01/02/2019
Trạm
không gian của quân đội Trung Quốc đặt tại Argentina đang gây ra những lo ngại
về các hoạt động bí mật vì thiếu sự công khai và giám sát mặc dù Bắc Kinh nói
nó chỉ có mục đích nghiên cứu khoa học. Thậm chí còn có nhiều đồn đoán rằng trạm
không gian này là chiếc ‘hộp đen’ phục vụ các mục đích quân sự, thậm chí còn là
nơi sản xuất bom hạt nhân.
Trạm không gian của Trung Quốc ở Las Lajas, Argentina, hôm 22/1. Trung
tâm này được bao quanh bằng hàng rào dây thép gai và thiếu sự giám sát của
chính phủ Argentina.
Khi Trung Quốc xây dựng một đài thiên văn ở khu vực
Patagonia ở Argentina, họ hứa rằng đó sẽ có một trung tâm dành cho khách tham
quan để giải thích về mục đích của ăng ten cao 16 tầng.
Trung tâm này giờ đây đã được xây lên và có hàng rào
thép gai cao gần 2,5m bao bọc toàn bộ khu phức hợp này. Các chuyến thăm chỉ được
thực hiện khi có hẹn trước.
Khu phức hợp được vây kín đã làm xáo trộn cuộc sống
của người dân nơi đây và làm dấy lên những thuyết âm mưu cũng như những lo ngại
trong chính quyền Tổng thống Donald Trump về mục đích thực sự của nó, theo các
cuộc phỏng vấn của Reuters với hàng chục người dân, các quan chức chính phủ hiện
tại và trước đây của Argentina, các quan chức chính phủ Mỹ, các chuyên gia
thiên văn học, vệ tinh và pháp lý.
Truyền thông Trung Quốc cho biết rằng mục đích của
trạm không gian này là nhằm quan sát không gian và khám phá vũ trụ vì mục đích
hòa bình và rằng nó đóng một vai trò then chốt trong quá trình hạ cánh của các
tàu vũ trụ Trung Quốc lên mặt tối của mặt Trăng hồi tháng 1 vừa qua.
Tuy nhiên theo hàng trăm trang tài liệu của chính
quyền Argentina mà Reuters có được cùng các nhận xét của các chuyên gia quốc tế,
khu phức hợp rộng 200ha này hoạt động mà hầu như không có sự kiểm soát của các
giới chức Argentina.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống
Mauricio Marci, bà Susana Malcorra, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Argentina
không kiểm soát các hoạt động của trạm này. Năm 2016, bà tham gia vào việc sửa
đổi thỏa thuận của trạm không gian này và quy định nó chỉ được sử dụng cho mục
đích dân sự.
Thỏa thuận này buộc Trung Quốc phải thông báo cho
Argentina biết các hoạt động của trạm, nhưng không đưa ra cơ chế thực thi nào đối
với giới chức Argentina để đảm bảo rằng nó không bị sử dụng cho mục đích quân sự,
theo các chuyên gia luật quốc tế.
“Thực sự chẳng có gì quan trọng về những gì được ghi
trong hợp đồng hay trong thỏa thuận đó,” Juan Uriburu, một luật sư Argentina
người từng làm việc trong hai liên doanh lớn với Trung Quốc, nhận định. “Làm thế
nào để có thể đảm bảo rằng (Trung Quốc) làm theo luật?”
Luật sư này cho rằng “do có một trong những tác nhân
liên quan tới các thỏa thuận trực thuộc quân đội Trung Quốc, thì việc chính phủ
Argentina không giải quyết vấn đề này một cách cụ thể hơn ít nhất đã gây nên sự
tò mò.”
Vì mục
đích quân sự?
Chương trình không gian của Trung Quốc được điều
hành bởi Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA). Trạm không gian đặt tại
Patagonia được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Đường bay và Phóng vệ tinh Trung Quốc,
trực thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của PLA.
Bắc Kinh luôn khẳng định rằng chương trình không
gian của họ nhằm mục đích hòa bình và bộ ngoại giao nước này trong một thông
cáo nhấn mạnh rằng trạm không gian ở Argentina chỉ cho mục đích dân sự. Bộ này
nói trạm không gian mở cửa cho công chúng và truyền thông.
“Sự nghi ngờ của một số cá nhân là có mục tiêu không
muốn nói ra,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Tuy nhiên các chuyên gia thiên văn học cho rằng,
Trung Quốc có thể dễ dàng che giấu những dữ liệu bất hợp pháp bằng cách truyền
dẫn này hoặc bổ sung thêm các kênh mã hóa đã được thỏa thuận với Argentina.
Mỹ từ lâu đã luôn nghi ngờ về cái mà họ coi là chiến
lược nhằm “quân sự hóa” không gian của Trung Quốc, theo một quan chức của Mỹ.
Quan chức này cho rằng có lý do để nghi ngờ về lời khẳng định của Bắc Kinh cho
rằng trạm không gian ở Argentina chỉ dành cho mục đích khám phá.
“Trạm mặt đất ở Patagonia, được bí mật thỏa thuận
cách đây 10 năm dưới một chính phủ tham nhũng và yếu kém về tài chính, là một
ví dụ khác về những thỏa thuận mờ ám và mang tính trấn lột của Trung Quốc nhằm
làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia chủ nhà,” Garrett Marquis, người phát
ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng cho biết.
Một số chuyên gia thiên văn học vô tuyến nói rằng trạm
không gian này có thể được quảng bá như một liên doanh khoa học giữa Trung Quốc
và Argentina cho dù nó có đường kính 35m và có thể nghe lén các vệ tinh nước
ngoài.
Ông Tony Beasley, Giám đốc đài quan sát thiên văn vô
tuyến quốc gia của Mỹ cho rằng, về mặt lý thuyết, trạm này có thể nghe được các
vệ tinh của chính phủ khác, có khả năng thu thập các dữ liệu nhạy cảm. Tuy
nhiên, việc nghe lén này có thể được thực hiện bằng các thiết bị không cần quá
tinh vi. Theo ông Beasley, “bất kỳ ai cũng có thể làm điều này. Về cơ bản, tôi
cũng có thể làm được điều này chỉ với một chiếc đĩa.”
Trước những lo ngại của Mỹ, Argentina lên tiếng bênh
vực Trung Quốc và cho rằng trạm không gian này cũng tương tự như một trạm không
gian của châu Âu (ESA). Cả hai trạm này đều được miễn thuế trong vòng 50 năm. Về
mặt lý thuyết, các nhà khoa học Argentina có quyền truy cập 10% số thời lượng của
cả hai trạm này. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt là ESA là cơ quan dân sự.
Tại Mỹ, NASA cũng giống như ESA, là một cơ quan dân
sự, trong khi đó quân đội Mỹ cũng sở hữu sở chỉ huy không gian cho nhiệm vụ
quân sự hoặc an ninh quốc gia. Trong một số trường hợp, NASA và quân đội có thể
hợp tác với nhau.
Trạm không gian của Trung Quốc được đặt tại Las
Lajas, một thị trấn có 7.000 dân nằm cách đó khoảng 40 phút lái xe. Nhiều người
dân sống tại đây cho biết, họ không được phép vào đây. Họ cho rằng, nơi này
không giống một cơ sở nghiên cứu khoa học, mà giống một căn cứ quân sự hơn.
Trong các chuyến đi tới khu vực này, một số nhà báo
còn nghe được thuyết âm mưu về việc cơ sở này còn được sử dụng để chế tạo bom
nguyên tử. Những chiếc ổ cứng ở trạm này phủ dày bụi, không có dấu hiệu về sự tồn
tại của trạm, dù nó đã đi vào hoạt động từ tháng tư năm 2018 và có tới 30 nhân
viên người Trung Quốc làm việc và sống tại đó.
No comments:
Post a Comment