08/02/2019
Vào
sáng ngày 6/02 (mùng 2 Tết Việt Nam), Tổng thống Mỹ - Donald
Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên
bang (State of the Union). Ông nhắc lại sự kiện 6/6/1944 khi quân nhân Mỹ
"đổ bộ" vào Châu Âu để cứu nền văn minh khỏi sự chuyên chế ; về chiến
thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa cộng sản ; sự rúng động trước những lời
kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tổng thống Mỹ - Donald
Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên
bang (State of the Union) trước lưỡng Viện Mỹ ngày 06/02/2019.
"Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập,
[đó] không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta
được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do. Tối nay, chúng tôi lặp
lại một quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ
nghĩa."
Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ gợi nhớ lại
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã đặt dấu chấm hết xã hội chủ nghĩa
tại Liên Xô và Đông Âu. Người sẽ được kỷ niệm 108 năm ngày sinh, như
là một người Tổng thống vĩ đại của Mỹ trong ngăn chặn sự "phi tự do,
ép buộc, thống trị và kiểm soát".
Chính Ronald Reagan là người giúp các quốc gia, mà
chủ yếu là Đông Âu tiến tới một "tương lai hòa bình, thịnh vượng và tự do
hơn".
Trump, giống như Reagan, đều là các "ngôi
sao" trước khi trở thành Tổng thống Nhà Trắng, đều từng là đảng viên
Đảng Dân chủ, đều chịu những lời chỉ trích trong quá trình tranh cử, và đều
vượt qua cuộc thăm dò ý kiến sau hai năm nắm quyền.
Khi Trump lên làm Tổng thống, ông nhận nhiều lời chỉ trích
về việc tìm kiếm các giá trị thương mại, nhưng càng về sau, yếu
tố dân chủ trong ông chính là tuyên bố thẳng thừng với sự chuyên
chế, độc đoán trong các bài phát biểu, và dường như ở mọi nội dung, đều
gắn với chủ nghĩa xã hội. Ông tuyên bố hỗ trợ Venezuela, một
"tấm gương chủ nghĩa xã hội" đã giúp một quốc gia giàu bậc nhất
trong khu vực đến một dân tộc phải lục thùng rác để tìm thức ăn. Ở nơi
đó, những kẻ độc tài nhân danh lãnh đạo đã phong tướng và bổng lộc cho giới
quân đội và cảnh sát để trấn áp quyền dân sự, sử dụng nguồn viện trợ nhân
đạo để chi tiêu riêng cho bổng lộc, và tìm mọi cách để giữ ghế dưới
danh nghĩa "giữ gìn chủ quyền quốc gia".
Nhìn Venezuela, người ta nhìn thấy Triều Tiên, Cuba,
Trung Quốc, và cả Việt Nam trong đó,... Các quốc gia này đều nằm trong trục
"đồng chí", và chính vì vậy, những quốc gia đều rơi vào trạng thái èo
uột, yếu đuối. Một anh hai xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, là tấm gương đầu
để cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại noi gương theo trở nên yếu ớt
trước sức mạnh thương mại của Mỹ.
Tại sao như vậy ?
Chính là bởi quốc gia "Đại Hán" đó chỉ thuần
túy là kiểm soát bằng quyền lực và một nền kinh tế được vắt kiệt bởi môi
trường lẫn lao động giá rẻ, dưới sự hỗ trợ của Mỹ thời kỳ đầu. Ở đó
không có tự do, và càng không có sự sáng tạo, mọi giá trị thành
tựu khoa học mà Bắc Kinh tự hào suy cho cùng là sự "sao chép
công khai và thủ đoạn". Và sự bóc tách tập đoàn Hoa Vỹ - một
tập đoàn công nghệ quốc phòng của Trung Quốc nhưng lại làm ăn với Iran (một
quốc gia chịu sự cấm vận từ Liên Hiệp Quốc) lẫn đánh cắp sởhữu trí tuệ của
tập đoàn Mỹ, giờ đây - với sự luận tội từ công tố viên Mỹ đã
khiến Bắc Kinh phải im lặng.
Chừng nào Donald Trump còn tại vị, thì người Việt lẫn
các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác còn hy vọng vào sự ngăn chặn tính
ác của lớp bọc thể chế này. Nơi mà buộc nhân phẩm và danh giá con người
trở về một con súc vật. Nó buộc các quốc gia xã hội chủ nghĩa, vốn tự hào
với nền ngoại giao lắt léo và khôn lỏi phải nghiêm túc hơn trong giao tế.
Và một Venezuela, với sự hỗ trợ từ Mỹ trở thành
"tấm gương sáng ngời" cho chính các nước xã hội chủ nghĩa còn lại,
cảnh báo các xu hướng xã hội chủ nghĩa đang trỗi dậy ở các nước,
đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ.
Trong một chuyển biến, nhà ngoại giao Nguyễn Quang
Dy đã có bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam, với tựa đề "Tết
Kỷ Hợi và bài học Venezuela", trong đó đề cập các từ khóa quan trọng :
thoát Trung Quốc ; đa nguyên. Và nguyên lý của bài viết dẫn dắt là "thân
Trung" do ngộ nhận về ý thức hệ nên đã biến một đất nước vốn giàu đẹp
và có một hệ thống chính trị đa nguyên, thành đống đổ nát.
Những gì bài viết nêu ra, nếu đặt trong bối cảnh
Thông điệp liên bang của Tổng thống Donald Trump, tình hình Venezuela sẽ là
hoàn toàn hợp lý với Việt Nam.
Nhưng có thêm một bài viết đáng chú ý hơn trên
trang nghiencuuquocte, trong đó khẳng định trường hợp Venezuela xóa
tan về nguyên tắc không can thiệp (một nguyên tắc mà các nước độc tài thường sử dụng
để ngăn chặn việc các chính phủ, tổ chức nước ngoài tìm cách thúc đẩy
dân chủ trong nước). Và giờ đây, với trường hợp Venezuela, với sự công
nhận hàng loạt từ các nước phát triển với Tổng thống tự phong, đã cho
thấy, "thế giới không nên quan tâm đến những đòi hỏi đó của họ nữa".
Điều này đồng nghĩa rằng, nếu một trong các nước xã
hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục duy trì sự độc đoán và áp đặt, dựa vào
một lực lượng tương hỗ để duy trì bộ máy đàn áp, cùng với nguyên
tắc "không can thiệp" để bảo vệ cho sự đàn áp. Tất cả điều
này sẽ sớm kết thúc !.
Vấn đề, đúng như Tổng thống Donald Trump nêu ra, người
dân cần sự tự quyết, tự do, khi họ "được sinh ra trong
tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do." Và sự tự do thì cần được
nắm lấy, đó là quy luật, bấp chấp các bộ máy trấn áp và luận điệu xảo quyệt
từ tập đoàn thống trị ở các nước độc tài.
No comments:
Post a Comment