ thuốc Chloroquine, ông Trump cho rằng đó là "phương thuốc thượng đế ban phát để cứu nước Mỹ".

Vậy "thượng đế" (của ông Trump) đó là ai ?

Là Pr Didier Raoult, một người Pháp (gốc marseillais) ? Hay là các khoa học gia TQ ?
Không có "thượng đế" nào đem thuốc Chloroquine xuống cho ông Trump. Chỉ có các khoa học gia của Pháp và TQ, những người có công bố công trình (nghiên cứu và chữa trị) trước công chúng quốc tế. Ở Pháp vào ngày 25 tháng hai vừa qua.

Những ý kiến "linh tinh" thiếu hiểu biết của ông Trump, cộng với thái độ điên cuồng không biết phải quấy của nhóm người Việt ủng hộ ông này. Nước Mỹ chợt "nhỏ bé" lại. Thượng đế của nước Mỹ đâu phải là Pr Didier Raoult ? Đâu phải là các hoa học gia của TQ ?
Top of Form
Bottom of Form


*
Nhân Tuấn Trương công trình nghien cứu của các khoa học gia TQ được công bố ở đây:https://www.nature.com/articles/s41422-020-0282-0...

nature.com
Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel…

*
Nhân Tuấn Trương ê kíp nghiên cứu của Pr Raoult có một người Việt. Công trình nghiên cứu của Pr Raoult và cộng sự được công bố ở đây: https://www.sciencedirect.com/.../pii/S0924857920300996

sciencedirect.com
Hydroxychloroquine and azithromycin as a treatment of COVID-19: results of an…

*
Nhân Tuấn Trương vụ Chloroquine này Pr Anthony Fauci, "ngự y" của ông Trump, nói là muốn "bụm miêng" ông Trump lại mà không kịp hehehe... Bởi vậy, đám cuồng Trump càng ngụy biện, càng viết nhảm nhí, chửi rủa tôi trên đây là mỗi ngày tôi sẽ có một "tút" lột quần Trump...

*
Nhân Tuấn Trương nước Mỹ đang "vĩ đại" thì bị ông Trump làm cho "bé nhỏ" lại, đơn giản vì Trump "bái" thượng đế là các khoa học gia TQ. Dưới thời Trump, dân thiểu số ở Mỹ "nguy hểm" hơn vì "kỳ thị chủng tộc". Dưới thời Trump nước Mỹ trở thành "đồng minh phản phúc" ở Afghanistan. Nước Mỹ thời Trump trở thành "đồng minh phản bội" khi giao Syria cho Putin, đâm sau lưng chiến sĩ người Kurdes... Nước Mỹ thời Trump trở nên "nhược tiểu" vì thái độ, hành vi, lời nói của phe ủng hộ Trump không khác gì đám dân thất học, còn trong thời bán khai...

Bùi Văn Nhất Nhân Tuấn Trương cùng quan điểm, có lẽ nước Mỹ sẽ rất lâu nữa mới lấy lại đc vị thế đã mất trước thới D. Trump. Gánh nặng cho tổng thống kế nhiệm.





No comments: