Friday, February 26, 2010

AI SẼ LÀ TỔNG BÍ THƯ vào ĐẠI HỘI 11 NĂM 2011 ? (tiếp theo)

Ai sẽ là Tổng bí thư vào Đại hội 11 năm 2011? (tiếp theo)

Dan Gay chinh cong, X-Cafe

26-2-2010

http://www.x-cafevn.org/node/2777

Ai sẽ là Tổng bí thư vào Đại hội 11 năm 2011? (24.02.2010)

Người ta "hổng có học" mà vẫn giúp kinh tế tăng 5,3%, trong khi nhiều cường quốc được những người "có học'' lãnh đạo vẫn chỉ tăng trưởng âm mà thôi. Các bác lãnh đạo cũng cần cám ơn mấy bác nông dân chiếm quá nửa dân số một chút, thành quả kinh tế năm qua nhờ rất nhiều công của nông dân.

Cái gọi là Thường vụ BCT người ta bỏ từ lâu rồi, về danh chính là như vậy. Nếu kỳ này chức TBT kiêm CTN, thì gần như chắc chắn Thường trực BBT cũng sẽ kiêm Phó CTN luôn, nâng cao vai trò của Phó CTN giống kiểu TQ. Ở VN lần này cũng sẽ tiến hành bầu cử luôn ngay sau Đại hội, để sớm thống nhất nhân sự. Trước thì luôn bối rối, dù là đã cơ cấu, quy hoạch nhưng chỉ vì thời điểm đại hội đảng và bầu cử QH xa nhau quá. Vừa mất ít nhất hai , ba Hội nghị TW bàn nhân sự các cấp đảng và nhân sự cấp cao, lại mất thêm vài ba Hội nghị TW cho phương hướng bầu cử QH và nhân sự nhà nước. Bển TQ họ làm rất nhanh gọn, rất sớm biết TBT,CTN kỳ tới là ai. Sắp tới chắc chắn chức vụ này không ngoài ai khác ngoài bác Tập Cận Bình, đứng đầu BBT kiêm phó chủ tịch nước. Bên Lào hình như cũng thế, trước ông CTN cũng từ phó chủ tịch lên, sắp tới chắc cũng vậy (quên béng mất tên).

Chức vụ của bác Phiêu trước đây chính thức là ủy viên thường vụ thường trực BCT, tức là ủy viên thường vụ BCT kiêm thường trực BCT. Sau này bác Duyệt cũng thế. Khi bác Duyệt kiêm thêm chức chủ tịch Mặt Trận thì do công việc nhiều người ta đưa thêm bác Nguyễn Phú Trọng làm đồng thường trực BCT. Dạo đó không có ban bí thư nên tạm coi như tương đương với chức vụ bác Sang hiện nay. Bển TQ thì chủ tịch mặt trận rất oai, VN gần đây cũng thấy bác Huỳnh Đảm hay ngồi kế bác Mạnh ở hàng ghế đầu họp QH, cho thấy người ta dần đề cao chức vụ này. Từ trước, Chủ Tịch Mặt Trận thông thường là mấy bác làm bên ngành dân vận, có uy tín chính trị và cao tuổi đảm nhận (Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo, Phạm Thế Duyệt), kỳ rồi hơi bất ngờ mà cũng chẳng bất ngờ là bác Huỳnh Đảm lại lên. Không bất ngờ là bác Huỳnh Đảm đã từng hai khóa làm Tổng Thư ký, lại từng là chủ tịch HDND TP.HCM, mà chắc quen biết nhiều với mấy bác Triết và Sang, bất ngờ vì từ trước chưa ai từ tổng thư ký lên chủ tịch, vì thông thường chủ tịch MT là mấy bác nhiều tuổi uy tín lại không có chân trong ban chấp hành trung ương. kỳ này chủ tịch MT là ủy viên TW nhưng khó nói uy tín cao như mấy bác trước. Sắp tới nếu học TQ thì chủ tịch MT khó mà không phải ủy viên BCT. Giải quyết được mối quan hệ Ban Dân vận với Mặt trận là cả một vấn đề.

Thông tin bác Dũng khi tái chức muốn "đẩy" bác Nguyễn Sinh Hùng và Trương Vĩnh Trọng sang Quốc hội hải ngoại đưa tin rõ là tin vịt, chẳng có 1 cơ sở lý luận nào. Hai bác Phó Thủ tướng này đều là Ủy viên BCT, mà bên Quốc hội tối đa chỉ cần một ủy viên BCT làm Phó Chủ tịch thứ nhất, có kỳ Phó Chủ tịch thứ nhất còn không phải ủy viên BCT, chưa kỳ nào có tới hai phó chủ tịch là ủy viên BCT, do đó thông tin này đưa lên chẳng khác làm trò cười thiên hạ. Thứ hai, như lời bác Khải thì đến Thứ trưởng bác ấy còn chẳng có quyền chọn (và cách chức) thì làm sao có chuyện Thủ tướng lại có quyền chọn Phó Thủ tướng mà Phó Thủ tướng đương nhiên phải cao hơn thứ trưởng rồi. Phó Thủ tướng cũng không hẳn cao hơn bộ trưởng, nếu bộ trưởng mà là ủy viên BCT trong khi Phó Thủ tướng là ủy viên TW dĩ nhiên phải thấp hơn. Mà hai ông bộ trưởng hai bộ sức mạnh thì có khi quyền và thế còn cao hơn mấy ông Phó Thủ tướng do bên đảng họ thành lập đảng ủy quân sự và công an, vậy quyền của chính phủ trong lĩnh vực này rất hạn hẹp. Có khi bộ trưởng Bộ Công an vị trí trong BCT còn cao hơn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Thông lệ thì bộ trưởng Bộ Công an người miền nam nắm, còn bộ trưởng Bộ Quốc phòng người bắc nắm. Hai ông này đều phải ủy viên BCT. Ông Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đứng thứ hai trong quân đội nếu không ủy viên BCT thì tối thiểu là Bí thư Trung ương. Vì bộ trưởng đương nhiên phải ủy viên BCT nên mới có chuyện đột xuất một bác bên dân sự sang nắm bộ công an mà không phải thứ trưởng lên cấp.

Trong chính phủ cũng sẽ có ít nhất một bác ở bên BBT. Cái này tạo ra một sự cân đối. Trước đây thời Bác còn sống thì hơi đặc biệt một chút, từ năm 1951 đã có Tổng Bí thư lại có Chủ tịch đảng, có Chủ tịch đảng lại có Tổng Bí thư. Cái này thì khác với Liên xô hay Trung Quốc, trừ thời của bác Mao mất uy tín sau cái vụ bắn chim sẻ gì đó.

Nhân sự bên quốc hội thông thường sẽ có một ông phó chủ tịch là tướng bên quân đội sang, do bên quốc hội quyền hạn liên quan quốc phòng an ninh rất là mờ nên chỉ cần một ông là trung tướng sang làm phó chủ tịch quốc hội , ủy viên TW và không phải phó chủ tịch thứ nhất.

Thông thường sẽ đại hội từ cấp cơ sở lên đến TW, và tiến hành địa hội bên quân đội và công an, mà đại hội dưới vừa "'bầu" lãnh đạo cùng cấp lại vừa "bầu" đại biểu dự đại hội cấp trên, do đó chẳng cần phải đợi đến đại hội đảng toàn quốc cũng xác định được vài chục ông ủy viên TW thậm chí cả vài ba bác bên BCT. Dĩ nhiên khi chính thức là ủy viên khóa mới có thể sẽ điều động họ làm nhiệm vụ khác. Như thế nhân sự coi như chuẩn bị trước từ rất lâu, chứ không phải sát nút mới bàn. Thường một số cán bộ có năng lực người ta cử về địa phương làm một khóa rồi kéo lên TW đảm nhiệm chức vụ quan trọng. Mấy bác Phan Diễn, Trương Vĩnh Trọng, Tòng Thị Phóng ... đi lên bằng con đường này. Kỳ tới bác Trần Văn Hằng, bí thơ Nghệ an, trước làm Trưởng ban Đối ngoại TW (một ban có vị thế yếu bậc nhất trong mấy ban của đảng) có thể cũng lên TW, không ủy viên BCT thì cũng phải BBT.

Mặc dù nhân sự bên ta thường không ổn định có thể đoán trước như TQ, ví như vụ bác Nghị vào BBT rồi lại sang Bí thư thành ủy HN,... nhưng nếu vào TW hay cao hơn là BCT hay BBT thì chắc chắn được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng, sự bố trí này làm sao cho hợp lý chứ không thể hiện một sự mâu thuẫn gay gắt nào như có người thổi phồng. Bác Mạnh sắp tới rút nhưng văn kiện thì bác ấy đang soạn, các bác mới không thể làm cái gì khác với văn kiện mà bác đang chuẩn bị. Đường lối thì chẳng có gì thay đổi lớn cả, quan trọng nhất có lẽ học TQ cho tư sản vào đảng. Giai cấp tư sản giờ cũng lớn mạnh rồi, không lẽ địa vị chính trị lại chỉ là đại biểu quốc hội hay HDND, họ cũng muốn có địa vị tương xứng với đóng góp kinh tế và của cải trong tay. Bên TQ người ta còn cho cả tư sản vào ủy viên trung ương nữa ấy chứ. Mấy ông Mỹ kêu là đảng TQ làm trái lý thuyết của Mác, nhưng các bác TQ lại vặn chúng tôi đâu chỉ làm theo Mác, kết nạp tư sản vào đảng là theo học thuyết Đặng Tiểu Bình, lý thuyết 3 đại diện của bác Giang Trạch Dân, đảng của chúng tôi theo nhiều học thuyết lắm, cứ nhằm nói xấu Mác hay Lenin thì cũng vô ích thôi.

X-cà lâu nay tập hợp những người thích nói giớn, kích thích tò mò của một số người. Những cái đáng để học hỏi ngày càng ít. Tư tưởng cực đoan bất mãn làm lệch lạc đi cả, nhất là cái lý luận ca ngợi phương tây bài trừ phương đông. Không phải TQ và VN đáng rất thành công kết hợp giá trị đông với tây đó sao. Nhật Bản cũng đã từng thành công khi kết hợp học thuyết Khổng Tử với giá trị phương tây, ngày nay mấy ông bảo thủ cũng muốn tây nhiều hơn nhưng cũng không thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài. các bác cứ chê Khổng tử là đặt nền móng đẳng cấp nhưng lại chẳng hiểu gì về những giá trị tích cực học thuyết của ổng.

(Còn tiếp)

.

.

.

No comments: