Saturday, February 9, 2019

CUỘC CHIẾN VÌ DI SẢN CỦA NGƯỜI MÔNG Ở VIỆT NAM (Channel Newsasia)




10/2/2019

VNTB - Ở Sapa, người dân địa phương phàn nàn chủ khách sạn từ người Kinh kiếm được nhiều tiền trong khi phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ từ bán vải Trung Quốc và bạc giả.

Cơ quan chức năng Việt Nam cho rằng du lịch là cách tốt nhất để giúp người dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo đói 

Vương Duy Bảo (cháu nội vua Mèo) khảo sát cung điện tổ tiên của mình, một di tích của người dân tộc thiểu số H'mông mà ông nói đã bị các quan chức địa phương lấy từ gia đình.
Cấu trúc bằng gỗ chứa đầy những dấu ấn lịch sử: Hoa thuốc phiện được chạm khắc thành cây cột trong một giai đoạn thương mại đang bùng nổ của khu vực, và một hàng rào sắt làm bằng kim loại nhập khẩu.

Được xây dựng vào năm 1903 bởi vua Mèo, với nguồn thu từ tài sản thuốc phiện của mình, Bảo giờ đây là công chức đã nghỉ hưu, người lên tiếng tuyên bố chính quyền địa phương đã chiếm hữu tài sản từ gia đình ông và hiện từ chối trả lại.

“Người H'mông trên toàn thế giới thừa nhận đây là nhà của gia đình chúng tôi…” vì vậy chúng tôi không thể mất nó”, ông nói với AFP từ khu cung điện vua Mèo, nơi chính quyền đã biến nó thành một bảo tàng.

Cung điện là kho báu kiến trúc, quả vậy, khi người H'mông – vốn tính du mục trong lịch sử, đã hiếm khi ở lại đủ lâu tại một nơi để xây dựng bất cứ thứ gì lâu dài.

Bảo đã sống ở Hà Nội, nhưng khi trở về nhà của tổ tiên, ông phát hiện ra chính quyền địa phương đã sở hữu cung điện này và từ chối yêu cầu trả lại.

Nhiều người H'Mông sợ chính quyền, chỉ đơn giản họ là yếu tố giúp đô la hóa du lịch.

Còn đối với Bảo, cuộc chiến giành lại di sản của ông đã vượt ra khỏi lợi ích cá nhân.

Ông tin rằng di sản của người Mông thuộc về tay người Mông, một nhóm dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ Trung Quốc, và giờ có mặt từ California đến Minnesota, Lào và Thái Lan.

Ở Việt Nam, người H’Mông phần lớn đứng ngoài thành tựu tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ qua và hơn 60% trong số 1 triệu người H'mông sống dưới mức nghèo khổ.

Nhóm dân tộc này từ lâu đã mâu thuẫn với chính quyền trung ương - một phần xuất phát từ việc CIA tuyển họ như là một lực lượng chống cộng trong cuộc chiến tranh Việt Nam – và trong nhiều thập kỷ, chính quyền trung ương Việt Nam đã áp dụng một loạt các chiến dịch tái định cư, phát triển và đồng hóa mà hầu hết đều thất bại.

“So với nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, người Mông đã bị gạt ra ngoài lề các chương trình phát triển”, nhà nhân chủng học Ngô Tâm viết trong cuốn sách năm 2016 của cô: Con đường mới: Tin lành và người Mông ở Việt Nam.

Chính quyền Hà Giang tìm cách khuyến khích du lịch, và cho đây là cách tốt nhất để đưa người H'mông thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bản thân tỉnh này cho biết trong kế hoạch tổng thể của mình, họ muốn khu vực này trở thành một “điểm thu hút chính” đối với du khách vào năm 2030.

Các quan chức đã mở một loạt “làng văn hóa truyền thống”, nơi du khách có thể nhìn vào những ngôi nhà gỗ của trường học cũ hoặc chụp ảnh họ mang giỏ tre, cùng với người H'mông chở hoa hoặc cỏ từ cánh đồng.

Người H'mông địa phương được khuyến khích mặc quần áo gai dầu truyền thống và xây dựng những ngôi nhà truyền thống, và đã được yêu cầu rút ngắn các nghi lễ tang lễ và đám cưới, kéo dài nhiều ngày, vốn là một trong những nghi lễ thiêng liêng nhất của người Mông.
“Đôi khi chính quyền cố gắng áp đặt ý tưởng của họ, nhưng chúng tôi chống lại bằng cách từ chối làm theo”, Vang My Sinh, một người H'mông ở Hà Giang, nói với AFP.

“Chúng tôi luôn có tinh thần cộng đồng mạnh mẽ, chúng tôi cùng nhau xây dựng mọi thứ và bảo tồn mọi thứ cùng nhau. Không có gì có thể phá vỡ chúng tôi”, ông nói.

Tinh thần cộng đồng đó đã được chứng minh mạnh mẽ.

Quân đội đã được gửi để dập tắt một cuộc biểu tình lớn của người Mông vào năm 2011, trong đó một số người kêu gọi độc lập.

Gần đây, người Mông ở Việt Nam đã chuyển sang tôn giáo có tổ chức và theo đạo Tin lành, khiến chính quyền cộng sản lo lắng.

Ở Hà Giang, một số người H'mông vui vẻ tuân thủ các chỉ đạo của chính phủ nếu điều đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

“Điều tốt nhất vẫn là giữ gìn truyền thống, cho chính chúng tôi, cho con cái chúng tôi và mang lại cho chúng tôi nhiều tiền hơn", Va Thi May, người đang bán khoai mỡ nướng ở một điểm dừng chân ven đường yên tĩnh.

Các dân tộc thiểu số không phải lúc nào cũng là người hưởng lợi của ngành du lịch Việt Nam – vốn đang bùng nổ.

Ở Sapa, người dân địa phương phàn nàn chủ khách sạn từ người Kinh kiếm được nhiều tiền trong khi phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ từ bán vải Trung Quốc và bạc giả.

Giành lại quyền kiểm soát cung điện của người Mông có thể là một bước nhỏ để khôi phục lịch sử của chính họ - và được hưởng lợi nhiều hơn từ du lịch địa phương.

Nhưng đối với một số người, việc mất cung điện là vấn đề lớn hơn.

“Đó là một trong nhiều điều khiến người Mông cảm thấy bị thiệt thòi và chắc chắn thêm vào sự tước quyền của họ”, Sebastian Rumsby, một nghiên cứu sinh tại Đại học Warwick, người đang tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Kitô giáo với người H'mông.

Nguồn: Channel Newsasia





No comments: