2024 :
Năm đổi mới thượng tầng lãnh đạo và chiến lược quân sự Việt Nam
Thu
Hằng - RFI
Đăng
ngày: 30/12/2024 - 10:40
Năm 2024
là một năm thành công về kinh tế và tăng trưởng cho Việt Nam, tăng trưởng GDP
được ngân hàng HSBC dự báo 7%. Việt Nam muốn trở thành miền đất hứa cho các đại
tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, những xáo trộn trên thượng tầng lãnh đạo, cùng với
những đại án tham nhũng cũng gây không ít quan ngại cho các nhà đầu tư nước
ngoài, dù Hà Nội luôn khẳng định về sự ổn định chính trị và nghiêm trị tham
nhũng, được coi là “có hệ thống” ở Việt Nam.
HÌNH
:
"Tứ
trụ" Việt Nam, từ trái sang phải : chủ tịch nước Lương Cường, thủ tướng Phạm
Minh Chính, tổng bí thư đảng CS Tô Lâm, chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn tại Hà
Nội, Việt Nam, ngày 21/10/2024. AP - Minh Hoang
RFI Tiếng
Việt điểm lại một số sự kiện quan trọng trong năm 2024 tại Việt Nam với phần nhận
định của một số chuyên gia khách mời.
Một
chủ tịch nước từ chức, một tổng bí thư qua đời và một nhân vật quyền lực mới
Ngày
20/03/2024, ông Võ Văn Thưởng là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam phải từ chức
trong vòng hơn một năm. Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu
Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày
21/03, nhận định : “(…) Nếu kể cả người được ông Trọng bảo vệ cũng
“ngã ngựa”, có nghĩa là ông Trọng không còn mạnh như trước, cho nên
các đối thủ của ông tự cho phép đánh bật ông Võ Văn Thưởng, trong khi trước đó,
đích thân ông Trọng đã can thiệp vào bộ máy Nhà nước để bảo vệ ông Võ Văn Thưởng
vì một vài rắc rối liên quan đến gia đình (…)”.
Đọc
thêm : Việt
Nam : Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền ?
Ông
Tô Lâm, bộ trưởng Công An lúc đó, đã làm đúng chỉ đạo của tổng bí thư Trọng
không để “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng công cuộc “đốt
lò” cũng giúp làm tăng quyền lực cá nhân của ông. Hai tháng sau, ngày
02/05, ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc Hội. Đến ngày 22/05,
ông Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Theo nhiều nhà quan sát quốc tế, chiếc
ghế, dù bị coi “có dớp”, chỉ là bàn đạp để ông Tô Lâm tiến đến chức
vụ cao nhất - tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam do tình hình sức khỏe của ông
Trọng không được tốt. Chiều 19/07, tổng bí thư Trọng qua đời tại Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108.
Và
người trực tiếp “đốt lò” kiêm luôn hai chức vụ cao nhất Việt
Nam : tổng bí thư - chủ tịch nước. Tính toán này đã có từ lâu, theo nhận định
ngày 19/07 của chuyên gia Benoît de Tréglodé : “(…) Trước tiên phải
nhớ rằng ông Tô Lâm suy ngẫm đến việc này từ nhiều năm nay. Ý thức rõ về vị trí
bộ trưởng Công An của mình, ông đã chiếm được vị trí trung tâm chiến lược trong
bộ máy Nhà nước. Cũng đừng quên rằng công an luôn là một yếu tố an ninh vô cùng
quan trọng trong việc bảo vệ chế độ từ bên trong trước những chuyển biến chung
của thời đại và xã hội. Nhờ vị trí chiến lược đó mà ngay từ đầu, ông Tô Lâm đã
là một ứng cử viên có tiềm năng lớn để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng (…)”.
Khi
tiếp tục di sản của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm có một số lợi
thế, theo quan sát của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở
Singapore : “(…) Bản thân người kế nhiệm cũng sẽ có những lợi
ích trong việc duy trì cuộc chiến chống tham nhũng này, cụ thể là có thể tiếp
tục sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để kiểm soát nội bộ và có thể hướng tới
kiểm soát các đối thủ chính trị, thông qua việc thanh trừng những người có thể gây nguy
cơ đối với quyền lực của họ. Cuộc chiến chống tham nhũng này vẫn sẽ tiếp tục dưới
thời lãnh đạo mới. Vấn đề đặt ra là cách thức tiến hành của họ sẽ như thế nào,
quy mô, cũng như cường độ của cuộc chiến sẽ ra sao (…)”.
·
Đọc thêm : Chống
tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt chuột không để vỡ
bình"
Ngoài
các vụ “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” trên thượng tầng
lãnh đạo Nhà nước, như vụ “chuyến bay giải cứu” đang xét xử
giai đoạn 2 và đại án Việt Á khiến 2 cựu bộ trưởng vào tù và ông Nguyễn Xuân
Phúc phải từ chức chủ tịch nước trước đó, còn phải nhắc đến đại án Vạn Thịnh
Phát và ngân hàng SCB liên quan đến các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa
tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đầu tháng
12, tòa phúc thẩm đã y án tử hình được tuyên vào tháng 04 đối với bà Trương Mỹ
Lan vì biển thủ 12 tỷ đô la - số tiền tương đương khoảng 3% toàn bộ nền kinh tế
Việt Nam. Theo trang CNN ngày 06/12, “quy mô của vụ gian lận đã làm
lung lay niềm tin vào một nền kinh tế hy vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài rút khỏi các đối thủ cạnh tranh, như nước láng giềng Trung Quốc” do
những căng thẳng thương mại có thể còn gia tăng dưới nhiệm kỳ hai của tổng thống
Mỹ Donald Trump.
Việt
Nam nâng kỷ lục Đối tác chiến lược toàn diện
Tuy
nhiên, về đối ngoại, quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại
giao cây tre”. Trả lời RFI Tiếng Việt tháng 08, nghiên cứu sinh Vũ Khang,
chuyên về an ninh Đông Á, Trường đại học Boston (Boston Collegue, Mỹ), đưa ra
hai lý do :
“(…) Thứ
nhất, ngoại giao Việt Nam từ xưa đến nay, mục tiêu đầu tiên vẫn
là kiềm chế và trấn an được Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc vẫn
đang ổn định nên Việt Nam không có nhu cầu để phải có những thay đổi lớn trong
ngoại giao (…) Lý do thứ hai, chính sách đối ngoại của Việt Nam từ xưa đến nay
vẫn do Bộ Chính Trị quyết định chứ không phải là do một cá nhân, bất kể cá nhân
đấy có là tổng bí thư hay là chủ tịch nước đi chăng nữa (…) Cho nên, chừng
nào các thành viên còn lại trong Bộ Chính Trị không muốn thay đổi đường lối
chính sách “ngoại giao cây tre” hiện giờ thì việc thay đổi nhà lãnh đạo
cấp cao nhất là tổng bí thư cũng sẽ không có tác động lớn đối với đường lối
chính sách đối ngoại của Việt Nam (…)”.
·
Đọc thêm : Việt
Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”
Chỉ
trong 6 tháng ngắn ngủi giữ chức chủ tịch nước (22/05 - 21/10/2024), ông Tô Lâm
công du 8 nước (1), dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ), hội nghị
cấp cao Pháp ngữ tại Pháp và trong chuyến công du này, ngày 07/10, hai nước đã
nâng cấp quan hệ. Pháp trở thành nước thứ 8 trên thế giới (2) - sau Úc là nước
thứ 7 vào đầu năm - và là quốc gia đầu tiên trong Liên Hiệp Châu Âu thiết lập hợp
tác Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Trước đó, nhân kỉ niệm 70 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ với khách mời là bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien
Lecornu, hai nước đã nhất trí “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”.
Nhìn
vào lựa chọn 8 đối tác chiến lược toàn diện, có thể thấy chủ trương của Việt
Nam là đa dạng hóa đối tác, đặc biệt là về quân sự, để tránh bị phụ thuộc và giữ
thế cân bằng. Ngoài ra, còn có yếu tố kinh tế, theo giải thích của nhà nghiên cứu
Zachary M. Abuza, Trường National College War, Mỹ, với RFI Tiếng Việt ngày
21/10 :
“Nếu
nhìn vào các đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập, tất cả đều
là các đối tác kinh tế lớn. Đây luôn là tôn chỉ của Việt Nam trong chính sách
ngoại giao. Hà Nội đang nỗ lực để trở thành một nước phát triển, hoặc ít nhất
là trong nhóm nước có thu nhập cao từ nay đến 2045. Do vậy, nâng cấp quan hệ với
Pháp là một lựa chọn quan trọng cho Việt Nam (…). Paris có một trang sử
dài với Hà Nội và Việt Nam đã đấu tranh trong nhiều năm để giành lại độc lập từ
Pháp. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mặt biểu tượng, đó là điều quan trọng để Pháp
trở thành nước châu Âu đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ này (…)”.
Việt
Nam đa dạng đối tác quân sự đối phó với Trung Quốc
Còn
nhà nghiên cứu Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam cũng trông cậy vào ủng hộ
của Pháp về lập trường đối với Biển Đông :“Điều đáng chú ý trong tuyên bố
chung ngày 07/10 là việc Pháp nhắc đến việc hỗ trợ nguồn lực quân sự cho Hà Nội,
đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển. Và điều này phù hợp với mong muốn của Việt
Nam trong việc tăng cường năng lực làm chủ, kiểm soát không gian biển, trong bối
cảnh tranh chấp với Trung Quốc (…) Theo tôi, Pháp quan tâm về việc liệu Việt
Nam có đủ phương tiện để tự vệ, và khả năng đối phó với xâm lược quân sự nếu cần
thiết. Trung Quốc cũng đang lưu ý đến điều này. Nhưng phải nhắc lại rằng
Việt Nam cũng duy trì quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trong đó có hợp
tác quân sự, bất chấp những sóng gió giữa hai bên”.
Việt
Nam đã tổ chức thành công Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai (từ
11-22/12/2024) và ký 16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu đô la với các đối tác nước
ngoài, trong khi theo báo cáo ngày 11/03/2024 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc
tế (SIPRI), Việt Nam gần như không mua sắm vũ khí trong năm 2023.
Nghiên
cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân,
Đại học New South Wales, Canberra, Úc, nhận định : “Hoạt động triển
lãm sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được các nhà thầu quốc phòng nước ngoài quan
trọng, nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội (…). Điểm này cũng nằm
trong chính sách được tiến hành từ 5, 6 năm trở lại đây, bởi vì chiến tranh
Nga-Ukraina, rồi những vấn đề về tranh chấp, xung đột khắp thế giới cho thấy một
trong những điều cốt lõi nhất để có thể giúp cho Việt Nam và quân đội Việt Nam
giữ vững được năng lực bảo vệ chủ quyền, đó là tự chủ, hoặc theo một số người
nói là “tự chủ chiến lược”(…)”.
·
Đọc thêm : Triển
lãm Quốc phòng : Việt Nam thể hiện “khả năng răn đe”, hướng đến xuất khẩu
thiết bị quân sự
Mở
rộng đảo ở Trường Sa để bảo vệ chủ quyền nhưng tránh làm phật lòng Trung Quốc
Tự
chủ là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi Trung
Quốc đòi độc chiếm hầu hết Biển Đông. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận như của
Trung Quốc, “mở rộng sự hiện diện quân sự thông qua các sáng kiến xây
dựng đảo chiến lược để
củng cố yêu sách lãnh thổ trong khu vực”, theo nhận định của
trang Asia Media Centre ngày 24/10. Báo cáo của Viện Nghiên cứu
Minh bạch Hàng hải châu Á - AMTI, công bố ngày 07/06, dự báo năm 2024 sẽ là năm
bồi đắp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, với diện tích đất được bồi
đắp gần bằng tổng hai năm trước đó.
Tuy
nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn im lặng về các hoạt động của Việt Nam, trái
ngược với thái độ hung hăng với Philippines. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt giải
thích :
“Thứ
nhất, Trung Quốc không phản đối bởi vì Trung Quốc mới là xây nhiều. Việt Nam chắc
là không bao giờ theo kịp Trung Quốc trong việc tôn tạo các thực thể trên Biển
Đông. Trung Quốc còn quân sự hóa các đảo đó, biến thành những tiền đồn. Việt
Nam thì chắc là sẽ không có các tiền đồn (…). Thứ hai, có lẽ Việt Nam cũng
khéo léo chọn thời điểm mà Trung Quốc cũng đang muốn thúc đẩy quan hệ với Việt
Nam và Việt Nam cũng đang cố gắng giữ quan hệ với Trung Quốc ở mức tốt đẹp để
phía Trung Quốc không có phản ứng nhiều trong trường hợp này”.
·
Đọc thêm : Biển
Đông: Việt Nam gia tăng bồi đắp đảo để mở rộng sự hiện diện
Đây
cũng là quan điểm của giáo sư Huỳnh Tam Sang, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, được báo mạng Hồng Kông SCMP trích dẫn ngày 22/12. Việt Nam vẫn cần thể
hiện với Trung Quốc về tính chất “đặc biệt” và “duy nhất” trong
mối quan hệ song phương, dấu hiệu mới nhất là “nỗ lực tiên phong”,
theo đánh giá của Global Times khi đưa thêm vế an ninh nội địa để biến thành đối
thoại “3+3” (ngoại giao, quốc phòng, an ninh nội địa).
****
(1)
Lào, Cam Bốt (11-13/07), Trung Quốc (18-20/08), Mỹ, Cuba (21/09-27/09),
Mông Cổ, Ireland, Pháp (30/09-07/10)
(2)
Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) Hàn Quốc (2022), Hoa Kỳ (2023), Nhật
Bản (2023), Úc (2024).
---------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- VIỆT NAM-VŨ KHÍ
Hoa
Kỳ muốn hợp tác giúp Việt Nam có đủ vũ khí để tự vệ
VIỆT
NAM - CHÍNH TRỊ
Việt
Nam: Bộ Chính Trị cảnh cáo cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
No comments:
Post a Comment