Sáp
nhập tỉnh, thành 2025 : Chiến lược tập quyền và thành công cá nhân của TBT Tô
Lâm
Đăng
ngày: 07/07/2025 - 07:10
“Ngày
01/07/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu
mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước”. Tuyên bố được đăng trên trang web Cải
cách Hành chính vì Việt Nam chính thức có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28
tỉnh và 6 thành phố, giảm gần một nửa so với trước đây. Đề án sáp nhập là do tổng
bí thư Tô Lâm chủ trương và Quốc Hội biểu quyết thông qua ngày 12/06.
HÌNH
:
Tổng
bí thư Tô Lâm trong buổi tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Văn Miếu, Hà
Nội, Việt Nam, ngày 26/05/2025. AP - Chalinee Thirasupa
Tinh
giản bộ máy nhà nước được coi là điều vô cùng cần thiết để Việt Nam trở thành
nước có thu nhập cao từ nay đến năm 2045. Thực hiện thành công công cuộc cải
cách lần này, tổng bí thứ Tô Lâm còn cho thấy quyền lực cá nhân và những chiến
lược tập trung quyền lực đằng sau. Đây là nhận định của giám đốc nghiên cứu
Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược (IRSEM), Trường Quân sự Pháp,
khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt ngày 04/07/2025.
HÌNH
:
Nhà
sử học Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu Viện IRSEM, trường Quân Sự Pháp,
giới thiệu tác phẩm mới "Vietnamiens : Lignes de vie d'un peuple"
(Người Việt : Đường đời của một dân tộc), NXB Henry Dougier, tại phòng thu của
RFI, ngày 06/10/2021. © RFI / Tiếng Việt
*
RFI : Việc
sắp xếp lại đơn vị hành chính đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử Việt Nam và lần
gần đây nhất có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2025. Mục tiêu của cuộc cải cách
này là gì ?
Benoît
de Tréglodé : Việc
sắp xếp lại đơn vị hành chính, cụ thể là giảm từ 63 tỉnh, thành xuống còn 34,
bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố do chính quyền trung ương quản lý. Đây là một bước
vô cùng quan trọng trong công cuộc cải cách đất nước, theo mong muốn của tổng
bí thư Tô Lâm, với mục tiêu đầy tham vọng : thúc đẩy phát triển để đưa Việt Nam
thành nước phát triển có thu nhập cao từ nay đến năm 2045.
Vì
vậy, cải cách bộ máy Nhà nước là một chặng, việc sáp nhập tỉnh cũng rất quan trọng,
bởi vì qua đó người ta thấy một quyết tâm kỹ trị, một mong muốn kinh doanh và cả
kinh tế, trong khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng luôn đặt trọng tâm vào sự
trong sạch thuần túy về mặt tư tưởng và kỷ luật của đảng. Điều mà tổng bí thư
Tô Lâm thúc đẩy trong cuộc cải cách lần này là tạo ra những thực thể hành chính
mới có khả năng cạnh tranh từ góc độ kinh tế. Tôi muốn nói đó là điều rất cụ thể,
chứ không chỉ là lý thuyết.
Có
hai lưu ý sơ bộ để hiểu về cuộc cải cách này. Điều đáng chú ý trước tiên là ý
muốn của một người, ở đây là ông Tô Lâm. Những địa giới hành chính mới của các
tỉnh cũng là cách cho thấy quyết định được đưa từ trên xuống. Việc này đưa Đảng,
và cuối cùng là tổng bí thư, vào trung tâm của quá trình ra quyết định mang
tính quốc gia. Quốc Hội không thảo luận về dự án này mà chỉ phê duyệt. Chúng ta
đang quay trở lại với một logic khá cũ, bị quên trong hơn một thập niên, là các
đại biểu Quốc Hội tranh luận về các dự án lớn của bộ máy. Ở đây, ông Tô Lâm áp
đặt cải cách mà Quốc Hội sẽ thông qua. Điểm này rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập
sau.
Lưu
ý thứ hai, đó là ông Tô Lâm gọi “cuộc cách mạng chống quan liêu” để tăng thêm
hiệu quả. Có một điều không thể phủ nhận mà bất kỳ ai theo dõi hoặc quan sát
các vấn đề chính trị, hành chính, cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam đều
không thể nói ngược lại : Hết thập niên này sang thập niên khác, một bộ máy
quan liêu ngày càng phình to được lập ở nhiều cấp độ, từ xã, huyện đến tỉnh và
trung ương, cho nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động. Khi tổng bí thư nói đến việc
tinh gọn, làm cho bộ máy hành chính chặt chẽ, mạnh mẽ, hiệu quả, hiệu suất hơn
(về mặt giấy tờ), người ta có thể nói rằng ông ấy có lẽ đúng. Quá trình hiện đại
hóa kinh tế của đất nước chắc chắn sẽ liên quan đến cuộc đổi mới này, bởi vì một
bộ máy hành chính kém hiệu quả, cồng kềnh là rất tốn kém và chỉ tạo thêm “cửa”
cho các nhà đầu tư muốn làm việc với Việt Nam.
Ngoài
ra, còn phải kể đến 3 lý do chính đằng sau việc tái cấu trúc hành chính và sáp
nhập tỉnh. Thứ nhất, việc tinh giản bộ máy hành chính địa phương làm giảm các
điểm tiếp xúc, các cấp ra quyết định và các tuyến chỉ huy, cho nên giảm được
gánh nặng hành chính cho những người muốn làm việc với một địa phương. Có nghĩa
là ít “cửa” hơn, ít tham nhũng hơn một chút, bởi vì có ít người để “làm việc”
hơn.
Lý
do chính thứ hai, cải tổ ở cấp độ các vùng lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo nên các
không gian thúc đẩy động lực kinh tế và hạn chế chủ nghĩa địa phương. Cho nên cần
nhắc lại, tinh giản là để hiệu quả hơn. Điểm thứ ba, được nhiều chuyên gia nêu
lên : Cuộc cải cách lần này là nhằm giảm bớt ngân sách nhà nước, hiện dành tới
70% cho chi phí vận hành định kỳ của các cơ quan hành chính. Mục tiêu mang tính
kinh tế, rất cụ thể. Nhưng đó không phải là những lý do duy nhất mà chúng ta sẽ
nói đến sau.
Đọc
thêm
Tô Lâm, tân lãnh đạo cứng rắn của Việt Nam thiên về tư bản
*
RFI : Ở
Pháp, việc phân chia đơn vị hành chính đôi khi cũng được thực hiện vì mục đích
bầu cử. Liệu trường hợp này có diễn ra ở Việt Nam không vì Đại hội Đảng cũng
đang đến gần, trong khi lợi ích tài chính, đơn giản hóa hành chính… vẫn được nhấn
mạnh khi sáp nhập tỉnh, như ông nhắc đến ở trên ?
Benoît
de Tréglodé : Tôi nói ngay là có. Đó là điều hiển nhiên. Tôi đã nhấn mạnh
đến khía cạnh mục tiêu và tổ chức, rất cơ bản của cuộc cách mạng chống quan
liêu. Đừng quên rằng chúng ta đang ở Việt Nam, Đại hội Đảng sẽ diễn ra trong
chưa đầy một năm. Vì vậy, cuộc cách mạng mang hai mục tiêu, vừa về kinh tế, và
đối với ông Tô Lâm, chắc chắn là còn mang tính chính trị.
Sự
tập trung chính trị này có nghĩa là gì ? Đây chỉ là một vấn đề đơn giản về số học.
Cuộc cải cách sẽ củng cố sự tập trung chính trị. Ít tỉnh hơn, sẽ có ít người
tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương hơn, và như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bộ
Chính trị hoặc ban bí thư, chỉ phải kiểm soát ít hơn. Việc giảm số lượng tỉnh
cũng dẫn đến việc giảm số lượng đại biểu được cử vào Ban Chấp hành Trung ương.
Điều này rất quan trọng, bởi vì Ban Chấp hành Trung ương và các ban chính trị của
đảng sẽ được bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của đảng vào đầu năm 2026. Với
việc ít tỉnh hơn, ít đại diện hơn, rõ ràng việc này sẽ giúp tập trung ảnh hưởng
nhiều hơn vào tay ông Tô Lâm và các đồng minh của ông.
Không
cần phải che giấu, cuộc cải cách này còn có mục đích tập trung quyền lực xung
quanh lãnh đạo quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam, trong trường hợp này
là tổng bí thư. Theo logic của Tô Lâm hiện nay, tập trung quyền lực cũng là bảo
đảm thêm sự ổn định chính trị cho đất nước, cho đội ngũ lãnh đạo đất nước. Lập
luận này xuất phát từ nhận định là cần phải phát triển Việt Nam về kinh tế để đạt
được mục tiêu phát triển đầy tham vọng năm 2045 và để chống lại những bất ổn
trên chính trường khu vực và quốc tế, cũng tác động đến Việt Nam. Nói tóm lại,
mục đích chính trị cũng đi kèm với mục tiêu hành chính và kinh tế trong đợt cải
cách quy mô lớn này.
*
RFI : Làm
thế nào có thể tiến hành cuộc cải cách vào thời điểm này và nhanh đến như vậy ?
Benoît
de Tréglodé : Quả thực, rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Đã
thành thông lệ là mỗi năm trước kỳ Đại hội đảng vẫn có những chiến dịch chống
tham nhũng lớn (tiếp tục hoặc tái khởi động) để phân loại trong số những người
thân cận hoặc đối thủ của những nhân vật chuẩn bị cho đại hội sau đó. Năm nay,
không nhất thiết phải là một chiến dịch chống tham nhũng mới khiến toàn bộ môi
trường chính trị ngưng đọng hoàn toàn, mà là cuộc đại cải cách đầy tham vọng hệ
thống hành chính Việt Nam, theo mong muốn của ông Tô Lâm.
Điều
có thể nghĩ tới ngay lập tức, nếu một cuộc cải cách đầy tham vọng như vậy được
thực hiện bởi một người duy nhất thì đó là do ông ấy không cảm thấy bị bất kỳ
ai đe dọa và điều này nằm trong quyền lực to lớn của ông trong bộ máy chính trị
Việt Nam. Vào đúng năm trước Đại hội Đảng, với cuộc tinh giản bộ máy hành chính
ở cấp địa phương, nhưng cũng có thể nói là ở cấp trung ương, ở cấp bộ, không ai
chắc chắn là giữ được vị trí của mình, kể cả trong Ban Chấp hành Trung ương. Số
người may mắn được chọn sẽ ít hơn vào năm 2026. Có thể nói rằng chiến dịch kiểm
soát khổng lồ này thậm chí còn hiệu quả hơn các chiến dịch chống tham nhũng
thông thường. Bởi vì chúng khiến mọi người run sợ, ai cũng muốn giữ lấy chỗ và
có thể theo đuổi sự nghiệp trong một bộ máy hành chính bị thu hẹp lại.
Cuối
cùng, chỉ một người thắng cuộc lớn nhất, đó là ông Tô Lâm, người tổ chức công
cuộc này cùng với ban lãnh đạo của ông hiện tại hoặc trước đây trong bộ Công
An. Có một bầu không khí chung, có thể nói là lo lắng, về sự chuyển đổi xã hội
này, cho dù nhiều người hoan nghênh, đánh giá dự án là “cao cả”, để bộ máy hành
chính cồng kềnh trở nên hiệu quả hơn, sáp nhập các đơn vị hành chính chồng chéo
để giúp đất nước giàu mạnh hơn, các địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
hơn. Nhưng thường thì ở Việt Nam, người ta vẫn làm “một công đôi việc”. Người
ta mang đến cho người dân một cuộc cải cách được hoan nghênh với những mục tiêu
rất tham vọng, cao cả. Nhưng đồng thời, công cuộc này lại được thực hiện bởi một
chính trị gia đang tận dụng nó để trụ vững ở trung tâm và thể hiện toàn bộ quyền
lực của mình trong trung tâm bộ máy.
Đọc
thêm :
Việt Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm
quyền ?
*
RFI : Những
tỉnh mới, từ giờ rộng lớn hơn rất nhiều, có thể sẽ phải đối mặt với những thách
thức nào trong tương lai ?
Benoît
de Tréglodé : Đây là cả một vấn đề. Đúng là có thể có những tác động
tích cực, đúng đắn. Việc thành lập các siêu tỉnh để thu hút đầu tư nước ngoài
có thể giúp địa phương phát triển hiệu quả hơn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu
tư nước ngoài qua việc “giảm hai, ba lần” số “cửa” tham nhũng. Trước đây, các
nhà đầu tư nước ngoài đôi khi phải gõ cửa các ủy ban tỉnh, ủy ban huyện, xã, địa
phương liên quan… càng nhiều cửa thì càng có nhiều công chức tham nhũng và càng
khiến hoạt động thêm phức tạp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các chính quyền
mới sẽ đơn giản hơn và minh bạch hơn trong việc hợp tác sau khi cải cách sáp nhập
tỉnh có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Mặt
khác, có thể là còn quá sớm để nói hoặc hình dung cụ thể hoạt động sẽ như thế
nào, nhưng việc thành lập những tỉnh lớn như vậy có thể tạo nên sự bất ổn lâu
dài nếu các nhà lãnh đạo tỉnh tương lai dần trở nên quyền lực hơn, một ngày nào
đó không hoàn toàn chia sẻ năng lực hoặc tầm nhìn với ông Tô Lâm và bắt đầu tập
trung quyền lực cho các mục đích cá nhân. Họ sẽ ít hơn về số lượng, họ sẽ quản
lý các khu vực rộng hơn, giàu có hơn, phát triển hơn, họ có thể có tham vọng
chính trị lớn hơn. Điều rủi ro là sự xuất hiện của các sếp lớn hoặc “lãnh chúa”
lớn, đầy sức mạnh.
Tôi
nghĩ rằng ở cấp trung ương, trong vòng thân cận của tổng bí thư, mọi chuyện đã
được xem xét rất chặt chẽ, bởi vì phải nhắc lại rằng mặt trái của việc sáp nhập
tỉnh là các lãnh đạo tỉnh sẽ ít hơn nhưng có thể sẽ quyền lực hơn vì tỉnh của họ
lớn hơn, đa dạng hơn, nhưng cũng có thể là họ sẽ bị cấp trung ương kiểm soát
nhiều hơn vì họ không đông. Vì vậy, tương lai của mối liên kết giữa quyền tự chủ
khu vực, phi tập trung nhưng dưới sự kiểm soát là cả một câu hỏi, là cả sự đánh
cược mà ông Tô Lâm đang thực hiện để hiện đại hóa đất nước, thâu tóm và tập
trung quyền lực tốt hơn trong 20 năm tới, giai đoạn mang tính quyết định trong
việc đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2045.
Đọc
thêm :
Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực
ở Việt Nam
*
RFI
Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de
Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược - IRSEM, Trường Quân sự Pháp.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Quyền
lực cá nhân tổng bí thư thông qua quá trình tinh giản bộ máy hành chính ở Việt
Nam
ĐIỂM
TUẦN BÁO
Việt
Nam : Khoảng trống quyền lực nguy hiểm sau thời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
No comments:
Post a Comment