Trọng Phụng | Luật Khoa tạp chí
December
27 20248:02 PM
Các
sự kiện nổi bật:
·
Cựu
đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc “bảo kê giang hồ”
·
Metro
số 1 ở TP. HCM lăn bánh
·
UNESCO
lo ngại Vịnh Hạ Long mất "tính toàn vẹn của di sản"
Lý
do truy tố ông Lưu Bình Nhưỡng
Viện Kiểm
sát Nhân dân tỉnh Thái Bình mới đây đã ban hành cáo trạng truy tố ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu đại biểu Quốc
hội, phó trưởng Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) về tội “cưỡng đoạt
tài sản” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cựu
đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: vietnamfinance.vn
·
Theo
cáo trạng, ông Nhưỡng bị cáo buộc đã dùng sự ảnh hưởng của mình để hỗ trợ Phạm
Minh Cường (biệt danh Cường "quắt") cưỡng đoạt tài sản từ Công ty
TNHH MTV Kinh doanh Khai thác Vật liệu Xây dựng Sao Đỏ. Từ tháng 10/2021 -
4/2022, ông Nhưỡng được cho đã giúp sức Cường “quắt” cùng đồng phạm cưỡng đoạt
của công ty này hơn 1,3 tỷ đồng.
·
Công
ty TNHH MTV Kinh doanh Khai thác Vật liệu Xây dựng Sao Đỏ được UBND tỉnh Thái
Bình cấp phép khai thác cát tại mỏ cát vùng biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
Tuy nhiên, Cường "quắt" và đồng bọn đã tự ý chiếm dụng trái phép các
bãi triều, gây sức ép lên doanh nghiệp, yêu cầu họ nộp tiền theo khối lượng cát
khai thác hoặc chấp nhận bán lại một phần cát với mức giá thấp hơn giá thị trường.
·
Bên
cạnh đó, ông Lưu Bình Nhưỡng còn bị cáo buộc sau khi nhận tiền hối lộ của doanh
nghiệp, đã lấy tư cách đại biểu Quốc hội chuyển đơn “kêu cứu” gửi thủ tướng, nhằm
giúp doanh nghiệp này dễ dàng được phê duyệt dự án Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh). Số
tiền ông Nhưỡng nhận từ doanh nghiệp này là 300.000 USD.
·
Trong
cùng vụ án, ông Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ pháp luật Văn phòng Chủ tịch
nước, và ông Lê Thanh Vân, cựu đại biểu Quốc hội cũng bị truy tố về tội “lợi dụng
chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
·
Cả
hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân, thời còn là đại biểu quốc hội các nhiệm
kỳ 2016 - 2021 và 2021 - 2026 đều nổi tiếng với các phát ngôn mạnh mẽ tại nghị
trường, như vụ Hồ Duy Hải, Đồng Tâm.
·
Cũng
tại Thái Bình, công an cũng vừa khởi tố thêm hai trưởng văn phòng đại diện và bảy phóng viên với cáo buộc
“cưỡng đoạt tài sản”, trong khuôn khổ điều tra mở rộng vụ án liên quan đến Tạp
chí Môi trường và Đô thị Việt Nam. Đến nay, đã có tổng cộng 17 người trong tạp
chí này bị bắt giữ, bao gồm tổng biên tập Đồng Xuân Thụ.
Theo kết quả điều tra, từ năm 2018 - 2024, tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp
đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ
đồng. Trong đó, có hơn 450 trường hợp ký hợp đồng tài trợ chương trình
"Cây chổi vàng" với mức tiền từ 1 - 300 triệu đồng.
Cơ quan điều tra xác định, dưới sự chỉ đạo của ông Đồng Xuân Thụ, nhiều nhà
báo, phóng viên, cộng tác viên của tạp chí đã lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo
chí để thu thập thông tin về các dấu hiệu sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp để cưỡng đoạt tài sản.
“Công
trình thế kỷ” của TP. HCM chính thức lăn bánh sau 17 năm
Ngày
22/12, TP. HCM chính thức khai thác tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Đây
được xem là công trình giao thông thế kỷ của thành phố mang tên “Bác”.
·
Tuyến
metro số 1 có tổng mức đầu tư 43.775 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản
và vốn đối ứng từ ngân sách.
·
Tuyến
này có chiều dài 19,7 km với 14 nhà ga (gồm ba ga ngầm và 11 ga trên cao), bắt
đầu từ ga Bến Thành (quận 1) đến ga Suối Tiên (TP. Thủ Đức).
·
Từ
ngày 22/12/2024 đến 20/1/2025, metro cùng 17 tuyến xe buýt kết nối với nhà ga sẽ
phục vụ hành khách miễn phí. Sau thời gian này, giá vé dao động từ 6.000 đến
20.000 đồng/lượt, tùy theo quãng đường và phương thức thanh toán. Trong đó, vé
ngày có giá 40.000 đồng, vé tháng có giá 300.000 đồng. Học sinh và sinh viên được
giảm 50%.
·
Metro
hoạt động từ 5:00 - 22:00 mỗi ngày, trung bình có 9/17 đoàn tàu chạy với khoảng
200 chuyến. Thời gian di chuyển từ ga Suối Tiên đến ga Bến Thành khoảng 30
phút.
·
TP.
HCM phê duyệt dự án metro số 1 từ năm 2007. Trong suốt 17 năm
qua, dự án nhiều lần lỗi hẹn do gặp nhiều khó khăn như đội vốn, vướng mắc trong phê duyệt tổng mức
đầu tư, thiếu vốn từ trung ương, khủng hoảng nhân sự tại Ban quản lý dự án.
·
TP.
HCM định hướng đến năm 2045 sẽ hoàn thành 10 tuyến metro với tổng chiều dài 510
km. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 67 tỷ USD.
UNESCO
quan ngại về các dự án du lịch ở Vịnh Hạ Long
Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sẽ cử một nhóm
chuyên gia đến Việt Nam để đánh giá những rủi ro tiềm ẩn đối với việc bảo tồn Vịnh
Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). UNESCO lo ngại rằng các dự án phát triển du lịch và
khu dân cư đô thị dọc bờ biển TP. Hạ Long đe dọa đến “tính toàn vẹn của di sản”,
theo Reuters.
·
UNESCO
cũng lo ngại rằng chính quyền đã phê duyệt và thực hiện nhiều dự án phát triển
mà không có đánh giá tác động môi trường đầy đủ.
·
UNESCO
cho biết nếu xác định được nguy cơ này, Ủy ban Di sản Thế giới có thể yêu cầu
các biện pháp khắc phục. Trong trường hợp nghiêm trọng, không loại trừ khả năng
sẽ có lệnh trừng phạt hoặc thậm chí loại bỏ Vịnh Hạ Long khỏi danh sách di sản.
Và tất nhiên, điều này có tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam vốn đóng
góp 8% vào GDP.
·
Hiện
giới chức trong nước chưa có phản hồi, bình luận gì về thông tin trên. Tuy
nhiên, đại diện Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã bác bỏ tin đồn “Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách di sản
UNESCO”.
·
Ngày
17/12 vừa qua đánh dấu kỷ niệm 30 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản
Thiên nhiên Thế giới (1994 - 2024). Trong suốt 30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã trở
thành biểu tượng du lịch của Việt Nam, thu hút hàng triệu du khách. Tuy nhiên,
địa điểm này cũng dính nhiều tai tiếng khi hàng loạt công trình xây dựng trái
phép mọc lên. Các hòn đảo, điển hình như đảo Mắt Rồng vốn nằm trong vùng lõi di sản, cũng bị chiếm dụng làm du lịch không phép.
Liên
Hợp Quốc chọn Hà Nội để tổ chức ký Công ước về Tội phạm mạng
Ngày
24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng.
Theo Điều 64 của Công ước, lễ ký kết sẽ diễn ra tại Hà Nội trong năm 2025, và
Công ước sẽ được gọi là “Công ước Hà Nội”.
·
Công
ước này nhằm thiết lập một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đối phó với
tội phạm hoạt động trên không gian mạng. Các nước thành viên sẽ hợp tác phòng
ngừa, điều tra, truy tố và xét xử các hành vi phạm tội như tấn công hệ thống
máy tính, lừa đảo trực tuyến, phát tán trái phép hình ảnh nhạy cảm, xâm hại trẻ
em và rửa tiền, v.v.
·
Trong
một diễn biến khác, từ ngày 25/12/2024 - 24/3/2025, người dùng mạng xã hội tại
Việt Nam muốn đăng bài phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại/số định danh cá nhân. Quy định này căn cứ theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, do Chính phủ ban hành ngày 9/11/2024.
·
Ngoài
ra, theo Thông tư 17/2024 và Thông tư 18/2024 của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày
1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện các giao dịch điện
tử như rút tiền, chuyển khoản, v.v.
Tin
vắn:
Người
dân chỉ đủ tiền mua nửa căn nhà ở TP. HCM: Theo báo cáo điều tra nhu cầu về nhà ở đến năm 2030 của Viện
Nghiên cứu Phát triển TP. HCM, giá căn hộ, nhà riêng và đất nền ở địa phương
này đang tăng cao. Người dân chỉ đủ khả năng trả 49 - 68% giá trị một bất động
sản.
Bà
trùm ma túy bị đề nghị án tử hình: Ngày 26/12, trong phiên xét xử sơ thẩm
vụ án mua bán ma túy từ khu vực Tam giác vàng về thành phố Hải Phòng, Viện Kiểm
sát Nhân dân TP. HCM đề nghị mức án tử hình đối với Vũ Hoàng Oanh (biệt danh Oanh “Hà”) cùng 27 đồng phạm.
Trong một diễn biến khác, ngày 27/12, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã tuyên
án với 17 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Trong
đó, Trần Tùng - cựu phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái
Nguyên - bị tuyên 12 năm tù vì tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành
công vụ” và “nhận hối lộ”.
Truy
nã quốc tế Mr. Hunter Lê Khắc Ngọ: Ngày 20/12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an
TP. Hà Nội phối hợp Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) phát lệnh truy
nã quốc tế đối với Lê Khắc Ngọ (biệt danh là Mr.Hunter, 34 tuổi, trú phường
Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Người đàn ông này bị cáo buộc là đồng phạm trong vụ
án lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phó Đức Nam (biệt danh Mr. Pips) cầm đầu.
Thực
tập sinh Việt Nam bị nợ lương: Theo thông tin từ báo Dân trí, khoảng 150 thực tập sinh kỹ thuật người Việt
Nam tại TP. Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản, bị công ty môi giới việc làm Nexcel nợ
lương trong ít nhất một tháng, với tổng số tiền lên đến hàng chục triệu yen.
Khởi
tố thêm nhiều cựu bí thư, chủ tịch tỉnh liên quan vụ Phúc Sơn: Ngày 26/12, Cục
Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Tham nhũng, Kinh tế, Buôn lậu (CO3; Bộ Công
an) đã khởi tố thêm nhiều cựu quan chức liên quan đến vụ
án ở Tập đoàn Phúc Sơn. Cụ thể, tại Vĩnh Phúc, khởi tố các bị can gồm nguyên Bí
thư Tỉnh ủy Phạm Văn Vọng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phùng Quang
Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Hòa Bình. Tại tỉnh Phú Thọ, gồm
nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Doãn Khánh.
Bài
đáng chú ý trong tuần:
Bất chấp cấm đoán, người Việt di cư lậu vẫn bám trụ các tiệm
nail ở Anh
Patrick
Clahane, Divya Talwar, Khue Luu - BBC News
Các
chuyên gia nói với BBC News rằng nhiều người làm việc bất hợp pháp trong các tiệm
nail là nạn nhân của nạn nô lệ hiện đại.
Thái
Hạo - Văn Việt
Không
ai dám sống như mình nghĩ cả. Vì sống tự do đồng nghĩa với việc phải chịu trách
nhiệm. Không quả núi nào nặng hơn việc phải tự mang vác cái đầu của mình. Thành
ra, ta thấy đồng phục khắp nơi.
No comments:
Post a Comment