RFA
2019-02-09
2019-02-09
Hoa
Kỳ hôm 8/2 hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông
Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích từ hôm 26/1 sau khi
đào thoát đến Thái Lan để xin quy chế tị nạn chính trị tại Văn phòng của Cao ủy
Liên hiệp quốc về tị nạn.
Ông Nhất là một cựu nhà báo và cộng tác viên hàng tuần cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đột nhiên biến mất tại trung tâm mua sắm Future Park - ở ngoại ô Bangkok và không ai liên lạc được với ông từ đó cho đến nay.
Ông Nhất là một cựu nhà báo và cộng tác viên hàng tuần cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đột nhiên biến mất tại trung tâm mua sắm Future Park - ở ngoại ô Bangkok và không ai liên lạc được với ông từ đó cho đến nay.
Hôm 7/2, chính quyền quân đội Thái Lan lên tiếng cho
hay sẽ điều tra về vụ mất tích của nhà bất đồng chính kiến người Việt - Trương
Duy Nhất, sau khi các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch,
Amnesty International… đặt nghi vấn về việc mất tích của ông này và không loại
trừ khả năng có thể bị mật vụ Việt Nam bắt cóc.
Phản ứng về thông tin chính phủ Thái Lan mở cuộc điều tra mặc dù không có dữ liệu về việc ông Nhất đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, phía Mỹ hoan nghênh động thái này.
Phản ứng về thông tin chính phủ Thái Lan mở cuộc điều tra mặc dù không có dữ liệu về việc ông Nhất đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, phía Mỹ hoan nghênh động thái này.
“Chúng tôi biết các báo cáo về việc blogger Trương
Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích ở Thái Lan. Chúng tôi đang theo dõi
sát sao tình hình và hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của
ông Nhất.
Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản
trị có trách nhiệm. Các nhà báo thường làm những công việc nhiều rủi ro, chính
vì điều đó là trách nhiệm của chính phủ và các công dân trên toàn thế giới lên
tiếng để bảo vệ họ,” đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một tuyên bố gửi Đài Á
Châu Tự Do hôm 8/2 viết.
Đến nay đã có 5 tổ chức quốc tế về báo chí và nhân quyền lớn trên thế giới lên tiếng lo ngại về tình trạng mất tích của ông Trương Duy Nhất bao gồm tổ chức Ân xá Quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả và Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
Đến nay đã có 5 tổ chức quốc tế về báo chí và nhân quyền lớn trên thế giới lên tiếng lo ngại về tình trạng mất tích của ông Trương Duy Nhất bao gồm tổ chức Ân xá Quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả và Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
Ông Minar Pimple, Giám đốc cao cấp toàn cầu của Ân
xá Quốc tế hôm 6/2 thúc giục Thái Lan mở cuộc điều tra, đồng thời chỉ trích
chính phủ Việt Nam vẫn giữ im lặng trước các báo cáo về việc biến mất của ông
Nhất.
“Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích Trương Duy Nhất. Họ phải cho biết bất cứ thông tin nào về nơi ở của ông ấy và đảm bảo sự an toàn và tự do đi lại của ông Nhất,” ông Minar Pimple cho hay sự biến mất của ông Trương Duy Nhất là một sự báo động sâu sắc.
“Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích Trương Duy Nhất. Họ phải cho biết bất cứ thông tin nào về nơi ở của ông ấy và đảm bảo sự an toàn và tự do đi lại của ông Nhất,” ông Minar Pimple cho hay sự biến mất của ông Trương Duy Nhất là một sự báo động sâu sắc.
Ông Trương Duy Nhất, sinh năm 1964, là một phóng
viên báo chí nhà nước trong nhiều năm, sau đó ngưng làm báo và chuyển sang mở một
trang blog với tên “Một góc nhìn khác”.
Ông Nhất bị chính quyền Việt Nam bắt vào năm 2013 và kết án 2 năm với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS cũ 1999.
Ông Nhất bị chính quyền Việt Nam bắt vào năm 2013 và kết án 2 năm với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS cũ 1999.
Một số nguồn tin cho Đài Á Châu Tự Do biết ông Nhất
bị một nhóm người mặc thường phục bắt giữ tại một tiệm kem trên tầng 3, khu
trung tâm thương mại Future Park ở Bangkok hôm 26/1/2019.
Chính quyền quân đội Thái Lan phủ nhận việc có bắt
giữ ông Nhất và cho biết sẽ tiến hành điều tra.
--------------------------
RFA
2019-02-09
2019-02-09
Hôm 8/2, Liên minh báo chí Đông Nam Á (SEAPA) kêu gọi
quy trách nhiệm và trừng phạt cho những ai chịu trách nhiệm trong việc mất tích
của nhà báo Trương Duy Nhất khi đang tìm kiếm quy chế tị nạn tại Thái Lan.
Bà Tess Bacalla, Giám đốc điều hành của SEAPA chỉ hy
vọng rằng ông Trương Duy Nhất vẫn còn sống và an toàn cho dù ông ấy đang ở đâu,
và sự mất tích của nhà báo nổi tiếng người Việt không liên quan gì đến những
công việc và tiếng nói độc lập của ông ở Việt Nam.
"Những chỉ dấu trái ngược là rõ ràng, và bất kỳ
ai chịu trách nhiệm về việc mất tích của ông ấy phải bị quy trách nhiệm và trừng
phạt", bà Tess Bacalla - đại diện tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho giới
ký giả và người dùng truyền thông vùng Đông Nam Á cho hay.
Hôm 7/2, chính phủ quân đội Thái Lan lên tiếng cho
hay sẽ điều tra về vụ mất tích nhà báo bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất, sau
khi các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đặt nghi vấn về việc ông này có thể
bị bắt cóc từ thủ đô Bangkok.
Ông Trương Duy Nhất vốn là một blogger của Đài Á
Châu Tự Do mất liên lạc với những người thân hôm 26/1 chỉ 1 ngày sau khi đến
văn phòng của Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn tại Bangkok để tìm kiếm quy
chế tị nạn.
Một số nguồn tin cho Đài Á Châu Tự Do biết, ông Nhất
bị bắt giữ ở 1 quán kem ở tầng 3, khu trung tâm mua sắm sầm uất Future Park ở
ngoại ô Bangkok hôm 26/1.
*
*
No comments:
Post a Comment