Đòn bẩy đất hiếm của
Trung Quốc đang phát huy hiệu quả
James Palmer
- Foreign Policy
06/07/2025
https://nghiencuuquocte.org/2025/07/06/don-bay-dat-hiem-cua-trung-quoc-dang-phat-huy-hieu-qua/
Thoả
thuận mới đây với Mỹ nhấn mạnh việc Bắc Kinh đang kiểm soát chặt chẽ một lĩnh vực
quan trọng.
Tiêu
điểm tuần này: Trung
Quốc đồng ý ký thỏa thuận đất hiếm với Mỹ; Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị công bố
kế hoạch kế vị; Một trò chơi điện tử mới đánh trúng tâm lý nam giới Trung Quốc.
Trung
Quốc và Mỹ đồng ý ký thoả thuận về đất hiếm
Vào
thứ Sáu tuần trước, Trung Quốc phát tín hiệu sẽ chấp thuận một thỏa thuận mới
cho phép xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, đánh dấu một bước đột phá sau các cuộc đàm
phán Mỹ – Trung trước đó tại Geneva và London.
Các
nhà sản xuất Mỹ cần đất hiếm cho nhiều loại sản phẩm, từ màn hình máy tính cho
đến laser. Trong khi đó, Trung Quốc sản xuất khoảng 60% và chế biến hơn 90% nguồn
cung đất hiếm toàn cầu. Quyết định của Bắc Kinh trong vài tháng gần đây nhằm tận
dụng đòn bẩy này trước Washington đang mang lại kết quả, theo nhà phân tích về
Trung Quốc Scott Kennedy viết trên Foreign
Policy.
Nhưng
liệu sức ép từ Bắc Kinh sẽ mang lại cho họ quyền kiểm soát lâu dài đối với
Washington, hay rốt cuộc sẽ thúc đẩy Mỹ gây dựng lại chuỗi cung ứng bị bỏ bê
lâu nay tại sân nhà?
Sự
thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm không nhờ vào ưu đãi về mặt địa
chất, mà nhờ vào ưu thế kinh tế. Dù tên gọi là đất “hiếm”, nhưng chúng dồi dào ở
khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc mở cửa và hiện đại hóa
vào năm 1978, các công ty đất hiếm Trung Quốc nhanh chóng trở thành lựa chọn rẻ
nhất và được ưa chuộng nhất. Từ năm 1978 đến 1995, sản lượng đất hiếm của Trung
Quốc tăng trung bình khoảng 40% mỗi năm.
Ban
đầu, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ cấp cơ sở, nhưng về sau được chính phủ
khuyến khích. Các nhà khoa học Trung Quốc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế
đầu tiên về đất hiếm vào năm 1983. Đến giữa thập niên 1990, công nghệ Trung Quốc
đã cạnh tranh với những sản phẩm tiên tiến nhất tại Mỹ.
Các
công ty Trung Quốc đã mua lại tài sản nước ngoài, chẳng hạn như công ty
Magnequench của Mỹ vào năm 1995. Cùng lúc đó, sự phổ biến của máy tính cá nhân,
và sau đó là điện thoại di động, đã tạo ra nhu cầu lớn đối với đất hiếm từ những
năm 1990 trở đi.
Mỹ
từ lâu đã nhận thức được vấn đề do vị thế vượt trội của Trung Quốc trong lĩnh vực
đất hiếm gây ra. Vào năm 2010, sau khi Trung Quốc tạm thời hạn chế xuất khẩu đất
hiếm sang Nhật Bản, Mỹ đã thúc đẩy việc tái mở cửa mỏ đất hiếm Mountain Pass ở
California nhằm cung cấp một giải pháp thay thế cho các công ty Trung Quốc
trong bối cảnh nhu cầu tăng.
Trong
hơn một thập kỷ qua, các chuyên gia và các nhà chiến lược đã kêu gọi khôi phục
ngành công nghiệp đất hiếm của Mỹ để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên,
một dự án quy mô lớn như vậy sẽ rất khó thực hiện. Vào năm 2010, Văn phòng Kiểm
toán Chính phủ Mỹ (GAO) ước tính sẽ mất tới 15 năm để gây dựng lại một chuỗi
cung ứng đất hiếm nội địa.
Trong
vòng 15 năm kể từ đó, Mountain Pass – nơi chủ sở hữu trước đó đã phá sản vào
năm 2015 – vẫn là cơ sở duy nhất trên cả nước sản xuất và tinh luyện đất hiếm.
Những nỗ lực trước đây nhằm gây dựng lại ngành công nghiệp này của cựu Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã thất bại. Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống dường như tận
tâm với việc xóa bỏ di sản về năng lượng của người tiền nhiệm hơn là gây dựng lại
bất cứ thứ gì.
Dù
chưa cần lo ngại về khả năng Mỹ khôi phục ngành sản xuất đất hiếm trong thời
gian tới, nhưng Trung Quốc không mạo hiểm. Một phần then chốt trong mọi ngành
công nghiệp là nhân lực, và Trung Quốc đã tận dụng những hạn chế tự do chính trị
để duy trì vị thế ưu thế của mình ở khía cạnh này.
Theo
tờ Wall Street Journal đưa tin tuần trước, các chuyên gia đất
hiếm của Trung Quốc đang bị theo dõi và giám sát chặt chẽ. Một số người bị công
ty thu giữ hộ chiếu – một thực tế ngày càng phổ biến tại Trung Quốc hiện nay.
Tin
tức được quan tâm
Khủng
hoảng chính trị Thái Lan.
Trung
Quốc bày tỏ mong muốn về “sự ổn định” tại Thái Lan sau khi Tòa án Hiến pháp
Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra vào thứ Ba. Tòa
án cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm đạo đức khi điện đàm với ông Hun Sen, cựu
lãnh đạo Campuchia (cũng là bạn của gia đình bà), trong một cuộc khủng hoảng
biên giới gần đây, và cam kết sẽ làm bất cứ điều gì ông cần. Ông Hun Sen sau đó
công bố đoạn ghi âm và công khai dè bỉu bà Paetongtarn, song động thái này nhiều
khả năng được thúc đẩy bởi nhu cầu chính trị trong nước hơn là vì các yêu cầu về
mặt địa chính trị.
Thái
Lan thân Mỹ, nhưng ngày càng ngả về Trung Quốc. Gia đình của bà Paetongtarn – một
dòng tộc chính trị đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị Thái Lan từ những
năm 2000 – là người gốc Hoa.
Bản
thân bà Paetongtarn đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc bằng cách ủng hộ
các chiến dịch trấn áp mà phần lớn không mấy thành công, trong đó nhắm đến các
băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động trực tuyến dọc biên giới Thái Lan –
Myanmar, vốn nổi tiếng với các vụ bắt cóc và lừa đảo công dân Trung Quốc. Việc
bà bị đình chỉ sẽ gây ra một số lo ngại tại Bắc Kinh, nhưng bất kỳ ai kế nhiệm
bà cũng khó thực hiện được bất kỳ thay đổi gì mang tính triệt để.
Thông
báo của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma dự kiến sẽ chính thức công bố kế hoạch kế vị trong tuần này, trước
thềm sinh nhật lần thứ 90 của ông vào Chủ nhật. Đức Đạt Lai Lạt Ma là lãnh tụ
tinh thần và trong lịch sử là lãnh tụ thế tục của Tây Tạng. Vị trí này được biết
đến là truyền thừa qua hình thức tái sinh. Trung Quốc, quốc gia tuyên bố có chủ
quyền lịch sử đối với Tây Tạng, xem Đức Đạt Lai Lạt Ma là phần tử ly khai và khẳng
định chính họ sẽ chọn người kế vị.
Yêu
sách của Bắc Kinh bắt nguồn từ đế chế nhà Thanh, triều đại đã cai trị Trung Quốc,
Mãn Châu, Mông Cổ, một phần Trung Á hiện đại và Tây Tạng từ năm 1644 đến 1911.
Dù quyền kiểm soát của nhà Thanh đối với Tây Tạng luôn yếu, nhưng nhà Thanh vẫn
khẳng định quyền kiểm soát việc tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thông qua nghi
thức “Chiếc Bình Vàng” (Golden Urn), trong đó tên của người kế vị tiềm
năng được cho vào bình và rút thăm ngẫu nhiên.
Trong
khi đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố, người kế vị ông sẽ được sinh ra bên ngoài
Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tín đồ không chấp nhận người kế vị do Bắc Kinh chọn.
Công
nghệ và Kinh doanh
Báo cáo
về COVID-19.
Vào
thứ Sáu tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một báo cáo mới về
nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Báo cáo cuối cùng vẫn chưa đi đến kết luận,
nhưng nghiêng mạnh về giả thuyết virus lây truyền qua hoạt động buôn bán động vật
hoang dã. Tuy vậy, báo cáo không loại trừ khả năng rò rỉ từ phòng thí nghiệm –
một giả thuyết mà chính quyền Trump từng theo đuổi.
Trung
Quốc nhiều khả năng sẽ phản đối việc báo cáo bác bỏ giả thuyết cho rằng virus
xâm nhập vào nước này qua kho lạnh, một thuyết phổ biến nhằm chuyển hướng trách
nhiệm về đợt bùng phát khỏi Trung Quốc. WHO cũng nhấn mạnh, họ không nhận được
sự hợp tác nào trên thực tế từ phía Trung Quốc trong cuộc điều tra, điều này
làm trầm trọng thêm rạn nứt vốn đã manh nha từ khi Bắc Kinh cản trở các cuộc điều
tra trước đó của tổ chức.
Sau
đợt bùng phát dịch SARS đầu tiên vào năm 2002, Trung Quốc cam kết đóng cửa các
chợ chủ chốt buôn bán động vật sống, nhưng không thực thi được các quy định của
chính mình, khiến cho việc đại dịch có khả năng khởi phát từ một chợ đồ tươi ở
Vũ Hán trở thành một điều đáng xấu hổ.
Trò
chơi điện tử kỳ thị phụ nữ.
Một
trò chơi điện tử mới đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng tại Trung Quốc
và đánh vào tâm lý nam giới nước này. Tựa game Revenge on Gold Diggers (Trả
thù những kẻ đào mỏ) theo chân nhân vật nam chính tìm cách trả thù những phụ nữ
mà game mô tả là đã lợi dụng đàn ông nhẹ dạ cả tin trên mạng để bòn rút tài sản
của họ.
Trò
chơi phản ánh những đề tài rộng hơn đang lan truyền trên không gian mạng Trung
Quốc. Những không gian trực tuyến này hiện bị thống trị bởi các nữ influencer
(người có ảnh hưởng) đang cố bán nội dung khiêu dâm mà không chọc giận cơ quan
kiểm duyệt. Những phụ nữ này sở hữu lượng người theo dõi lớn và những người ủng
hộ hào phóng trên mạng, nhưng họ cũng gây phẫn nộ cho nam giới Trung Quốc. Điều
này được ghi lại rõ nét trong bộ phim tài liệu People’s Republic of
Desire (Cộng hoà Nhân dân Ham Muốn) của đạo diễn Ngô Hạo.
Sự
gia tăng của các băng đảng tội phạm có tổ chức chuyên nhắm vào đàn ông Trung Quốc
để lừa đảo trực tuyến đã góp phần gây nên sự phẫn nộ đó, nhưng cũng dẫn đến những
trường hợp phụ nữ bị nhắm mục tiêu sau khi bị vu oan là “đào mỏ”.
----------------------------
Nguồn: James Palmer, “China’s Rare-Earth
Leverage Is Paying Off”, Foreign Policy, 01/07/2025
No comments:
Post a Comment