Luật sư Lê Luân
02/02/2019
Nguyên do gốc rễ vấn đề tham nhũng cũng như các tệ
trạng và tha hoá của quốc gia nằm ở đâu và là những kẻ nào làm cho khuynh đảo?
Thứ
nhất: Tham nhũng hầu hết chỉ là đảng viên đảng cộng sản
và là những kẻ có chức vụ quyền hạn trong bộ máy chính trị do Đảng điều soát
toàn diện và tuyệt đối.
Thứ
hai: Tham nhũng kết thành phe cánh, bè phái rất chằng chịt
trong tổ chức chính trị và cùng thực hiện những hành động trục lợi, vơ vét, thậm
chí hãm hại những người chống lại chúng bằng nhiều thủ đoạn, mưu mô, ngay cả những
người có quyền lực trong hệ thống cũng không là ngoại lệ, nói gì tới người dân.
Thứ
ba: Tham nhũng được thực hiện bằng việc chạy chức, chạy
quyền. Trong khi đó Đảng cộng sản nắm quyền về tổ chức nhân sự trên toàn quốc
trong tất cả các thiết chế tổ chức có liên quan đến chính trị. Tuy nhiên, mất đảng,
mất chế độ không đồng nghĩa gì với việc mất tất cả vì đất nước và nhân dân vẫn
còn và quyền lực vẫn nguyên vẹn là của nhân dân.
Thứ
tư: Đảng cộng sản và Chế độ xã hội chủ nghĩa bị đe doạ
vì sự suy thoái nghiêm trọng trong nội tại tự thân của chính nó - tham nhũng
tràn lan, cường quyền hách dịch, chia bè kéo cánh, tàn hoại quốc gia. Tình trạng
tài nguyên suy kiệt, kinh tế trì trệ, kéo theo sự nghèo đói và nạn thất nghiệp,
nợ công.
Cần phải nhìn thấy ngay một điều rằng, mọi vấn nạn
ngày hôm nay diễn ra trong lòng xã hội là bắt nguồn từ thể chế đang cầm quyền.
Nó là cái nôi khởi phát của những tệ trạng của đất nước. Ngay cả việc chạy chức,
chạy quyền cũng chính từ bởi nơi vừa là tổ chức nằm quyền lực, vừa có quyền về
nhân sự trong hệ thống công quyền, lại vừa là nơi ban phát quyền lợi cho chúng.
Người đứng đầu Đảng cộng sản cũng phải đau đầu và thốt
lên rằng diệt tham nhũng là một vấn đề, thách thức hết sức khó khăn và vô cùng
nan giải, và nếu không ngăn chặn nạn chạy chức, chạy quyền và những kẻ tham
nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thì nếu mất đảng, mất chế độ sẽ mất tất cả đối với
những người cộng sản.
Bên cạnh đó, những tranh chấp về chủ quyền trên biển,
đảo và vùng trời với những quốc gia xung quanh vẫn còn là một thách thức của thời
đại còn đang hiện diện mà chưa có phương cách nào hữu hiệu hay khả quan.
Với những tệ trạng lớn lao nguy bách như thế mà còn
chưa giải quyết được đáng kể điều gì trên thực tế so với toàn bộ hiện trạng và
hậu quả mà nó gây ra, nhưng không hiểu vì sao ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước
lại vừa đúc kết ngắn gọn rằng: “chưa bao giờ đất nước đạt được cơ đồ như thế
này”, vào những ngày cận tết nguyên đán mới đây.
Không chỉ đơn thuần là các vấn đề của thể chế như là
nhiệm vụ khẩn thiết được đặt sự lưu tâm lên hàng đầu đối với chính quyền, mà những
thảm trạng đồng loạt suy cấp trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, tội phạm,
văn hoá, môi trường đều cùng lúc như những làn sóng trỗi dậy liên tiếp và dữ dội
trút xuống, thử hỏi rằng, cơ đồ chưa từng bao giờ có được, thực sự, đó là gì?
No comments:
Post a Comment