Đồng
hương tri ân Mục Sư Douglas Kellum, vị ân nhân của người Việt tị nạn - Nguoi
Viet Online
Lâm Hoài Thạch/Người Việt
July
7, 2025 : 5:11 PM
GARDEN
GROVE, California (NV) – Nhiều
đồng hương đến dự buổi tri ân Mục Sư Douglas Kellum, vị ân nhân của người Việt
tị nạn tại các trại ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ, được tổ chức tại Viện Bảo Tàng Di Sản
Người Việt (VHM), Garden Grove, trưa Chủ Nhật, 6 Tháng Bảy.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-1-1920x1119.jpg
Mục
Sư Douglas Kellum (hàng ngồi, thứ ba từ phải) và người tị nạn Việt Nam tại buổi
tri ân ông được tổ chức ở Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người
Việt)
Mục
Sư Douglas Kellum sinh ra tại thị trấn nhỏ Tutwiler, Mississippi. Ông dành hơn
50 năm cuộc đời phục vụ người Việt Nam. Ông từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ
tại Việt Nam từ những năm 1970-1971 với vai trò cố vấn. Sau khi giải ngũ, ông
quay lại Việt Nam không phải với vai trò của một quân nhân, mà là một nhà truyền
giáo, yêu thương và đồng hành với người Việt trong những năm tháng khó khăn nhất.
Sau
biến cố 30 Tháng Tư, 1975, ông tạm ngưng việc học thần học, đến phục vụ tại trại
tị nạn Fort Chaffee, Arkansas. Từ năm 1976 đến năm 1995, ông dành trọn 18 năm sống
và phục vụ tại các trại tị nạn Đông Nam Á như Laem Sing, Phatnat Nikkom tại
Thái Lan, và các trại Bataan, Palawan tại Philippines, và nhiều trại khác.
Ông
Hồng Tiên, thành viên ban tổ chức và là người điều hợp chương trình, nói: “Mục
Sư Douglas Kellum sống khiêm nhường với thuyền nhân, nói tiếng Việt lưu loát và
rao giảng Phúc Âm qua chính đời sống của mình. Từ năm 1996, ông đảm trách chức
vụ mục sư tại Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ở Memphis, Tennessee, suốt 17 năm.
Sau khi về hưu năm 2013, ông tiếp tục giảng đạo tại các hội thánh Việt khắp Hoa
Kỳ.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-2-1920x1135.jpg
Mục
Sư Douglas Kellum và người tham dự dâng lời cầu nguyện. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người
Việt)
“Ông
xem Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình. Vì thế, ông còn có tên Việt Nam
là Đức, mà những thuyền nhân, bộ nhân thường gọi ông là Mục Sư Đức. Qua cuộc đời
và công tác mục vụ của mình, Mục Sư Đức đã giới thiệu hàng ngàn người Việt đến
với niềm tin Cơ Đốc, để lại dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng người Việt khắp thế
giới,” ông Hồng Tiên nói thêm.
Theo
ban tổ chức, buổi tri ân này là ngày vô cùng trân trọng đối với những người Việt
tị nạn Cộng Sản hiện diện, đặc biệt cho những đồng hương nào đã một lần hay nhiều
lần gặp Mục Sư Đức tại các trại tị nạn trước đây.
Họa
sĩ Châu Thụy, giám đốc VHM, nói: “Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975, hàng trăm ngàn
người Việt đã bỏ nước ra đi, chấp nhận mọi hiểm nguy giữa đại dương mênh mông,
chỉ với một ước mơ duy nhất là sống sót. Nhiều người trong chúng ta có mặt ở
đây hôm nay, chính là những người đã từng sống qua những ngày tháng sinh tử ấy.
Và đặc biệt là giữa những giờ phút tuyệt vọng nhất, ánh sáng của tình người đã
rọi soi từ những cá nhân, trong đó có Mục Sư Đức, và rất nhiều người Việt tị nạn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-3-1920x1363.jpg
Họa
sĩ Châu Thụy (phải) trao quà lưu niệm cho Mục Sư Douglas Kellum. (Hình: Lâm
Hoài Thạch/Người Việt)
“Cuộc
đời của Mục Sư Douglas Kellum là một minh chứng mạnh mẽ rằng, một con người với
trái tim nhân hậu có thể thay đổi cả cuộc đời của hàng ngàn người khác. Chính
vì thế, hôm nay chúng ta không chỉ tri ân, mà còn ghi nhớ. Chúng ta ghi nhớ để
không quên, chúng ta ghi nhớ để tiếp tục kể lại, và chúng ta ghi nhớ để truyền
đi ngọn lửa nhân ái này cho thế hệ mai sau,” họa sĩ Châu Thụy nói thêm.
Nhân
dịp này, ban tổ chức trao tặng vài món quà lưu niệm cho Mục Sư Douglas Kellum.
Nhiều
thuyền nhân đã bày tỏ tấm lòng tri ân của mình đối với vị mục sư ân nhân, qua
cách xưng hô rất thân thương và kính trọng: “Kính thưa Mục Sư Đức.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-4-1920x1336.jpg
Một
thuyền nhân (phải) ngỏ lời tri ân Mục Sư Đức. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Mục
Sư Douglas Kellum tâm tình: “Tôi rất vui mừng khi gặp lại những người tị nạn tại
nhiều quốc gia trên thế giới. Mấy mươi năm trước, tôi cảm thấy rất vui và trân
trọng khi đã chứng kiến cộng đồng người Việt đã gắn bó và giúp đỡ cho nhau
trong hoàn cảnh chung ở các trại tị nạn. Cũng như hôm nay, tôi đã gặp lại những
gương mặt thân thương, những người bạn cũ lúc trong những thời gian mà chúng
tôi quen biết nhau trong các trại tị nạn ở Đông Nam Á cũng như ở Hoa Kỳ.”
Một
trong những người tham dự sự kiện là nhạc Sĩ Trần Chí Phúc, phụ trách chương
trình văn nghệ. Nhạc sĩ từng là thuyền nhân, từng cho ra đời tập nhạc gồm 12 ca
khúc vượt biển mà ông viết trong thời gian 45 năm, từ 1979 đến 2024, để kỷ niệm
cuộc đời thuyền nhân, như “Xác Em Nay Ở Phương Nào,” “Laem Sing Chiều Tị Nạn,”
“Mai Mốt Em Về Đâu,” “Cám Ơn Tấm Lòng Thế Giới”…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-5-1920x1211.jpg
Phong
Dinh (trái) trình bày bài “Xác Em Nay Ở Phương Nào” qua phần đệm guitar của nhạc
sĩ Trần Chí Phúc. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Nói
về tác phẩm “Xác Em Nay Ở Phương Nào,” nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm tình: “Khi được
định cư tại hải ngoại, tôi đã đọc được bài thơ của Ngọc Khôi trong tờ báo Việt
Nam tại hải ngoại. Bài thơ này có câu ‘Xác em nay ở phương nào/Tấp sang đất
Thái hay vào Nam Dương/Có khi xác vượt trùng dương, trôi vào Bắc Mỹ trách hờn
người yêu.’ Tôi thấy bài thơ này đã có nội dung nói lên sự thương đau, uất hận
của một nữ thuyền nhân đã chết trên đường tìm tự do, nên tôi mới lấy những lời
trong bài bài thơ này soạn thành ca khúc.”
Có
những thuyền nhân khi được cha mẹ đưa đi vượt biên và được đến các trại tị nạn ở
Đông Nam Á, lúc họ vừa mới chào đời vài tháng hay lúc mới được 1, 2… tuổi.
Trong đó có Bác Sĩ Mỹ Linh Nguyễn, cư dân Los Alamitos, định cư tại Hoa Kỳ
1981.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/07/DP-Tri-An-Muc-Su-6-1920x1286.jpg
Bác
Sĩ Mỹ Linh Nguyễn (giữa) và ba người con đến tri ân Mục Sư Đức. (Hình: Lâm Hoài
Thạch/Người Việt)
Năm
1979, bà được cha mẹ đưa đi vượt biên, đến trại Laem Sing thì mới có 2 tuổi, và
đứa em trai chỉ mới 2 tháng tuổi.
Bác
Sĩ Mỹ Linh Nguyễn cho hay: “Theo cha mẹ của tôi kể lại thì lúc còn ở trong trại
tị nạn, nhờ Mục Sư Đức mà gia đình chúng tôi được trở thành con cái của Chúa. Đồng
thời mục sư cũng giới thiệu gia đình chúng tôi với Hội Thánh Tin Lành tại Hoa Kỳ,
và hội thánh này đã bảo trợ gia đình chúng tôi được định cư tại Mỹ. Rất tiếc là
cha tôi đã mất, nên hôm nay, ông không có dịp đến đây cùng với chúng tôi để tạ
ơn Chúa, và cám ơn vị ân nhân của gia đình chúng tôi, đó là Mục Sư Douglas
Kellum.” [đ.d.]
No comments:
Post a Comment