Lê Huyền Ái Mỹ
07/07/2025
https://baotiengdan.com/2025/07/07/kip-khong/
HÌNH
:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/07/SGGP.jpg
Cư
xá Độc Lập sau khi bị cháy, làm 8 người chết. Nguồn: Báo SGGP
Quá
đau xót. Lại 8 mạng người bị tước đoạt. Lại dục tốc cứu chữa, lại phong tỏa để
điều tra, lại lãnh đạo các cấp chỉ đạo, thăm hỏi, chia buồn, hỗ trợ… Như bao lần
các thảm kịch cháy nổ ập đến, xảy ra.
Lần
này thì ở cư xá Độc Lập, không dưng liên tưởng đến lễ hội Hòa Bình vừa diễn ra
hơn hai tháng trước và hai tháng tới sẽ là lễ hội Độc Lập. 50 năm rồi, những
chung cư cũ, những khu dân cư nghèo, chằng chịt hẻm, hiểm họa cháy nổ chực chờ
vẫn cứ hiện diện trong thành phố này.
Tai
họa không chừa một ai. Cháy trong mùa khô, cháy đầu mùa mưa; cháy ngày cháy
đêm; cháy từ nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ đến cháy nhà hàng, karaoke, khách sạn.
Cháy do chập mối điện trong nhà, cháy do xe điện và bao mối nguy bất cẩn, rủi
ro khó lường khác.
Giải
pháp cho mọi nguyên nhân gây cháy là bất khả. Nhưng tổng rà soát và có đối pháp
cụ thể, có lộ trình nhằm phòng ngừa hiểm họa là có thể. Trong chỉ đạo sáng sớm
nay của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, tôi thấy có điểm này “rà soát
toàn bộ các khu dân cư, đặc biệt là các khu nhà ở trong hẻm nhỏ, nhà tập thể,
nhà ngăn phòng cho thuê và chung cư cũ, để kịp thời phát hiện những khu vực có
nguy cơ cháy cao”.
Đang
trong cuộc “sắp xếp lại giang san”, một trong những bước đi đầu tiên, việc làm
cơ bản của chính quyền là quy hoạch, xây dựng khu dân cư, chỗ ở cho người có
thu nhập thấp, lao động nhập cư, người nghèo… phải bằng, hoặc hơn nơi ở cũ,
thành phố cũ. Liệu có được không?
Liệu
có kịp không, trước khi những cái chết tức tưởi, oan khiên lại ập đến, giữa
thành phố “siêu đô thị”?
Để
chí ít, trong cái rủi ro bất lường của hỏa hoạn, dịch bệnh, người ta có đủ lối
thoát hiểm. Để cái tập quán chỗ ở cũng là chỗ buôn bán, chứa cất hàng (hàng dễ
gây cháy, nổ, chứa chất độc hại…); hay thói quen tận dụng khoảng không vừa cơi
nới vừa rào kín phải dần bị dẹp bỏ. Để sau những thảm họa, không chỉ là cao điểm
tổng rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh mà cần làm liên tục để không có thảm họa.
Đẩy
mạnh, phân quyền về cho cơ sở là điểm chính của chính quyền hai cấp lần này. Liệu
có góp phần ngăn ngừa hiểm họa cháy, nổ được từ trong mầm họa hay không, với chức
trách, năng lực của bộ máy mới? Câu trả lời cần cụ thể trên từng hành động thực
thi, thực chất.
No comments:
Post a Comment