Nhiều
tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
RFA
2024.12.16
Nhiều
tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối việc Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân
quyền (HĐNQ) của Liên Hiệp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2026-2028 vì hồ sơ nhân quyền tồi
tệ của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á.
Công
an đang triển khai nhằm hạn chế người dân biểu tình ở Hà Nội trong ngày
09/12/2012
(AP)
Tuần
trước, Chính phủ Việt Nam đã chính thức công bố quyết định tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ tới
trước khi nhiệm kỳ của Việt Nam kết thúc vào năm sau.
Tuy
nhiên, ý định của Hà Nội vấp phải sự phản đối của một số tổ chức nhân quyền quốc
tế vốn theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền ở Việt Nam và nhiều lần lên tiếng
chỉ trích vi phạm trầm trọng.
Ông
Callum Birch, cán bộ vận động cấp cao tại LHQ của tổ chức Hiến chương 19
(Article 19) cho rằng HĐNQ là cơ quan hàng đầu của LHQ chịu trách nhiệm thúc đẩy
và bảo vệ các quyền con người trên toàn cầu, và các thành viên của cơ quan này
có trách nhiệm duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao.
Theo Báo cáo Biểu đạt
Toàn cầu của
Hiến chương 19, Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng liên quan đến quyền
tự do ngôn luận, với hàng loạt nhà báo và người bảo vệ nhân quyền hiện đang bị
giam giữ, nhiều người trong số họ là do các hoạt động trực tuyến của họ.
Ông
nói trong tin nhắn gửi RFA:
“Chính
phủ Việt Nam phải đảo ngược các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống trong nước
để trở thành ứng cử viên đáng tin cậy cho một ghế tại Hội đồng Nhân quyền.”
Theo tổ
chức Theo dõi Nhân quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 160 tù nhân chính
trị vì thực thi các quyền cơ bản. Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các
cáo buộc này và nói những người bị bỏ tù đều vi phạm luật pháp.
Trong báo cáo công bố tuần trước, tổ chức Liên minh Thế giới
vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS) nói Việt Nam tiếp tục không có
không gian để xã hội dân sự hoạt động tự do, năm thứ bảy liên tiếp kể từ khi tổ
chức này lập ra CIVICUS Monitor để giám sát 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới.
Ông
Josef Benedict, ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS nói rằng ông thấy sốc khi hay tin Việt
Nam đang tìm kiếm một nhiệm kỳ khác tại HĐNQ.
Trong
tin nhắn gửi RFA ngày 16/12, ông nói:
“Hồ
sơ nhân quyền của Việt Nam khi ngồi trong Hội đồng này rất tệ hại, không có sự
cải thiện có ý nghĩa nào ở quốc gia này để chứng minh. Thay vì thực hiện các bước
để cải cách luật hạn chế hoặc trả tự do cho những người bảo vệ nhân quyền, chế
độ này vẫn tiếp tục gia tăng các hành vi vi phạm nhân quyền khi là thành viên của
Hội đồng.
Cũng
có những trường hợp đáng lo ngại về việc đàn áp xuyên quốc gia đối với các nhà
hoạt động ở nước ngoài. Đây là lý do tại sao không gian công dân vẫn ‘đóng’ ở
Việt Nam theo CIVICUS Monitor.”
Theo
ông, HĐNQ cần phải từ chối hồ sơ ứng cử của Việt Nam để trao cơ cho một quốc
gia nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của mình ở cả trong nước và nước
ngoài.
Việt
Nam đã hai lần được bầu làm thành viên của HĐNQ. Lần đầu là nhiệm kỳ 2014-2016,
nhiệm kỳ thứ hai là 2023-2025. Tại cả hai lần tham gia ứng cử, Việt Nam đều vấp
phải những chỉ trích của các tổ chức nhân quyền quốc tế về vấn đề đàn áp nhân
quyền trong nước.
Trong
lễ công bố quyết định tái ứng cử tại New York ngày 12/12, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt
đề nghị các nước tiếp tục ủng hộ ứng cử của Việt Nam vào HĐNQ nhiệm kỳ tới, khẳng
định nếu trúng cử Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực, xây dựng và có trách
nhiệm, sẽ phấn đấu hết mình thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của HĐNQ là bảo
đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên
toàn thế giới.
Nam
Việt, nhà báo độc lập từ Sài Gòn, cho rằng việc Việt Nam liên tục muốn ngồi
trong HĐNQ là cách Hà Nội muốn tìm kiếm sự chính danh trên thế giới, như một kiểu
len lỏi vào bàn họp chung của các quốc gia trên thế giới, để được công nhận như
là một thành viên có tiếng nói sau những năm tháng cầm quyền đầy những tai tiếng.
Nhưng
ông cũng cho rằng chính quyền độc đảng ở Việt Nam còn có mục đích khác nữa, đó
là “thực hiện vai trò đàn em góp phiếu trong đường dây của các quốc gia độc
tài và Cộng sản về các chính sách quốc tế. Cụ thể như việc đã ra mặt đứng về
phía Nga trong uộc chiến xâm lược Ukraine trong suốt nhiệm kỳ 2023-2025.”
-------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Việt
Nam thông báo ứng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ tiếp
theo
Lực
lượng dân chủ trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam cải cách thể chế
Báo
cáo viên LHQ bày tỏ quan ngại việc TS Nguyễn Quang A bị Công an mời làm việc
Hai
tổ chức nhân quyền lên án Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Freedom
House nói bản án 5 năm tù đối với ông Phan Vân Bách là "không công bằng"
No comments:
Post a Comment