Người
chết sống lại như mặt trời
Trần Thùy Mai | vanviet.info
Posted
on 10 Tháng Bảy, 2025 by post3
https://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nguoi-chet-song-lai-nhu-mat-troi/
(Đọc tiểu
thuyết của Nguyễn Đức Tùng, nhà xuất bản Phụ Nữ 2025)
Cách
đây nhiều năm, khi đọc thơ Nguyễn Đức Tùng, tôi đã có dự cảm rằng một ngày kia
Tùng sẽ viết tiểu thuyết.
Bởi,
mỗi bài thơ của anh giống như cánh cổng mở ra một khu vườn đầy bí ẩn. Người đọc
thơ bị hút theo một sự thật thấp thoáng trong đó, cho đến khi đi lạc mà không
bao giờ cùng đường. Tôi đã nghĩ: thế nào cũng có ngày những bí ẩn ấy tự thoát
ra khỏi độ nén của thơ, và sẽ hiển lộ thành những chương hồi lẫm liệt.
Và
quả nhiên, hôm nay tôi được đọc “Thuyền”, tiểu thuyết mới của Tùng.
Tiểu
thuyết gồm 55 chương, kể về một chuyến vượt biển từ bến Ninh Kiều, đến
Songkhla, Thái Lan, với hai nhân vật trung tâm: Tôi và Liên Hương. Có thời
gian, không gian và nhân vật cụ thể, nhưng không phải chỉ có thế.
Sự
kiện thuyền nhân vượt biển, vào thời điểm này, là một đề tài không dễ viết!
Khó, bởi vì, rất nhiều sự việc thảm khốc, chỉ cần tường thuật bằng lời nói
thông thường, đã đủ sức lay động vượt xa khả năng của văn chương hư cấu. Nhà
văn sẽ không góp thêm được gì nhiều nếu chỉ đơn thuần kể lại! Bởi vậy, trong tiểu
thuyết này, Nguyễn Đức Tùng đã không đi theo lối tự sự thông thường như nhiều
người đi trước: Cung Tích Biền, Lê Nam… “Thuyền” của Nguyễn Đức Tùng không phục
dựng hành trình vượt biển, mà chủ yếu dựng lại thế giới tâm cảm của nhân vật:
trước, trong khi, sau, và rất nhiều năm sau chuyến đi.
Dù
xương sống của câu chuyện là một chuỗi tình huống nguy nan đến nghẹt thở, nhưng
tác giả không chọn cách thắt gút kịch tính của một bộ phim hành động, mà nhấn mạnh
vào cảm nhận của nhân vật trung tâm: ý nghĩa của lựa chọn và dấn thân, huyền
nhiệm của sự sống và cái chết, sự hiện hữu của linh hồn, sự liên thông giữa những
thế giới có thể và không thể nhìn thấy.
Từ
những dòng đầu tiên, tác giả đã gợi ý về một Cõi:
Có
một nơi trên trái đất ở đó người ta không chết, họ chỉ biến mất.
Bạn
hỏi: tôi có đi được không?
Không.
Có.
Người
Việt ta thường nói về những Cõi. Cõi trên, cõi ngoài, cõi trời, cõi nhân gian…Đọc
tiểu thuyết của Tùng, ta linh cảm được nhiều Cõi, chúng cùng tồn tại, mà nơi
chúng hiển lộ chính là ký ức dai dẳng, là những ám ảnh bám níu, những linh cảm
mong manh nhưng vô cùng xác tín.
Chuyến
vượt biển diễn ra chỉ trong mười mấy ngày, nhưng thời gian của “Thuyền” là nhiều
thập kỷ. Trong những người cùng đi, có người đến bến, có người không thể đến,
nhưng tất cả họ đều tồn tại. Như nhân vật Liên Hương, dù đã chìm xuống biển sâu
ở chương 15, nhưng cô vẫn có mặt cho đến chương cuối của tác phẩm
(Gọi Hồn).
“Thuyền”
chứa đựng những sự thật đau đớn trong hành trình vượt biển: bão tố, đói khát, lạc
đường trên biển cả, trẻ con chết vì kiệt sức, đàn ông bị hải tặc giết, phụ nữ bị
cưỡng hiếp, bị bắt cóc … Nhân vật Xíu mười bốn tuổi, hấp hối trong cơn sốt,
“bò đi bò lại trên sàn thuyền, mất ngôn ngữ, nó cởi hết áo ra, có lẽ vì nóng
quá, nó muốn chống lại cái chết đang đến gần. (…) Nhìn gương mặt của nó, tôi biết
rằng Xíu đang đi qua một đoạn đường khổ ải chỉ có một mình nó, không ai ở chung
quanh, không ai biết, không ai nhìn thấy điều gì đang xảy ra, chỉ có nó nhìn thấy
điều ấy, những cạm bẫy, những thú dữ, những lửa, chỉ mình nó biết. Con người một
mình đi tới cái chết, hoàn toàn cô độc. Thằng bé đang đi. Nó mới mười bốn tuổi. (Chương
20, Nhỏ Xíu)
Lương
thực cạn kiệt: “ Cơn đói hành hạ chúng tôi. Nhiều người gỡ những mảnh gỗ
mục trên mạn thuyền ăn cho đỡ đói. Người ta bắt chước nhau. Người ta ăn những mảnh
vải vụn. Người ta nhai bất cứ thứ gì mềm có thể nhai được. Đôi khi một người
may mắn nhai trúng con hàu bám vào ván thuyền. Tôi biết nhiều người đang nghĩ,
nếu có người chết, họ sẽ ăn thịt người ấy. Tôi nghe nói có những thuyền vì đói
quá người ta giết lẫn nhau để ăn thịt. Tôi canh chừng điều ấy.” (Chương46,
Mưa Phải Rơi Trên Mỗi Mặt Người)
Lãm,
người đàn ông mất hết vợ con, đến trại tị nạn Songkhla một mình với tóc dài quá
vai, râu tua tủa, quên mất tiếng người, trí óc đã trở thành nửa điên nửa tỉnh.
Có con chim lớn vụt sà xuống bên cửa lều, đột ngột và mạnh mẽ, như một giấc mơ.
Lãm bắt được chiếc lông vũ trên tay, đêm ngủ, anh đặt dưới gối, khi đi ra
ngoài, anh gài lên ngực, cảm nhận sự ấm áp: màu lông vũ đen nhánh gợi nhớ đến
mái tóc của đàn bà,màu tóc của người chết đuối.(Chương 23, Đảo)
Một
ngày trong trại, trên bờ biển, có con búp bê dạt vào mép cát, nhỏ bằng bàn tay,
dính đầy dầu mỡ của tàu thủy. “Tôi dùng cát kỳ cọ lần nữa, rửa sạch vết
dầu mỡ, tôi ném con búp bê thật cao lên trời rồi đưa tay bắt lấy, tưởng
tượng nghe được tiếng của một đứa bé gái năm hay bảy tuổi. Khi thì tiếng cười
như nắc nẻ, khi thì tiếng khóc của nó trên một chiếc thuyền…”(Chương 30,
Búp bê)
Mỗi
chương của “Thuyền”, thực ra là một bài thơ, một bi ca. Có chương tỉ mỉ từng
chi tiết, có chương chỉ phác thảo vài hình ảnh, mỗi bi ca đều chứa đựng một số
phận, một khía cạnh của tính người. Bởi vậy, đừng đọc nhanh quá, hãy đọc chậm,
từ tốn, để thấm được vào lòng những cảm xúc nghẹn ngào nén lại trong từng chữ.
Mười
sáu tuổi, mang thai vì bị cưỡng hiếp nhiều lần, khi vào trại tị nạn, được hỗ trợ
phá bỏ, cô gái im lặng từ chối. “Người thiếu nữ ngồi đó, trên gốc cây cổ thụ
gãy, giữa đám cỏ lau trắng xóa, phất phơ, cô đã ngừng hát, cúi xuống chậm rãi
nhai những mảnh gạch vụn màu son đỏ, cố nuôi sống cái thai của kẻ thù đang lớn
lên, lớn lên trong bụng mỗi ngày, như tình yêu khốn khổ, mù lòa, nguyên thủy của
người mẹ.”
Hình
ảnh chiếc bụng mang thai chờ ngày sinh nở, lại xuất hiện ngay bên những nấm
mộ mới chôn bên hàng rào kẽm gai. “Người mới chết, xương còn chưa rã mục.
Đom đóm bay nhiều quá, xuyên qua lửa lân tinh.” Những con đom đóm bay xuyên
qua ánh sáng ma trơi, tạo thành một mảng sáng, làm sống dậy ký ức về ngôi làng
tuổi thơ đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh: một cảnh quang im lặng, tất
cả các ngôi nhà đã đổ, tất cả mọi người đã chết. “…tôi muốn gọi tên những
người đã chết, tại sao người chết không trả lời tôi? Nước mắt tôi chực ứa ra
khi nghĩ đến họ. Nhưng trước mắt tôi bỗng một con đom đóm bay ra lập lòe từ
trong bụi rậm. Rồi hai con, rồi ba con. Chúng bay ra nhiều hơn nữa (…)Thứ ánh
sáng nhỏ bé ấy, nhắc nhở tôi về sự dẫn đường. Ánh sáng ấy như ngọn đèn xa lắc
trong sương cuối dốc ngày về, như tàn lửa đỏ khói nhang trước mộ người thân.
Ánh sáng ấy là ngôi nhà, là quê hương tự do, đầy lòng an ủi, trong thế giới tàn
nhẫn hữu hình và vô hình, là nơi tôi trở lại, sau cùng. Ánh sáng ấy là ký ức của
tình yêu.”
Đàn
đom đóm ấy là ý niệm về lửa sống mong manh trên tro tàn của chết chóc. Ý niệm về
tro tàn, sau rất nhiều năm sẽ tái hiện trong câu chuyện về Ada, cô gái người
Canada với chiếc hộp nâu bóng đựng một nhúm tro mà cô luôn đem theo mỗi lần
chuyển nhà. “Sau này tôi không gặp lại Ada, thỉnh thoảng nghĩ về cô,
tôi lại nhớ đến cái hộp gỗ. Tôi nhận ra mỗi người đều giữ khư khư cái hộp gỗ đựng
một thứ tro tàn nào đó của cuộc đời mình.”
Dù
vậy, ký ức không phải chỉ là tro. Như nhân vật Liên Hương, dù đã thuộc về Cõi
khác, vẫn không ngừng kết nối với “Tôi”, qua sự mầu nhiệm mà tác giả lý giải bằng
hiện tượng quantum entanglement của vật lý học: “ Quấn quít lượng tử là
hiện tượng kỳ lạ của hai hạt dưới nguyên tử liên kết với nhau một cách mật thiết
ngay cả khi chúng ở xa nhau ngàn dặm. Sao? Không phải hàng ngàn dặm, mà là hàng
ngàn năm ánh sáng, hàng triệu năm ánh sáng.” Tác giả đã viết “Thuyền”
với niềm tin rằng, trên tro tàn vẫn có ánh lửa, trong hiện tại vẫn có quá khứ,
trong mênh mông vũ trụ vẫn có lực hút của tình yêu. Và, cuốn sách này
cũng là một chiếc hộp, mà khi mở ra bạn sẽ nghe từ đó tiếng kêu của con người gọi
nhau giữa sống và chết, đoàn tụ và chia lìa, những “đoạn trường thanh” từ
một chặng lưu ly của người Việt.
Tiểu
thuyết của Nguyễn Đức Tùng, ra đời bốn thập kỷ sau những chuyến tàu vượt biển,
nói với chúng ta về ý nghĩa của sống còn, đồng thời về sự hiện diện của những
người chết còn sống: “Người chết sống lại không phải như Chúa trên cây thập
giá, mà như mặt trời mọc lên từ phương đông mỗi sáng, vì họ chưa bao giờ chết
trong ký ức người thân yêu.”
“Khi
tôi trở về một ngõ hẻm có ngôi nhà sơn xanh xinh xắn, khi tôi đi dọc bờ biển những
thị trấn ở Thái Lan, ở Việt Nam, Cambodia, Malaysia, không phải chỉ nỗi đau buồn
thương tiếc dẫn tôi đi, mà còn cả niềm hy vọng rằng những ngày tháng đau khổ ấy
sẽ được viết ra, được đọc, đọc lại một lần nữa.”
Vì sao vậy? Vì “Ký ức đang chờ bạn ở đó, cuối
đường kia, không phải để níu giữ bạn như một người cũ, mà để chỉ đường.”
SF
27 tháng 4- 2025
========================
LIÊN
QUAN
Tiểu
thuyết ‘THUYỀN’ của Nguyễn Đức Tùng
Người
chết sống lại như mặt trời
10 Tháng Bảy, 2025
.
Thuyền – Thi pháp và diễn ngôn thơ trong tiểu thuyết của
Nguyễn Đức Tùng
6 Tháng Bảy, 2025
.
Tháng
6 – Mừng “Thuyền” của Nguyễn Đức Tùng
3 Tháng Bảy, 2025
.
Thuyền
– Hú gọi hồn nước chữa lành vết thương đau
3 Tháng Bảy, 2025
.
Thuyền:
Nỗi thăm thẳm của Tự Do
1 Tháng Bảy, 2025
.
Thuyền: lời tựa cho hành trình triệu Thuyền Nhân
30 Tháng Sáu, 2025
.
Cần
lắm, sự kiên nhẫn và lòng khoan dung (Đọc THUYỀN của NGUYỄN ĐỨC TÙNG)
29 Tháng Sáu, 2025
.
Bao
nhiêu kiếp-người cho một thuyền-nhân…
28 Tháng Sáu, 2025
.
THUYỀN – Khi những kẻ đã tới bờ vẫn không thôi chòng
chành & sự “trầm cảm ký ức”
27 Tháng Sáu, 2025
.
Thuyền
của Nguyễn Đức Tùng: Đi và về, ở giữa là khoảng trống của mất mát
27 Tháng Sáu, 2025
.
“THUYỀN”:
Dấu chấm hết để chuyển sang chương mới…
26 Tháng Sáu, 2025
.
25 Tháng Sáu, 2025
.
24 Tháng Sáu, 2025
.
Tôi
ủng hộ Nguyễn Đức Tùng, tại sao?
24 Tháng Sáu, 2025
.
Đọc tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức Tùng: Những ký ức
cuồng nộ về một thời bão táp
23 Tháng Sáu, 2025
.
Trần
Lê Hoa Tranh: Tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức Tùng
23 Tháng Sáu, 2025
.
Ra
mắt tiểu thuyết Thuyền, có gì lạ?
23 Tháng Sáu, 2025
.
22 Tháng Sáu, 2025
.
Nhà
báo Nguyễn Hồng Lam: Tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức Tùng
22 Tháng Sáu, 2025
.
Mọi
thứ đang như con thuyền lênh đênh
21 Tháng Sáu, 2025
.
Thái Phan Vàng Anh: Tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức
Tùng
21 Tháng Sáu, 2025
.
Thái
Kim Lan: Tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức Tùng
20 Tháng Sáu, 2025
.
Nguyễn
Thị Tịnh Thy: Tiểu thuyết THUYỀN của Nguyễn Đức Tùng
19 Tháng Sáu, 2025
.
Thuyền – Tiểu thuyết như một bài thơ
18 Tháng Sáu, 2025
.
Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai (Đọc tiểu thuyết về Thuyền
nhân lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam)
16 Tháng Sáu, 2025
.
No comments:
Post a Comment