BẢN TIN TỔNG HỢP NGÀY 29/12/2024
Nhà
hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng sang Mỹ tị nạn, sau những ‘khó khăn’ ở Việt Nam
28/12/2024
Nhà
hoạt động vì môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa cùng gia đình đến Mỹ định cư, 3
tháng sau khi bà được chính quyền Việt Nam phóng thích trước hạn tù vì tội “trốn
thuế”.
https://gdb.voanews.com/da336c23-d574-48ad-9123-a0baa2fa356e_cx0_cy22_cw0_w1023_r1_s.jpeg
Nhà
hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng (phải) và gia đình tại Mỹ, ngày 27/12/2024. Photo
Courtesy Hoang Thi Minh Hong.
“Gia
đình tôi đã tới Mỹ chiều 24/12”, bà Hồng cho VOA biết hôm 27/12. “Rời Việt Nam
là một quyết định khó khăn, vì chúng tôi có người thân, bạn bè, và nhiều dự định
còn dang dở”.
“Với
hành lang pháp lý hiện nay, việc tiếp tục các hoạt động phi lợi nhuận là cực kỳ
khó khăn”, nhà hoạt động vì môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu nhận định
về tình hình tại Việt Nam.
Bà
cho hay việc bà qua Mỹ định cư sẽ tạo cho bà “một môi trường thuận lợi và an
toàn hơn để thực hiện các công việc yêu thích của mình”. Hơn nữa, tại Mỹ, bà
nói rằng sẽ “có nhiều cơ hội và nhận được nhiều giúp đỡ, từ chính phủ Mỹ, các tổ
chức phi chính phủ, các đối tác, và các cá nhân, bạn bè yêu môi trường”.
Bà
Hoàng Thị Minh Hồng, 52 tuổi, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, sáng lập viên
của tổ chức CHANGE ở Việt Nam, được nhà chức trách nước này tha tù sớm hôm
21/9/2024 ngay trước khi ông Tô Lâm, người kiêm cả hai chức Tổng Bí thư và Chủ
tịch nước Việt Nam khi đó, thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Mỹ với tư cách
là nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.
Mỹ
hoan nghênh việc Việt Nam phóng thích ông Thức, bà Hồng trước hạn
Bà
Hồng đã phải ngồi tù gần 16 tháng sau khi bị công an ở thành phố Hồ Chí Minh bắt
giữ vào ngày 31/5/2023 và đến ngày 28/9 cùng năm bà bị kết án 3 năm tù giam,
cùng với khoản phạt 100 triệu đồng về tội “trốn thuế”.
“Tôi muốn
nhân dịp này cảm ơn nước Mỹ đã hỗ trợ các hoạt động môi trường của tôi trước
kia, vận động trả tự do cho tôi, và đón nhận gia đình tôi trên đất nước xinh đẹp
này”, bà
viết cho VOA.
VOA
đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về việc
bà Hồng sang Mỹ tị nạn, nhưng chưa được trả lời.
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 26/12/2024 cho VOA hay rằng họ không bình luận về việc du
hành của các cá nhân.
Trước
đây, Hoa Kỳ và một số nước phương Tây, cùng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên án việc bắt giữ và kết án
bà.
“Hoa
Kỳ hoan nghênh việc tha tù cho bà Hoàng Thị Minh Hồng”, một phát ngôn viên của
Bộ Ngoại giao Mỹ cho VOA biết qua email vào ngày 25/9/2024, ngay sau khi bà được
chính quyền Việt Nam tha trước hạn gần 21 tháng tù. “Chúng tôi đã liên tục kêu
gọi trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ bất công”, người phát ngôn nhấn
mạnh.
Trước
khi bà bị bắt, báo chí trong nước đăng bài tôn vinh việc bà được đưa vào danh
sách “Anh hùng Khí hậu” của Liên Hiệp Quốc cũng như việc là người phụ nữ Việt
Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực.
Theo giới
hoạt động vì môi trường quốc tế, trong giai đoạn 2021-2023, chính quyền Việt
Nam đã tăng cường đàn áp các nhà hoạt động xã hội dân sự chính thống, dẫn đến
việc bỏ tù các ông bà Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng
Dương và Hoàng Thị Minh Hồng.
Đến
nay, ông Mai Phan Lợi, bà Ngụy Thị Khanh và bà Hoàng Thị Minh Hồng đã được trả
tự do sớm từ vài tháng cho đến 20 tháng trước khi họ mãn hạn tù, dường như là
vì các áp lực quốc tế.
Việc
bà Hồng được tha tù hồi tháng 9 diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Surya Deva,
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền phát triển, đưa ra một báo
cáo khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên ân xá hoặc xóa án cho tất cả những người
bảo vệ nhân quyền, môi trường đã tranh đấu một cách ôn hòa, những người đã nêu
lên những lo ngại chính đáng về quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của đất
nước.
===============
Việt
Nam xử vụ mua bán 626 kg ma túy với 27 án tử hình
27/12/2024
Việt
Nam sắp ký thỏa thuận mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ trị giá 700 triệu đô la?
27/12/2024
=================
Máy bay Hàn Quốc gặp
nạn, 179 người chết
BBC News Tiếng Việt
29
tháng 12 2024 - Cập nhật 2 giờ trước
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clynpdd739xo
Một
chiếc máy bay chở 175 hành khách và sáu thành viên đội bay đã trượt khỏi đường
băng và đâm vào một tường rào tại Sân bay quốc tế Muan ở Hàn Quốc vào ngày
29/12, Yonhap News đưa tin.
Cơ
quan cứu hỏa của Hàn Quốc nói có hai thành viên đội bay đã được cứu.
Tuy
nhiên, 179 người đã thiệt mạng trong tai nạn thảm khốc này.
Chiếc
máy bay gặp sự cố là của hãng hàng không Jeju Air vừa trở về từ Bangkok, Thái
Lan.
Theo
giới chức sân bay, khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc máy bay này đã cố gắng hạ cánh
khẩn cấp do sự cố bánh đáp. Nỗ lực hạ cánh lần đầu trước đó đã không thành
công.
Tuy
nhiên, máy bay dường như không thể giảm tốc độ, trượt ra ngoài đường băng và
đâm vào bức tường ngoài rìa đường băng, Yonhap News dẫn thông tin từ cơ quan chức
năng.
Các
nhân chứng cho biết có dấu hiệu cho thấy bánh đáp của máy bay đã không hoạt động
– điều có thể đã khiến chiếc máy bay này phải tìm cách hạ cánh khẩn cấp.
Tai
nạn xảy ra lúc 9 giờ 7 phút sáng 29/12 (7 giờ 7 phút giờ Việt Nam) khi phi cơ của
hãng Jeju Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Muan ở tỉnh Nam Jeolla, cách thủ đô
Seoul khoảng 290 km.
Phần
lớn hành khách là người Hàn Quốc, ngoài ra có 2 người Thái Lan.
Vụ
va chạm khiến máy bay bốc cháy dữ dội. Đám cháy hiện đã được dập tắt.
Nhà
chức trách đang tiến hành điều tra xác định nguyên nhân chính xác dẫn tới vụ
tai nạn. Giới chức cho rằng nguyên nhân hiện tại được cho là va chạm với chim
khiến bánh đáp gặp sự cố.
Quyền
Tổng thống Choi Sung-mok đã chỉ đạo triển khai mọi nỗ lực cứu hộ, theo thông
báo từ văn phòng của ông.
VIDEO
: Khoảnh khắc máy bay gặp nạn
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clynpdd739xo
============================================
Máy
bay chở khách Hàn Quốc gặp nạn: Hơn 170 người chết
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 11:15 - Sửa đổi ngày: 29/12/2024 - 13:39
Tai
nạn xảy ra khoảng hơn 9 giờ, giờ địa phương hôm nay, 29/12/2024, tại sân bay
Muan, cách Seoul khoảng 300 cây số về phía tây nam. Chiếc phi cơ Boeing
737-800 của hãng hàng không giá rẻ Hàn Quốc Jeju Air, chở 181 người, đã bốc
cháy sau khi buộc phải hạ cánh khẩn cấp.
HÌNH
:
Máy
bay của hãng hàng không Jeju Airlines bị tại nạn ở sân bay Muan, Hàn Quốc, ngày
29/12/2024. AP - Cho Nam-so
Thông
tín viên Camille Ruiz tường trình từ Seoul :
« Theo
chính quyền, máy bay đã cố gắng hạ cánh lần đầu tiên vào lúc 9 giờ sáng. Tuy
nhiên, dường như bộ phận càng máy bay bị trục trặc khiến nỗ lực đầu tiên bất
thành.
Các
phi công đã buộc phải chọn cách hạ cánh khẩn cấp. Trong lần thử tiếp đất thứ
hai, máy bay đã rời khỏi đường băng với tốc độ rất cao và đâm thẳng vào một bức
tường bao sân bay, khiến máy bay bốc cháy.
Phi
cơ nói trên trở về từ Bangkok. Hành khách và phi hành đoàn gồm tổng cộng 181
người. Đa số là người Hàn Quốc và có hai là người Thái Lan.
Quyền
tổng thống Hàn Quốc, vừa nhậm chức cách nay hai hôm, đã yêu cầu chính quyền triển
khai mọi biện pháp cần thiết để cứu nạn. Tổng cộng gần 180 binh sĩ, nhiều xe cứu
hỏa và xe cấp cứu đã được điều đến đây. Khoảng 10 giờ, đám cháy đã được dập tắt.
Một
cuộc điều tra được mở ra để xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn. Theo chính quyền,
hai phụ nữ có thể đã được cứu sống. Hiện tại, họ đã được chuyển đến bệnh viện. »
Đây
là tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử Hàn Quốc, không kể vụ không
quân Liên Xô bắn rơi một máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983 trên biển Nhật Bản,
khiến 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
HÀN
QUỐC - THẢM HỌA HỘI HALLOWEEN
Hàn
Quốc : Hơn 150 người chết trong hội Halloween, tổng thống thông báo quốc tang một
tuần lễ
HÀN
QUỐC - CHÌM PHÀ
Hàn
Quốc: Tưởng niệm vụ chìm phà Sewol
=========================
Bắc
Triều Tiên đề ra chiến lược “cứng rắn nhất” để đối phó với Hoa Kỳ
Minh Phương - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 11:34
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20241229-btt-chien-luoc-cung-ran-nhat-doi-pho-voi-hoa-ky
Hãng
thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 29/12/2024, đưa tin đảng Lao Động
nước này tuyên bố sẽ áp dụng chiến lược "cứng rắn nhất" đối
với Hoa Kỳ, quốc gia mà Bình Nhưỡng cáo buộc “coi chủ nghĩa chống cộng
là chính sách bất biến”.
HÌNH
:
KCNA
đăng ảnh do chính phủ Bắc Triều Tiên cung cấp về nhà lãnh đạo Kim Jong Un tham
dự một cuộc họp được tổ chức từ ngày 23 đến 27/12/2024, tại Bình Nhưỡng, Bắc
Triều Tiên. © Korean Central News Agency/Korea News Service via AP
Tuyên
bố trên được đưa ra trong bài phát biểu của lãnh đạo Kim Jong Un tại phiên họp
toàn thể lần thứ 11 Ban chấp hành Trung Ương đảng Lao Động Bắc Triều Tiên. Ông
Kim nhấn mạnh điều này sẽ giúp bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia của Bắc Triều
Tiên vì Hoa Kỳ luôn “coi chủ nghĩa chống cộng là chính sách quốc gia bất biến
của mình”.
Chính
quyền Bình Nhưỡng cũng đồng thời chỉ trích mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa
Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, cho rằng ba quốc gia này đã trở thành “một khối
quân sự hạt nhân” và gọi Hàn Quốc là “tiền đồn chống chế độ Cộng sản của
Hoa Kỳ” trong khu vực.
Tại
cuộc họp, ông Kim Jong Un cũng đã chỉ đạo tinh chỉnh các chiến thuật quân sự để
đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại và sự thay đổi trong các phương thức
chiến tranh của “kẻ thù”. Ông kêu gọi tiếp tục nâng cao năng lực chiến đấu
của quân đội. Cũng trong phiên họp này, ông Pak Thae-song, một thư ký của đảng
Lao động, đã được bổ nhiệm làm thủ tướng, thay thế ông Kim Tok-hun.
Hãng
tin AFP nhắc lại Bắc Triều Tiên vẫn luôn kiên quyết đối đầu với Hoa Kỳ và thường
xuyên chỉ trích các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, cáo buộc họ là “con rối” của
Mỹ. Ngược lại, Bình Nhưỡng đang xích lại gần Nga, sau khi hai nước ký một hiệp
ước phòng thủ chung vào tháng Sáu, và chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 12.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
NGA
- BẮC TRIỀU TIÊN
Hiệp
ước quốc phòng Nga - Bắc Triều Tiên chính thức có hiệu lực
BẮC
TRIỀU TIÊN - MỸ
Lãnh
đạo Bắc Triều Tiên lên án Mỹ tiếp tục duy trì thái độ thù nghịch
===============================
BYD
Trung Quốc bị Brazil ngừng cấp thị thực lao động tạm thời sau phát giác “nô lệ
thời hiện đại”
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 11:23
Brazil
ngừng cung cấp thị thực lao động tạm thời cho BYD - tập đoàn sản xuất ô tô điện
Trung Quốc. Thông báo được bộ Ngoại Giao Brazil công bố ngày 27/12/2024, sau
khi 163 công nhân Trung Quốc được phát hiện sống và làm việc trong điều kiện như “nô
lệ thời hiện đại” ngay tại công trường xây dựng nhà máy của BYD ở
Camacari, bang Bahia, đông bắc Brazil.
HÌNH
:
Khu
vực xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện BYD tại Camacari, bang Bahia, Brazil,
ngày 27/01/2024. AP - Raphael Muller
Bộ
Tư Pháp cũng ra tuyên bố riêng về việc thu hồi thị thực đã cấp cho người lao động
Trung Quốc nếu xác nhận được các bất thường trong nhà máy của BYD.
Trước
đó, chi nhánh của BYD ở Brazil cho biết ngừng hợp đồng với nhà thầu Jinjiang
Group, phụ trách thi công nhà máy và là chủ lao động của 163 công nhân Trung Quốc,
được cho là “nạn nhân của nạn buôn người”, bị chủ lao động giữ hộ
chiếu và 60% lương. Theo bộ Ngoại Giao Brazil, những người này nhập cảnh Brazil
với thị thực lao động tạm thời, hiện được đưa sống tạm ở khách sạn.
Theo
Reuters, nhà máy của BYD ở Brazil là biểu tượng của ảnh hưởng ngày càng gia
tăng của Trung Quốc ở quốc gia Nam Mỹ này và là một ví dụ cho mối quan hệ song
phương ngày càng khăng khít hơn. BYD đã đầu tư 620 triệu đô la để xây dựng khu
phức hợp sản xuất ở bang Bahia.
Brazil
là thị trường nước ngoài lớn nhất của BYD, chiếm đến gần 1/5 số xe của BYD bán
bên ngoài Trung Quốc từ tháng 01 đến 11/2024. Theo kế hoạch, nhà máy có thể suất
xưởng 150.000 xe điện/năm.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
BRAZIL
- TRUNG QUỐC - NÔ LỆ HIỆN ĐẠI
Tập
đoàn ô tô điện Trung Quốc BYD bị cuốn vào tranh cãi "nô lệ hiện đại" ở
Brazil
BRAZIL
- TRUNG QUỐC
Brazil
trở thành quốc gia BRICS thứ hai không tham gia dự án BRI của Trung Quốc
===============================
Tình
trạng vô gia cư ở Mỹ tăng kỉ lục 18% trong số liệu mới nhất
29/12/2024
https://www.voatiengviet.com/a/my-tinh-tranh-vo-gia-cu-tang-cao-ki-luc/7917126.html
Tỉ
lệ vô gia cư tại Mỹ đã tăng kỉ lục 18% trong năm ngoái, do các yếu tố như nhà ở
ngoài khả năng chi trả, lạm phát cao, nạn kì thị chủng tộc mang tính hệ thống,
thiên tai và tình trạng nhập cư gia tăng, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ
cho biết hôm thứ Sáu.
https://gdb.voanews.com/42459aeb-d20a-497f-8d51-549782b93fb4_w1023_r1_s.jpg
TƯ
LIỆU - Khu lều trại vô gia cư ở khu Venice Beach của thành phố Los Angeles,
ngày 8 tháng 6 năm 2021.
Vấn
đề vô gia cư đang trở nên xấu đi ở Mỹ, với cảnh tượng thường thấy ở nhiều thành
phố là người nghèo khổ sống ngoài trời với lều dựng tạm trên vỉa hè thành phố.
Chính quyền cấp liên bang và cấp bang đã thúc đẩy các chiến lược khác nhau để
giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tổng cộng
có 771.480 người - hay khoảng 23 trong số 10.000 người ở Mỹ - sống trong cảnh
vô gia cư trong nơi tạm trú khẩn cấp, nơi trú thân an toàn, chương trình nhà ở
tạm thời, hoặc tại những địa điểm không che chắn, theo dữ liệu được công bố vào
ngày thứ Sáu.
Nhìn
chung, số người sống trong tình trạng vô gia cư tăng 18% trong khoảng thời gian
giữa năm 2023 và 2024, dữ liệu cho thấy. Dữ liệu hàng năm trước đó được công bố
vào năm ngoái đã cho thấy tình trạng vô gia cư tăng 12%.
Trong
giai đoạn năm 2023 và 2024, trẻ em dưới 18 tuổi là nhóm tuổi có tỉ lệ vô gia cư
tăng cao nhất, đánh dấu mức tăng 33% với 150.000 trẻ em đối mặt với cuộc khủng
hoảng này, theo dữ liệu.
Dữ
liệu cho thấy người da đen, chiếm 12% tổng dân số Mỹ và 21% dân số Mỹ sống
trong nghèo khó, chiếm 32% tổng số chịu cảnh vô gia cư.
"Cuộc
khủng hoảng nhà ở giá phải chăng trên toàn quốc ngày càng trầm trọng, lạm phát
gia tăng, tiền lương trì trệ trong các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp,
và những tác động dai dẳng của nạn kì thị chủng tộc mang tính hệ thống đã kéo
căng các hệ thống dịch vụ hỗ trợ người vô gia cư đến giới hạn," Bộ Nhà ở
và Phát triển Đô thị nói.
Bộ
cũng lưu ý "thêm các cuộc khủng hoảng y tế công cộng, thiên tai khiến người
dân phải rời bỏ nhà cửa, số lượng người nhập cư vào Mỹ ngày càng tăng và việc
chấm dứt các chương trình ngăn ngừa tình trạng vô gia cư được áp dụng trong đại
dịch COVID-19."
=====================
“Chứng nhận độc thân”
– Thủ tục hành dân
.
Metro
tuyến số 1, sự chờ đợi 17 năm của người Sài Gòn
Saigon
Nhỏ
.
“Liệu pháp sốc” tinh
gọn bộ máy của Tô Lâm sẽ định hình tương lai Việt Nam thế nào?
Bogger
Huỳnh Trần
.
Thêm quan chức Vĩnh
Phúc và Phú Thọ bị truy tố trong vụ án liên quan tới ông Võ Văn Thưởng
RFA
Nhìn
lại 10 sự kiện tin tức nổi bật ở Việt Nam trong năm 2024
VOA Tiếng
Việt
Nhà
hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng sang Mỹ tị nạn, sau những ‘khó khăn’ ở Việt Nam
VOA Tiếng Việt
VinFast
hồi đáp VOA: Hãng không can thiệp vào chuyện nhân sự của Tata, các đơn vị thành
viên
VOA
Tiếng Việt
Cuộc sống mới của những
cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam
Báo Tin Tức
.
Trở lại quê nhà 2014
(2) : Rào cản vô hình
Nguyễn Xuân Thọ
.
Phạm Thi Hoài
.
Nguyệt lạc, ô đề,
sương mãn thiên
Đỗ Khiêm
.
Khánh Trường – Hoàn tất
cuộc rong chơi !
Phạm Hiền Mây
.
Thành cổ Vinh
.
Ai đang 'ôm' đất ở
khu đô thị đắt nhất Hà Nội?
Znews
.
Phan Nguyên
.
Thuế quan của Trump
đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao?
Damien Cave / Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
.
Tái khởi động dự án
điện hạt nhân: Đọc lại cuốn sách của IAEA
Minh-Hà Dương.
.
Sản xuất vi mạch ở Việt Nam (Kỳ 1)
Nguyễn Thanh Yên
-
Tưởng Năng Tiến
.
Nam Định: Người dân khiếu kiện việc
thu hồi đất cho Tập đoàn Xuân Thiện bị tuyên án tù theo Điều 331
RFA
.
Tưởng Năng Tiến
.
Bản đồ cảnh quan sông
toàn cầu: Lũ, thiếu nước và lún đồng bằng
.
Nhân chuyện
"Tinh gọn bộ máy": Nhìn lại số phận công chức Việt Nam
Luật Khoa Tạp chí
.
Luật Khoa ra mắt số
báo tháng Mười Hai - 2024
Luật Khoa Tạp chí
.
2024: Năm của những
người ra đi
Luật Khoa Tạp chí
.
Năm 2024, điểm lại những
người ‘ra đi’
Saigon Nhỏ
.
Luật Khoa Tạp chí
.
Đoàn Thanh Niên, Hội
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh: Vì sao tồn tại các tổ chức này?
Luật Khoa Tạp chí
.
Luật Khoa Tạp chí
.
Những
ngày lễ cuối năm mãi trong ký ức
Saigon Nhỏ
.
Saigon Nhỏ
.
Saigon Nhỏ
.
Những khám phá độc
đáo về Trái Đất
Saigon Nhỏ
..
.
27.12.2024
https://boxitvn.blogspot.com/2024/12/khoang-trong-syria.html
Sau
50 năm cai trị đất nước Syria bằng bàn tay sắt, chế độ độc tài Assad sụp đổ chỉ trong 11 ngày kể từ khi lực lượng nổi dậy Hayat Tahrir
al-Sham (HTS) bắt đầu tấn công vào thành
phố Aleppo nằm ở khu vực phía tây bắc. Lần lượt sau đó là những thành phố khác rơi vào tay
của quân nổi dậy như Idlib, Hama,
Homs, và cuối cùng là thủ đô Damascus. Sự sụp đổ nhanh chóng bất ngờ của chế độ Assad đã để lại một khoảng trống quyền lực ở Syria. Các lực lượng quân sự ngoại quốc đã phải vội vã đưa quân đội đến khu vực quanh biên giới của nước này để tìm cách lấp vào khoảng trống đó.
NDTV.com
Hoa
Kỳ đã điều động máy bay ném bom
B-52 để thực hiện các cuộc không kích vào
hơn 75 mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) ở khu vực miền Trung Syria.
Nhóm phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tấn công lực lượng người Kurd và chiếm giữ vùng lãnh thổ ở khu vực phía bắc. Và Israel đã
ném bom hàng trăm mục tiêu quân sự của Syria trên khắp nước, phá hủy một cách có hệ thống khả năng quân sự của quốc gia thù địch với họ từ nhiều thập niên qua.
Mục đích các cuộc tấn công của những lực lượng quân sự nói trên là nhằm thực hiện điều mà họ ấp ủ từ lâu là đặt một số khu vực dưới sự kiểm soát của họ và điều này cũng làm nổi bật lên về tình trạng bất ổn trong tương lai
của một quốc gia Syria mới, nơi mà các phe
phái nổi dậy nhân cơ hội tình hình chưa
ngã ngũ cũng đang tìm cách giành quyền kiểm soát ở một số khu vực khác. Tình hình ở Syria sẽ còn ngày một phức tạp thêm và sẽ tạo thêm khó khăn đối với nhóm nổi dậy chính HTS, là
nhóm đã dẫn đầu cuộc tấn công chớp nhoáng, trong
khi nhóm này đang tìm cách thành lập một chính phủ lâm thời. Trong khi chế độ Bashar al-Assad bị lật đổ đã làm suy yếu ảnh hưởng của các lực lượng đối thủ của Hoa Kỳ là Nga và Iran tại quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng này, thì sự tranh giành ảnh hưởng hiện đang xảy ra có thể khiến một đồng minh trong tổ chức NATO là Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ có những cuộc va chạm với quyền lợi của Hoa Kỳ và Israel tại đây.
Khoảng trống Syria – Các khu
vực kiểm soát bởi các nhóm phiến quân sau khi chế độ Assad sụp đổ – dailymail.co.uk
Thử thách của Hoa Kỳ
Với một tình hình phức tạp như trên sẽ đặt ra một thử thách địa chính trị không nhỏ cho Tổng thống đắc cử Donald Trump,
ngay cả khi các cuộc xung đột ở Gaza và Lebanon
đang ngày càng bớt căng thẳng hơn. Ông Trump
đã tuyên bố ngay trước khi chế độ Assad sụp đổ rằng Hoa Kỳ nên tránh xa cuộc chiến ở Syria. Trong nhiệm kỳ trước, ông cũng đã cắt giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại đây. Tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Hoa Kỳ đối mặt trong thời gian tới sẽ còn trở nên phức tạp hơn nhiều.
Ngay
trước mắt, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một thử thách lớn về sự cam kết trong việc bảo vệ đồng minh chính của họ tại Syria – Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do
người Kurd lãnh đạo – trong một khu vực mà Ankara và
Washington trong quá khứ đã từng đứng bên bờ vực xung đột. Việc ông Trump cắt giảm lực lượng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ đầu tiên đã cho phép
Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng ủy nhiệm của họ đẩy nhóm lực lượng do người Kurd lãnh đạo ra khỏi dải lãnh thổ dọc theo biên giới phía bắc Syria. Việc Assad bị lật đổ, cùng với sự hiện diện của Nga bị thu hẹp, đã tạo cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nỗ lực nói trên. Các cuộc đụng độ mới nổ ra ở miền Bắc Syria trong thời gian gần đây sau khi nhóm
phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã tấn công vào lực lượng SDF.
Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập niên qua đã phải chiến đấu với nhóm người Kurd ly khai ở trong nước và coi nhóm người Kurd Syria lãnh
đạo lực lượng SDF là cánh tay
nối dài của nhóm dân quân quốc nội mà họ coi là một tổ chức khủng bố. Trong khi đó,
Hoa Kỳ đã hợp tác chặt chẽ với lực lượng SDF từ nhiều năm qua trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Cuộc chiến nói trên vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden, và Hoa Kỳ đã nắm lấy cơ hội ngay sau khi chế độ Assad sụp đổ để tấn công các nhóm
tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Máy bay
ném bom B-52, máy bay chiến đấu phản lực F-15E và máy bay
tấn công A-10 của Hoa Kỳ đã thực hiện hàng chục cuộc không kích vào
các doanh trại và địa điểm hoạt động của Nhà nước Hồi giáo ở khu vực miền Trung Syria.
Theo một giới chức cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ, tính cho tới nay, tổng cộng có khoảng 140 trái bom đã
được thả xuống hơn 75 mục tiêu.
Một mối lo ngại khác của Hoa Kỳ là khoảng 9.000
chiến binh Nhà nước Hồi giáo hiện đang bị giam giữ tại các trung tâm
giam giữ ở khu vực đông bắc Syria và hàng chục nghìn người khác đang bị quản thúc tại trại tỵ nạn Al-Hol gần đó. Những chiến binh bị giam giữ và người tỵ nạn đang được lực lượng SDF bảo vệ và canh gác, sự sắp xếp này có nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục được duy trì cho tới khi nào lực lượng của Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện ở đây.
Tình
hình tiếp tục bất ổn tại Syria – Zuma
Press
Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ
Sự sụp đổ của chế độ Assad đã giúp
nâng cao tầm ảnh hưởng của Ankara tại Syria. Những cuộc tiến quân của các nhóm nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở miền Bắc Syria trước đây đã từng bị kiềm chế, đặc biệt là bởi lực lượng của Nga, là lực lượng có nhiều khả năng sẽ rút lui ra khỏi khu vực, có
thể cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thâu tóm thêm nhiều quyền lợi cho chính họ. Trong số các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ có các lực lượng nổi dậy mạnh nhất đã lật đổ Assad, bao gồm nhóm Quân đội Quốc gia Syria và
nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều ảnh hưởng hơn đối với một chính phủ Damascus mới nay mai sẽ được thành lập.
Ưu
tiên hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ là bảo đảm rằng bất kỳ một khuôn khổ hiến pháp mới nào được đưa ra từ Damascus sẽ không dẫn đến việc lập ra một vùng đất của người Kurd với một mức độ tự chủ nào đó mà lực lượng SDF đã tranh đấu trong nhiều năm qua để cố giành cho được.
Quyền lợi của Israel
Chiến dịch quân sự dạo gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đẩy Ankara vào một cuộc khẩu chiến với Israel, là quốc gia mà trong những ngày gần đây đã phát động một chiến dịch không kích toàn
diện nhắm vào hải quân, các kho vũ
khí và các địa điểm quân sự khác của Syria với mục đích là làm cho
kẻ thù lâu năm của họ suy yếu thêm, trong khi
Israel cũng đang tìm cách tái lập
lại trật tự địa chính trị mới của khu vực.
Israel
cũng di chuyển quân đội của họ vào vùng đệm rộng 155 dặm vuông do Liên Hiệp Quốc giám sát ở Cao nguyên Golan
được thiết lập giữa Israel và Syria
sau cuộc chiến năm 1973.
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Ai Cập và Qatar đã lên
án việc Israel đưa quân
đội vào vùng đệm này. Israel thì
nói rằng họ không can thiệp vào cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ của Syria mà chỉ để giữ an ninh cho khu vực biên giới này.
Sau
13 năm nội chiến, quân nổi dậy Syria đã thành
công trong việc lật đổ chế độ Assad. Nhưng cuộc tranh giành mới của các thế lực ngoại quốc đang đe dọa đẩy quốc gia này trở lại chiến tranh và có nguy
cơ rơi vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Israel
xóa sổ 80 phần trăm quân đội Syria, bao gồm toàn bộ lực lượng hải quân –
news.com.au
V.H.
Nguồn: baotreonline.com
====================
Thụy Linh / Ngô Phong To day
===============
Vụ
phá hoại cáp ngầm : NATO tăng cường hiện diện quân sự ở biển Baltic
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 28/12/2024 - 12:12
Ngày 27/12/2024, sau
cuộc trao đổi với tổng thống Phần Lan Alexander Stubb liên quan đến « vụ phá hoại cáp điện ngầm » nối Phần Lan và Estonia, mà
Nga bị nghi ngờ là thủ phạm, tổng thư ký Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương, Mark Rutte tuyên bố, NATO sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại vùng biển Baltic.
HÌNH
:
Tàu
chở dầu Eagle S, (phía
sau) và tàu tuần duyên Phần Lan Turva trên
biển bên ngoài
Porkkalanniemi, Phần Lan ngày
26/12/2024. AP
Thông
điệp này được lãnh đạo NATO đăng trên mạng xã hội X. Chính phủ Estonia cũng
thông báo điều các đội tuần tra trên biển đến khu vực để bảo vệ đường dây kết nối điện với Phần Lan. Trong khi
đó, bộ trưởng Quốc Phòng Phần Lan, Hanno
Pevkur thì cho biết cần phải gởi đi « một thông điệp rõ ràng ngay lập tức để nói rằng chúng ta sẵn sàng bảo vệ các đường kết nối giữa hai nước, kể cả bằng biện pháp quân sự. »
AFP
hôm nay, dẫn lời ngoại trưởng Đức Annalena
Baerbock, phát biểu trước báo giới lên án các hành
động phá hoại mà bà đánh giá
là khó thể xem đấy như một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi nhìn
vào « nhịp độ dường như đều đặn mỗi tháng, số tàu thuyền phá hỏng các tuyến cáp ngầm quan trọng tại vùng biển Baltic ».
Ngoại trưởng Đức tố cáo các thủy thủ đoàn đã cố tình « thả và kéo lê các neo
mà không có lý do rõ ràng, rồi để mất chúng khi kéo
neo ».
Theo lãnh đạo ngoại giao Đức, những hành động này là một « mối đe dọa cho môi trường và an ninh châu
Âu »,
và « đây
còn là một tín hiệu báo động khẩn cấp » cho EU, và
do vậy, khối này nên có những « biện pháp trừng phạt mới nhằm vào đội tàu ma của Nga », một thuật ngữ để chỉ những chiếc tàu chở dầu thô của Nga và những sản phẩm hóa dầu Nga đang phải chịu lệnh cấm vận.
AFP
nhắc lại, hôm thứ Tư, 25/12/2024,
ngay đúng ngày lễ Noel, đường cáp biển EstLink 2, cung
cấp điện cho Estonia của Phần Lan, đã bị phá hỏng. Ngay lập tức, mọi nghi ngờ đổ dồn vào chiếc tàu dầu Eagle S khởi hành từ cảng
Saint-Petersburg của Nga, và hiện diện trên biển Baltic vào thời điểm xảy ra sự cố. Cảnh sát Phần Lan đã tiến hành khám xét
tàu và thông báo mở điều tra về « hành động phá hoại nghiêm trọng ».
======================
Báo
Đức đăng bài ca ngợi đảng cực hữu của Elon Musk, một nhà báo từ chức để phản đối
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 14:11
Tỉ phú Mỹ Elon Musk khẳng định đảng cực hữu Đức AfD là « niềm hy vọng cuối cùng » cho nước Đức. Bài phát biểu được đăng tải hôm qua, 28/12/2024, trên Welt am Sonntag, ấn bản cuối tuần của nhật báo thiên hữu Die Welt. Một nhà báo phụ trách biên tập tuyên bố từ chức để phản đối. Hiệp hội các nhà báo Đức (DJV) lên án chủ trương tiếp tay cho cực hữu của Die Welt.
HÌNH
:
Ảnh minh họa : Bà Alice
Weidel, thủ lĩnh đảng cực hữu Đức AfD, phát biểu tại Quốc Hội Đức ở Berlin, Đức, ngày
11/09/2024. AP - Markus Schreiber
Ông
Musk khẳng định việc coi đảng AfD là cực hữu « rõ ràng là
một quy gán sai lầm », bởi theo nhà tỉ phú giầu nhất thế giới này, nữ thủ lĩnh
AfD Alice Weidel « hiện chung sống với một người cùng giới gốc Sri Lanka ». Người được tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm bộ trưởng bộ Hiệu quả Chính phủ ca ngợi « chính sách
nhập cư có kiểm soát », chính sách kinh
tế hướng đến « giảm thuế » của đảng cực hữu Đức, và đảng AfD là « niềm hy vọng cuối cùng » của nước Đức, đang « bên bờ vực sụp đổ về kinh tế và văn hóa ».
Bài
viết nói trên của tỉ phủ Mỹ là tiếp nối một phát biểu trên mạng X, hôm 20/12,
trong đó, ông Musk khẳng định « chỉ có AfD » mới có thể « cứu được nước Đức ».
Tân
tổng biên tập của nhật báo thiên hữu Die
Welt, Jan Philipp Burgard, tỏ ra không đồng tình với Musk, khi ghi nhận : « một thiên tài cũng
có thể mắc sai lầm ». Một lãnh đạo khác của nhật báo này, ông
Björn Höcke, khẳng định AfD là « hiểm họa đối với các giá trị của nước Đức và kinh tế Đức ».
Bài
phát biểu quan điểm của Elon Musk gây phản ứng mạnh tại Đức trong bối cảnh nước Đức đang trong giai
đoạn tranh cử Quốc Hội, với cuộc bầu cử trước kỳ hạn dự kiến tổ chức tháng 2/2025. Đảng cực hữu AfD hiện được khoảng 19% cử tri ủng hộ, theo các thăm dò
dư luận.
Trên
mạng X, bà Eva Marie
Kogel, phụ trách nội dung của Welt am Sonntag,
cho biết bà đã thông báo
từ chức ngay sau khi ấn bản này đăng tải phát biểu bênh vực cực hữu của tỉ phú Mỹ.
Về phần mình, hiệp hội các nhà báo Đức DJV phản đối việc ban biên tập Die Welt, cho
đăng lại các phát biểu của những người ủng hộ « các thế lực độc đoán và những đồng minh của họ ».
Báo Die
Welt thuộc tập đoàn xuất bản Axel Springer,
có ảnh hưởng lớn nhất tại Đức trong lĩnh vực truyền thông. Bild, tờ báo được đọc nhiều nhất tại Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn này.
---------------------------
Các nội dung liên quan
ĐỨC - CỰC HỮU - BẠO LỰC
Đức:
Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối đại hội của đảng cực hữu AfD
ĐỨC - ĐẢNG CỰC HỮU
Đức:
Đảng cực hữu lần đầu tiên chiến thắng trong một cuộc bầu cử địa phương
===================
Bóng
đá Châu Âu : Champions League 2024/2025 thể thức mới, hứng khởi ngay từ vòng đầu
Anh
Vũ - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 14:06
Sân cỏ Cúp C1 bóng đá châu Âu Champions League, giải đấu hấp dẫn nhất thế giới cấp độ câu lạc bộ đã khép lại năm thi đấu 2024 sôi động với 6 vòng đấu trước khi kết thúc những vòng đua tranh cuối cùng vào đầu năm tới để xác định 16 câu lạc bộ vào vòng loại trực tiếp, theo thể thức mới.
HÌNH
:
Một pha bóng trong
trận CLB Đức Bayer Munich (áo
trắng ) gặp Belfica Bồ Đào Nha, trong
khuôn khổ vòng phân hạng ( league
phase), ngày 06/11/2024, tại Munich, Đức. © AP -
Matthias Schrader
Với 36 đội tham dự, Champions League
2024/2025 là mùa giải đầu tiên chỉ có một bảng xếp hạng duy nhất. Theo hệ thống thi đấu mới, không có vòng bảng, đúng hơn đó là
vòng đấu phân hạng (League
phase), trong đó tất cả 36 câu lạc bộ đủ điều kiện dự giải phải thi đấu 8 trận, 4 trận trên sân nhà và
4 trận trên sân khách,
với 8 đội khác nhau. Việc xác định các CLB vào
vòng 16 đội sẽ dựa vào thành tích
trong bảng xếp hạng ở vòng phân hạng : 8 đội đứng đầu bảng xếp hạng sẽ giành quyền vào vòng 1/8.
Các đội đứng từ 9-16 trong bảng xếp hạng sẽ đá play-off với các đối thủ có thứ hạng từ 17-24 để cạnh tranh 8 suất vé còn lại. 12 đội còn lại sẽ bị loại, cũng không còn
cơ hội xuống chơi tại Europa League.
Thể thức mới của UEFA đã mở ra các trận đấu cạnh tranh hơn ngay
từ đầu. Các đội bóng lớn sẽ chạm trán nhau sớm hơn thay vì phải đợi đến giai đoạn loại trực tiếp vẫn thường thấy với thể thức cũ. Cơ hội cũng sẽ mở ra với các đội ở nhóm 4 vì họ sẽ chơi với hai đội khác từ nhóm đó trong số tám trận đấu của họ.
Thời điểm này, dù còn hai
vòng đấu nữa để xác đinh 8 đội đầu tiên và 2 vòng đấu play-off xác định 8 đội tiếp theo vào vòng
knock-out 16 đội, nhưng đã bắt đầu xuất hiện những biến động thú vị trọng trật tự thứ hạng.
Tham gia chương
trình với chúng ta hôm nay chuyên gia bóng đá
Trần Văn Mui phân tích về 2 lượt trận quyết định tới đây để tranh chấp 8 vị trí đầu của vòng league phase.
Chuyên
gia bóng đá Trần Văn Mui
08:05
---------------------------
Các nội dung liên quan
Tạp chí Thể thao
Bóng
đá Châu Âu : UEFA Champions League mùa bóng 2024/2025 cải tiến thể thức thi đấu
======================
Người
tù chung thân gặp dân biểu: Hé mở hy vọng hòa bình giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người
Kurdistan
Trọng Thành - RFI
Nhà sáng lập tổ chức tranh đấu vũ trang của người Kurdistan, Abdullah Öcalan, 74 tuổi, bị cầm tù từ một phần tư thế kỷ, vừa có cuộc gặp hai dân biểu Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua,
28/12/2024, trong nhà tù. Hôm nay, 29/12, ông Öcalan khẳng định « kiên quyết » tham gia vào tiến trình hòa bình và
nhấn mạnh việc xích lại với nhau là
« trách nhiệm lịch sử » của người Thổ và người Kurdistan.
HÌNH
:
Cờ mang chân dung
nhà sáng lập PKK Abdullah
Ocalan tại một cuộc biểu dương lực lượng của người Kurdistan ở Syria, ngày
19/1/2017, ở Raqqa, miền đông Syria, sau
chiến thắng trước quân Thánh Chiến Hồi Giáo Daech. AP -
Uncredited
Theo
AFP, hai dân biểu vào nhà tù gặp Ocalan hôm qua
thuộc đảng cánh tả DEM (đảng vì bình đẳng giữa các dân tộc và nền dân chủ), thân người Kurdistan, chiếm khoảng 10% số ghế tại Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc gặp được tổ chức sau khi liên
minh cầm quyền của tổng thống Erdogan mời người tù chung thân
Abdullah Öcalan ra phát biểu
trước Quốc Hội, tuyên bố chấm dứt các hoạt động « khủng bố », giải tán PKK.
Đây
là lần đầu tiên kể từ 10 năm nay (tức từ tháng 4/2015), đảng DEM, được coi là kế tục đảng HDP, được phép tiếp xúc với nhà sáng lập PKK. Năm 2015
cũng là năm mà đối thoại giữa PKK và chính quyền Thổ nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình thất bại, xung đột tiếp diễn đặc biệt tại vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đa số dân là người Kurdistan.
Ocalan từng nhiều năm thúc đẩy các đàm phán giữa người Kurdistan và
Ankara.
Sau
cuộc gặp, đảng DEM ra một thông cáo khẳng định nhà sáng lập PKK tuyên bố ủng hộ sáng kiến của liên minh cầm quyền. Người tù Abdullah
Öcalan tuyên bố : « Củng cố tình huynh đệ Thổ Nhĩ Kỳ - Kurdistan không
chỉ là trách nhiệm lịch sử, mà còn là mục tiêu khẩn cấp đối với tất cả các bên ».
Theo đồng chủ tịch đảng DEM, Tuncer
Bakirhan, tuyên bố của người tù chung thân đã
« mở ra một cơ hội lịch sử cho phép xây dựng một tương lai
chung ».
Người Kurdistan, với tổng số khoảng 60 triệu, cư trú chủ yếu tại bốn quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Irak và
Iran. Người Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có nhiều liên hệ mật thiết. Phong trào vũ
trang của đảng PKK (đảng Lao động Kurdistan), tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ giữa những năm 1980, là đối thủ không đội trời chung của Ankara. Cuộc nổi dậy vũ trang và các
đàn áp khiến hàng chục nghìn người chết. Các lực lượng người Kurdistan tại Syria và Irak bị Ankara tấn công. PKK bị Mỹ, Liên Âu và Anh xếp vào danh sách tổ chức khủng bố.
Chính
quyền Erdogan cũng coi
lực lượng Kurdisan FDS
(Các lực lượng Dân chủ Syria) hiện tại ở Syria, đối tác hàng đầu của Mỹ và đồng minh trong cuộc chiến chống Thánh Chiến tại khu vực, là bàn tay nối dài của PKK. Theo nhiều nhà quan sát, việc chế độ độc tài Assad ở Syria bị lật đổ để ngỏ viễn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp sâu hơn vào
Syria, chống lại người Kurdistan.
Theo
AFP, trước khi các lực lượng nổi dậy Hồi giáo lật đổ chế độ Assad, các phe
phái chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách đàm
phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu với PKK.
----------------------------
Các nội dung liên quan
SYRIA
- THỔ NHĨ KỲ
Syria :
Thổ Nhĩ Kỳ tận dụng thời cơ làm suy yếu các lực lượng Kurdistan
ĐIỂM BÁO
Quân
nổi dậy tấn công phe Assad, người Kurdistan ở Syria lại bị đe dọa
THỔ NHĨ KỲ - IRAK -
KURDISTAN
Chuyến
đi ‘‘lịch sử’’ của tổng thổng Thổ Nhĩ Kỳ đến khu tự trị người Kurdistan, Irak
=====================
Bầu
cử tổng thống Croatia : Tổng thống mãn nhiệm cánh tả được dự đoán chiến thắng
Minh Phương - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 12:42Sửa
đổi
ngày: 29/12/2024 - 16:25
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241229-bau-cu-tt-croatia-thach-thuc
Từ 6 giờ sáng nay, 29/12/2024, các điểm bỏ phiếu trên toàn Croatia
đã mở cửa để cử tri đi bầu tổng thống, một chức vụ chủ yếu mang tính nghi thức vì người đứng đầu nhà nước không thể phủ quyết các đạo luật. Các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa lúc 18 giờ (giờ địa phương) và kết quả sơ bộ dự kiến được thông báo vào khoảng 19 giờ cùng ngày.
HÌNH
:
Tổng thống mãn nhiệm Zoran Milanovic
vận động tái tranh cử tại Zagreb, Croatia,
ngày 15/12/2024. © Reuters/Antonio Bronic
Tổng thống đương nhiệm Zoran Milanovic,
ứng cử viên của đảng Dân chủ Xã hội, người đôi khi có chủ trương ủng hộ Nga, sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Ông
Milanovic vẫn dẫn đầu trong các cuộc khảo sát mới nhất được kênh truyền hình Nova TV
công bố, với 37,2% số phiếu ủng hộ. Trong khi đó, đối thủ chính của ông là Dragan
Primorac, cựu bộ trưởng Khoa Học, thuộc đảng Liên minh Dân
chủ Croatia (HDZ) nhận được 20,4% số phiếu trong cuộc khảo sát.
Theo
thông tín viên RFI Laurent Rouy tại Beograd, ông Milanovic khá được lòng người dân và dường như người dân Croatia vẫn muốn giữ sự cân bằng giữa một tổng thống đôi khi thân
Nga với một thủ tướng cánh hữu ủng hộ phương Tây :
“Ở Croatia, thủ tướng là người điều hành đất nước, trong khi tổng thống giữ vai trò bảo đảm chính phủ được ổn định, cỗ máy chính quyền vận hành bình thường. Ông Milanovic,
thuộc đảng Xã hội Dân chủ, từng là thủ tướng từ năm 2011 đến 2016, đã phải nhường vị trí cho các chính
phủ theo xu hướng cánh hữu. Mặc dù cách đây 5
năm, người dân Croatia đã bầu chính trị gia cánh tả làm tổng thống, nhưng trong
các kỳ bầu cử Quốc Hội, họ vẫn tiếp tục bầu ra các chính phủ cánh hữu, kể cả trong cuộc bầu cử vào mùa hè vừa qua.
Ông
Milanovic cũng đã ra ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc Hội này, nhưng đảng của ông đã không
giành chiến thắng. Theo các cuộc thăm dò lần này, ông
Milanovic có khả năng sẽ tiếp tục giữ chức tổng thống Croatia. Tình
huống nghịch lý này khiến người ta nghĩ rằng người dân Croatia muốn cùng lúc có một tổng thống xã hội dân chủ và một chính phủ cánh hữu, điều này đã diễn ra trong suốt 5 năm qua.
Nếu cuộc “chung sống chính trị” này vẫn được cử tri mong muốn, tổng thống sẽ là một người theo đường lối xã hội dân chủ, đôi khi thân
Nga, đối lập mạnh mẽ với một thủ tướng cánh hữu khá ôn hòa và ủng hộ phương Tây. Tình
thế này không giống với bất cứ quốc gia nào trong
Liên Hiệp Châu Âu.”
------------------------------
Các nội dung liên quan
CROATIA
- BẦU CỬ
Croatia
: Thủ tướng và tổng thống đối đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội
SERBIA
- QUÂN SỰ
Serbia tái
lập nghĩa vụ quân sự để đối phó mọi mối đe dọa
=========================
Gruzia:
Tổng thống mãn nhiệm thân Liên Âu rời nhiệm sở, nhưng khẳng định tiếp tục tranh
đấu
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 12:10 - Sửa đổi ngày: 29/12/2024 - 15:55
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20241229-gruzia-tt-moi-than-nga
Căng thẳng chính trị tại Gruzia tiếp tục với một diễn biến mới. Tổng thống mãn nhiệm Gruzia, Salome Zourabichvili, ủng hộ hội nhập với Liên Âu, đã rời nhiệm sở sáng hôm nay,
29/12/2024. Tuy nhiên, bà cho biết sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu với tư cách là « tổng thống hợp pháp duy nhất của Gruzia ».
HÌNH
:
Tổng thống mãn nhiệm Gruzia Salome
Zourabichvili phát biểu với người ủng hộ và báo giới trước phủ tổng thống Tbilisi,
Gruzia, ngày 29/12/2024 đúng lúc tân tổng thống Mikheil
Kavelashvili thân Nga nhậm chức. REUTERS - Daro Sulakauri
Gruzia
rơi vào khủng hoảng chính trị sau cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 26/10, với chiến thắng thuộc về đảng của nhà tỉ phú Bidzina
Ivanichvili, cầm quyền từ hơn 10 năm nay, bị đối lập tố cáo gian lận. Tình hình căng
thẳng thêm một nấc sau khi nhà cầm quyền, ngày 28/11,
tuyên bố lùi thời gian gia nhập Liên Âu đến năm 2028. Quyết định đã gây một làn sóng phản đối dữ dội trên toàn quốc, với các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày.
Tại Gruzia, quyền hạn của tổng thống chủ yếu mang tính nghi
thức, nhưng nhiều hy vọng đặt vào tổng thống mãn nhiệm
Salome Zourabichvili, được
coi là đại diện duy nhất cho tiếng nói của đối lập trong hệ thống chính trị.
Đặc phái viên Julien Chavanne từ Tibilisi cho biết cụ
thể về
quyết định
sáng nay của tổng
thống mãn nhiệm, được đưa ra đúng vào lúc tân tổng thống thân Nga, Mikheïl Kavelachvili,
tuyên thệ nhậm
chức tại
Quốc Hội :
« Salome Zourabichvili không
cột mình vào nhiệm sở trong lúc nhà cầm quyền đe dọa bỏ tù bà, nếu bà không rời phủ tổng thống. Salome Zourabichvili đã
chọn con đường tranh đấu ở bên ngoài.
Bà
nói với hàng nghìn người đang chờ đợi bà bên ngoài phủ tổng thống: ‘‘Tôi sẽ rời khỏi đây. Tôi sẽ đi với các bạn, tôi sẽ đồng hành với các bạn. Tòa nhà này
không thuộc riêng ai. Tôi ra
đi với toàn bộ tính chính đáng của tôi. Đi cùng với tôi là lá quốc kỳ của Gruzia, và tôi
mang theo mình niềm tin cậy của các bạn.’’
Salome Zourabichvili kêu
gọi tiếp tục phong trào biểu tình, đòi trả tự do cho các tù
nhân chính trị. Về phần mình, bà cho biết sẽ gặp các lãnh đạo nước ngoài, và hết sức nỗ lực để tổ chức cuộc bầu cử mới.
Salome Zourabichvili đã
có dụng ý khi chờ đến điểm khởi đầu của lễ nhậm chức tổng thống của ông Mikheïl
Kavelaschvili, cựu cầu thủ, thân Nga, chống cộng đồng đồng tính, chuyển giới LGBT, để lên án ‘‘trò hề’’ của đảng cầm quyền.
Các
quyết định tiếp theo sẽ tùy theo tình
hình, nhưng nhìn chung, bà Salome Zourabichvili đã không để mắc kẹt trong thế đối đầu hiện đã rơi vào thế bế tắc, điều mà đảng cầm quyền Quyền lực của Nhân dân, thân
Nga, chờ đợi. »
Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử Gruzia, lễ nhậm chức của tổng thống diễn ra tại Quốc Hội, không mở cửa cho truyền thông tham dự.
Nữ tổng thống Gruzia: Từ đồng minh trở thành đối thủ của lãnh đạo đảng Giấc mơ Gruzia
Bà
Salomé Zourabichvili, sinh năm 1952 tại Pháp. Cha của tổng thống Gruzia tương
lai cùng gia đình chạy trốn chế độ Liên Xô, sang
Pháp hồi 1921. Salomé
Zourabichvili làm việc trong ngành ngoại giao Pháp, trở thành đại sứ Pháp tại Gruzia năm 2003,
trước khi tham gia
chính trường Gruzia.
Salomé
Zourabichvili từng là ngoại trưởng Gruzia trong một thời gian ngắn thời tổng thống Mikheil
Saakachvili và đắc cử dân biểu năm 2016 với tư cách ứng viên độc lập. Bà được bầu làm tổng thống năm 2018 với lá phiếu của đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia.
Tại Gruzia, quyền lực tập trung trong tay
đảng nắm đa số tại Quốc Hội, cho dù tổng thống được dân bầu trực tiếp. Theo giới quan sát quyền hạn của tổng thống Salomé
Zourabichvili liên tục suy giảm những năm gần đây,
sau các cải cách Hiến pháp.
Tổng thống Zourabichvili
đã cố gắng “duy trì thế cân bằng giữa phe đối lập và nhà lãnh đạo không chính thức của đất nước (tỉ phú), đồng thời phản đối chính phủ mà theo bà, đang
dẫn dắt đất nước đi ngược lại đường hướng truyền thống, rất thân phương Tây,
hướng đến hội nhập với Liên Âu”, theo
nhà nghiên cứu Tornike
Gordadze, cựu ngoại trưởng Gruzia, giáo sư
Đại học Sciences Po
Paris.
Chủ trương hội nhập với Liên Âu của tổng thống Salomé
Zourabichvili thể hiện rõ ngay từ thời kỳ đầu nhậm chức, tuy nhiên cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina càng khiến bà nỗ lực hơn trong việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên Âu của Gruzia.
Đảng của tỉ phú Bidzina
Ivanichvili cấm tổng thống đến 10 nước trong đó có
Ukraina. Chuyến đi các nước châu Âu của tổng thống Salomé
Zourabichvili, trong đó có Pháp và Đức, để vận động cho việc Gruzia gia nhập Liên Âu khiến bà trở thành kẻ thù của đảng cầm quyền. Tháng
10/2023, đảng Giấc mơ Gruzia cáo buộc tổng thống công du nước ngoài khi không
được chính phủ cho phép, tuy
nhiên kiến nghị phế truất tổng thống đã không vượt qua cửa ải Quốc Hội.
---------------------------
Các nội dung liên quan
GRUZIA
- TỔNG THỐNG
Gruzia bị
chia rẽ hơn bao giờ hết sau thắng lợi của ứng cử viên tổng thống thân Nga
GRUZIA
- KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ
Gruzia:
Nguy cơ lún sâu vào khủng hoảng với cuộc bầu chọn một tổng thống mới
GRUZIA
- LIÊN ÂU - NGA
Đảng
cầm quyền Gruzia vừa ngả hẳn về Nga, vừa khẳng định ủng hộ Liên Âu
=====================
Liệu Nga có trả tự
do cho hàng nghìn người Ukraine vào dịp năm mới?
Will Vernon mới
BBC News
Lviv và Kyiv,
Ukraine
28
tháng 12 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c17dvvvrkx0o
Một quan chức Ukraine đã nói với BBC rằng họ hy vọng một cuộc trao đổi tù nhân dịp năm mới với Nga sẽ diễn ra "bất kỳ ngày nào", mặc dù các thỏa thuận có thể bị hủy bỏ vào phút cuối.
Nhiều người Ukraine có người thân chiến đấu ở tiền tuyến hoặc đang bị giam cầm
Petro
Yatsenko, từ trụ sở Cơ quan Điều phối về Xử lý Tù binh Chiến tranh của Ukraine, cho biết các cuộc đàm phán với Moscow về việc trao đổi tù nhân đã trở nên khó khăn hơn
trong những tháng gần đây, kể từ khi quân đội Nga bắt đầu đạt được những bước tiến đáng kể trên tiền tuyến.
Chỉ có 10 cuộc trao đổi vào năm 2024,
con số thấp nhất kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Ukraine không
công bố số lượng tù nhân chiến tranh đang bị Nga giam giữ, nhưng tổng số được cho là hơn
8.000.
Nga
đã đạt được những thành tựu đáng kể trên chiến trường trong năm nay,
làm dấy lên lo ngại rằng số lượng người Ukraine bị bắt đang gia tăng.
Một trong những người được đưa về nhà trong cuộc trao đổi gần đây nhất, vào tháng
9/2024, là lính thủy đánh bộ Ukraine Andriy
Turas.
Trong
một căn hộ ở thành phố Lviv của Ukraine, Andriy
và vợ Lena kể cho tôi nghe câu
chuyện đáng kinh ngạc về thử thách mà họ đã trải qua.
Cả hai đều bị bắt khi đang bảo vệ thành phố Mariupol vào năm
2022.
"Họ đã lên lớp chúng tôi về việc Ukraine chưa bao
giờ tồn tại," Lena, một bác sĩ quân y,
nói về những người Nga bắt giữ cô. "Họ đã cố gắng xóa bỏ bản sắc Ukraine của chúng tôi trong
đầu chúng tôi".
Lena
và Andriy đều bị bắt vào năm 2022
Lena
được trả tự do sau hai tuần bị giam. Nhưng những vết thương tâm lý mà
cô trải qua trong một trại tù binh chiến tranh của Nga vẫn còn đó.
"Chúng
tôi liên tục nghe thấy tiếng la hét, chúng
tôi biết những người đàn ông [trong
đơn vị của chúng tôi] đang
bị tra tấn," cô nói.
"Họ đánh chúng tôi
không thương tiếc, bằng nắm đấm, gậy gộc, búa, bất cứ thứ gì họ có thể tìm thấy," Andriy
nói. "Họ lột trần chúng tôi trong
giá lạnh và bắt chúng tôi phải bò trên nhựa đường. Chân chúng tôi
bị xé toạc, chúng tôi sợ hãi và lạnh cóng".
"Đồ ăn thật kinh khủng - bắp cải chua và đầu cá thối. Thật là một cơn ác mộng", người lính thủy đánh bộ nói. "Giống như thức dậy sau một cơn ác mộng vào giữa đêm, ướt đẫm mồ hôi, kinh
hoàng".
Thời gian bị giam cầm của Andriy kéo dài
hơn nhiều so với vợ anh - hai năm rưỡi.
Khi
được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân cách đây
ba tháng, Andriy đã gặp cậu con trai hai tuổi của mình, Leon, lần đầu tiên. Khi hai vợ chồng bị quân Nga bắt giữ, Lena không biết mình đang mang
thai.
"Khi
biết mình có thai,
tôi chỉ biết khóc, đầu tiên là vì hạnh phúc, nhưng sau
đó là vì buồn, vì tôi không thể cho chồng tôi biết."
Andriy
được thả vào tháng Chín và
phát hiện ra mình có một cậu con trai, Leon
"Tôi
liên tục viết thư cho anh ấy, nói với anh ấy rằng cuối cùng anh ấy cũng có một đứa con mà anh ấy đã mong muốn bấy lâu nay,"
Lena nói, đôi mắt cô sáng lên.
"Nhưng anh ấy không nhận được một lá thư
nào".
Tôi
hỏi Andriy cảm giác khi gặp con trai lần đầu tiên như thế nào. "Tôi
nghĩ mình là người hạnh phúc nhất trên thế giới," anh nói
và cười tươi.
Andriy
đang làm quen với cậu con trai mà anh
từng không biết mình có
Trong
khi BBC không thể xác minh độc lập mọi điều mà Lena và
Andriy nói với chúng tôi, thì lời kể của họ được các tổ chức quốc tế xác nhận, những tổ chức đã phỏng vấn hàng trăm tù
binh chiến tranh Ukraine.
Liên
Hợp Quốc cho biết Nga áp dụng "tra tấn và ngược đãi có hệ thống đối với các tù nhân
Ukraine... bao gồm đánh đập dã man, sốc điện, bạo lực tình dục, làm ngạt thở, tư thế căng thẳng kéo dài, bắt tập thể dục quá mức, thiếu ngủ, hành quyết giả, đe dọa bạo lực và làm nhục".
Trong
một tuyên bố gửi BBC, Đại sứ quán Nga tại London cho biết: "Những cáo buộc mà quý vị mô tả là hoàn toàn sai
sự thật. Các tay súng
Ukraine bị bắt giữ được đối xử nhân đạo và hoàn toàn
tuân thủ các quy định của pháp luật Nga và Công ước Geneva. Họ được cung cấp thực phẩm chất lượng tốt, chỗ ở, sự hỗ trợ y tế, cũng như các nhu
cầu tôn giáo và tri
thức."
Andriy
đang được phục hồi chức năng tại một cơ sở y tế ở Lviv. Nhưng anh vẫn có thời gian để tận hưởng kỳ nghỉ cùng vợ và con trai. Đây
là Giáng sinh đầu tiên của gia đình Turas
bên nhau và món quà tuyệt vời nhất dành cho cậu bé Leon là bố về nhà.
Lena,
Leon và Andriy đã cùng nhau đón Giáng sinh lần đầu tiên
Nhưng
nhiều người Ukraine vẫn đang tuyệt vọng chờ đợi tin tức về người thân của họ. Ở trung tâm Kyiv,
người thân và các nhà
hoạt động tụ họp để chuẩn bị cho một cuộc biểu tình Giáng sinh
đặc biệt nhằm kêu gọi thả tù nhân Ukraine.
Họ đứng hàng giờ trong cái lạnh cắt da cắt thịt, xếp hàng trên một trong những con phố chính của thủ đô, trong khi những người lái xe đi ngang
qua bóp còi inh ỏi thể hiện sự đoàn kết.
"Chúng
tôi hy vọng vào một phép màu Giáng
sinh," Tetiana, người có con trai 24
tuổi, Artem, bị bắt gần ba năm trước, cho biết, "Con trai
tôi được trả tự do là mong ước sâu sắc nhất của tôi. Tôi đã tưởng tượng đến cuộc gặp gỡ của chúng tôi 100 lần, khi con và tôi
ôm nhau, mắt nó sáng lên và
cuối cùng con đã trở về quê hương".
Một người phụ nữ cầm một tấm biển bằng bìa cứng với dòng chữ "Tôi không
muốn con trai tôi phải trải qua một Giáng sinh trong
giam cầm nào nữa."
Cũng
tham gia cuộc biểu tình, cầm tấm biển đỏ là Liliya
Ivashchyk, 29 tuổi, một vũ công ba lê tại Nhà hát Operetta
Quốc gia Kyiv.
Quân
Nga đã bắt giữ bạn trai cô, Bohdan
vào năm 2022. Cô không liên lạc
với anh kể từ đó.
"Tôi
có thể nói rằng thật khó khăn để ở một mình, nhưng tôi
không muốn nói như vậy, vì tôi luôn
nghĩ về việc anh ấy đang ra sao ở đó," Liliya
nói.
Vũ
công Liliya (bên phải) nhắn tin cho bạn trai cô - người đang bị giam giữ - hầu như mỗi ngày
Ở hậu trường nhà hát, Liliya
cho chúng tôi xem những tin nhắn mà cô vẫn gửi cho Bohdan hầu như mỗi ngày - hình ảnh những trái tim nhỏ. "Tôi nhớ anh ấy rất nhiều. Anh ấy cần được cứu và được tự do," cô nói,
môi run rẩy.
Những tin nhắn vẫn chưa được đọc.
Liliya
mời chúng tôi xem cô
biểu diễn trong một buổi biểu diễn đặc biệt vào Ngày Giáng
sinh.
Đó
là một điệu nhảy lễ hội được yêu thích ở Ukraine: Blue
Danube Waltz của Johann Strauss,
được sáng tác vào năm
1866 để nâng cao tinh thần công chúng Áo
sau chiến tranh.
Nhà
hát chật kín người.
"Kỳ nghỉ Giáng sinh là một khoảng thời gian đau buồn," cô nói
khi chuẩn bị lên sân khấu. "Thực sự không có tâm trạng lễ hội chút nào".
Khi
buổi biểu diễn kết thúc, những người đi xem vội vã lấy áo khoác của họ. Sau gần ba năm chiến tranh, hầu như mọi người ở đây đều có người thân chiến đấu ở tiền tuyến, bị giam cầm hoặc tử trận.
"Rất nhiều người ở Ukraine đang phải đối mặt với những tình huống khó khăn",
Liliya nói. "Chúng tôi chỉ
đang chờ đến lúc có thể cùng nhau ăn mừng một lần nữa. Chúng tôi phải nhớ cảm ơn quân đội vì đã cho chúng
tôi có được những ngày lễ."
----------------
Tin liên quan
Nga gia tăng hành
quyết tù binh chiến tranh Ukraine
23
tháng 12 năm 2024
·
Màn u ám bao phủ
Moscow sau cái chết của Tướng Igor Kirillov
18
tháng 12 năm 2024
·
Tấn công ngày Giáng
sinh: Ukraine lên án, Nga tuyên bố thành công
26
tháng 12 năm 2024
·
Con đường phản bội
Ukraine để làm gián điệp cho Nga
26
tháng 12 năm 2024
Nhà
Trắng: Binh sĩ Triều Tiên chịu thương vong nặng nề trên tiền tuyến Ukraine
Các lực lượng Triều Tiên đang chịu thương vong với số lượng lớn trên tiền tuyến trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine,
bao gồm 1.000 binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng hoặc bị thương chỉ trong tuần qua tại khu vực Kursk của Nga, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Sáu 27/12.
https://gdb.voanews.com/e32fd2a4-f823-4e33-ab4a-4b7aac31c60e_w1023_r1_s.png
Binh
sĩ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh.
Số lượng này vượt xa con số mà các quan chức Hoa Kỳ đã cung cấp trước đó.
"Rõ
ràng là các nhà lãnh đạo quân sự Nga và Triều Tiên coi đây những đội quân có thể thí mạng và ra lệnh cho họ tấn công vô vọng vào các phòng
tuyến của Ukraine",
ông Kirby nói, mô tả cuộc tấn công của binh sĩ Triều Tiên là
"các cuộc tấn công ồ ạt, bị bỏ mặc".
Người phát ngôn Nhà Trắng Kirby cũng cho
biết Tổng thống Joe Biden có thể sẽ phê duyệt một gói viện trợ an ninh nữa cho Ukraine
trong những ngày tới.
Trong
bài phát biểu được ghi hình hàng
đêm, Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelenskyy cho hay các lực lượng Triều Tiên đã phải chịu tổn thất "rất đáng kể" và họ được tung vào trận chiến mà chỉ được các lực lượng Nga yểm trợ ở mức tối thiểu.
"Chúng
tôi thấy rằng cả quân đội Nga lẫn những người giám sát Triều Tiên đều chẳng quan tâm gì đến việc đảm bảo sự sống còn của những người Triều Tiên này",
ông nói.
"Người ta tính toán mọi mặt để chúng tôi không
thể bắt được họ. Có những trường hợp họ bị chính lực lượng của mình hành quyết. Người Nga tung họ vào các cuộc tấn công với sự yểm trợ tối thiểu", vẫn lời ông.
Ông
nói rằng lực lượng Ukraine đã bắt được một số binh sĩ Triều Tiên làm tù binh
"nhưng họ bị thương nặng và không thể cứu sống họ".
Ông
phát biểu rằng người Triều Tiên không nên mất mạng trong một cuộc chiến ở châu Âu và nếu Trung Quốc thực sự không muốn chiến tranh lan rộng, "họ cần phải gây áp lực đúng mức lên Bình Nhưỡng".
Hôm
23/12, ông Zelenskyy cho biết
hơn 3.000 binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng và bị thương ở khu vực Kursk.
Reuters
không thể kiểm chứng độc lập các tin tức về tổn thất do chiến sự hoặc những lời tường thuật từ cả hai bên.
-------------------------------
Hoa
Kỳ : Nga sử dụng lính Bắc Triều Tiên làm « bia đỡ đạn »
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 28/12/2024 - 11:29
Ngày 27/12/2024, Nhà
Trắng khẳng định Nga đưa binh sĩ Bắc Triều Tiên đến chiến trường như là « bia đỡ
đạn ». Tổng thống Ukraina trong bài
phát biểu thường nhật cho biết, nhiều binh sĩ Bắc Triều Tiên bị làm tù binh tại Ukraina đã tử vong do những vết thương nghiêm trọng.
HÌNH
:
Một màn hình TV ở Seoul, Hàn Quốc, chiếu hình ảnh những người lính được cho là đến từ Bắc Triều Tiên xếp hàng để nhận tiếp tế từ Nga. Ảnh ngày
21/10/2024. AP – Ahn Young-joon
Hãng
tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên
Nhà Trắng John Kirby,
trong buổi họp báo cho biết, các binh đoàn Bắc Triều Tiên chiến đấu cùng với quân đội Nga tại vùng Kursk, nơi
đang bị quân Ukraina chiếm giữ một phần, đã hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo ông, « điều rõ ràng là lãnh
đạo quân sự Nga và Bắc Triều Tiên xem những đội quân này là có
thể hy sinh và ra lệnh cho họ thực hiện các cuộc tấn công "vô vọng" chống lại hàng phòng thủ Ukraina ».
Tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky trong buổi
phát biểu thường nhật, nói rằng « quân đội Nga đưa binh sĩ
Bắc Triều Tiên đến chiến đấu với một sự bảo hộ tối thiểu và chính bản thân lính Bắc Triều Tiên phải tự có những biện pháp cực đoan để tránh bị bắt làm tù binh ».
Theo
ước tính từ tình báo Ukraina
và phương Tây, Bình Nhưỡng dường như đã gởi gần 12 ngàn quân đến vùng chiến sự Kursk. Tuy nhiên,
theo nguyên thủ Ukraina, Bắc Triều Tiên đang hứng chịu thiệt hại nhân mạng to lớn, nhưng « cả quân đội Nga lẫn các chỉ huy Bắc Triều Tiên không chút
quan tâm đến việc bảo đảm sự sống còn của số binh lính này ». Ông
Zelensky khẳng định, « tất cả mọi việc được thực hiện sao cho họ không thể bị bắt sống. Nhiều trường hợp đã bị chính quân đội của họ hành quyết ».
Phái
bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc chưa trả lời chất vấn từ hãng tin Anh,
trong khi phái bộ ngoại giao Nga đã từ chối mọi bình luận.
Vào
lúc Mỹ và Ukraina tố cáo Nga sử dụng lính Bắc Triều Tiên làm « lá chắn sống », hãng tin
Hàn Quốc Yonhap cho biết, tổng thống Nga Vladimir
Putin đã gởi một thông điệp năm mới đến lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong
Un, bày tỏ hy vọng hai nước tiếp tục mối quan hệ hợp tác trong năm tới.
======================
Putin
xin lỗi tổng thống Azerbaijan về vụ tai nạn máy bay 'thảm khốc'
VOA
29/12/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7917147.html
Putin xin lỗi tổng thống
Azerbaijan về vụ
tai nạn máy bay 'thảm khốc';
Zelenskyy nói lính
Triều Tiên chịu tổn thất
trên chiến trường,
không được quân Nga bảo vệ;
Nga nói triệt phá được âm mưu của Ukraine giết một
sĩ quan và blogger;
Tình trạng vô gia cư ở Mỹ
tăng kỉ lục
18% trong số liệu
mới nhất.
====================
Tổng
thống Azerbaijan cáo buộc Nga cố gắng che giấu nguyên nhân gây ra thảm kịch máy
bay
Minh Phương - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 11:04 - Sửa đổi ngày: 29/12/2024 - 14:34
Hôm nay, 29/12/2024,
tổng thống Ilham Aliyev đã
cáo buộc Matxcơva “rõ ràng muốn che giấu” nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của hãng Azerbaijan Airlines và kêu gọi phía Nga “nhận tội, xin lỗi và thông báo cho công chúng về việc này”. Tuyên bố được ông Aliyev đưa ra trong bối cảnh người đồng cấp Nga Vladimir Putin, chiều 28/12, đã gửi lời xin lỗi và chia buồn về vụ cháy máy bay nhưng
không xác nhận liệu vụ tai nạn có phải do tên lửa Nga gây ra hay không.
HÌNH
:
Người dân đến đặt hoa trước đại sứ quan Azerbaijan ở Matxcơva, Nga,
ngày 28/12/2024 để tưởng niệm nạn nhân vụ rơi máy bay
Azerbaijan Airlines. AP - Pavel Bednyakov
Theo
Điện Kremlin, ông
Putin đã gửi lời xin lỗi và chia buồn tới tổng thống Azerbaijan
Ilham Aliyev "vì
sự kiện bi thảm này xảy ra trong không
phận Nga". Tổng thống Nga cũng đồng thời nói thêm rằng khi đó "các thành phố Grozny, Mozdok và
Vladikavkaz đang bị các drone của Ukraina tấn công, và các hệ thống phòng không của Nga đã đẩy lùi các cuộc tấn công này", nhưng
không đưa ra thêm chi tiết. Còn tổng thống Azerbaijan nhấn mạnh rằng "các lỗ hổng trên thân máy
bay, các vết thương mà hành
khách và phi hành đoàn phải chịu, (...) cũng như
lời khai của các tiếp viên hàng không
và hành khách sống sót đều là bằng chứng cho thấy có sự can thiệp từ bên ngoài".
Tổng thống Ukraina lên án Nga, Liên Âu kêu gọi khẩn trương điều tra
Về phía Kiev, tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky đã trực tiếp cáo buộc vai trò của Matxcơva trong vụ lần này. Thông tín
viên RFI Emmanuelle Chaze tại
Kiev cho biết :
"Tổng thống Ukraina
Volodymyr Zelensky đã gửi lời chia buồn tới người đồng cấp Azerbaijan Ilham
Aliyev và nhấn mạnh cần phải tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về nguyên nhân gây
ra vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không
Azerbaijan Airlines. Ông cho biết, các hình ảnh và video về vụ việc cho thấy rõ là do một vụ tấn công bằng tên lửa của Nga gây ra. Đúng
là lúc đó hệ thống phòng không của Nga đang hoạt động tại Grozny,
Chechnya, nơi máy bay cố gắng hạ cánh. Thành phố này đã bị các drone tầm xa của Ukraina tấn công trong những tuần gần đây.
Nếu vụ tấn công này được xác nhận, đây có lẽ không phải là lần đầu tiên một tên lửa của Nga bắn trúng máy bay
dân sự. Ngày 17/07/2014,
298 người trên chuyến bay của hãng hàng không
Malaysia Airlines từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã
thiệt mạng khi một tên lửa địa đối không của Nga bắn trúng máy bay
này. Chiếc máy bay đã rơi
xuống khu vực Donetsk do lực lượng ly khai Ukraina
kiểm soát, và một cuộc điều tra quốc tế sau đó đã xác nhận vai trò của Nga trong vụ việc.
Nếu những gì mà Kiev,
Washington và Baku nghi ngờ là đúng, tức là vụ tai nạn mới này là do tên lửa của Nga gây ra,
Matxcơva sẽ phải chịu trách nhiệm về một tội ác mới vi phạm các công ước quốc tế".
Cũng
trong ngày 28/12, Liên Hiệp
Châu Âu đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế "nhanh chóng và độc lập" về vụ tai nạn này. Bruxelles
nhấn mạnh rằng thông tin cho
thấy vụ tai nạn có thể do tên lửa Nga, nhắc đến vụ "tai nạn thảm khốc" của chuyến bay MH17 của Malaysia
Airlines, từng bị một tên lửa của lực lượng ly khai thân
Nga bắn hạ trên bầu trời Ukraina vào năm
2014.
----------------------------
Các nội dung liên quan
AZERBAIJAN
-TAI NẠN HÀNG KHÔNG
Truyền
thông : Azerbaijan và Mỹ nghi ngờ Nga gây ra vụ tai nạn máy bay tại Kazakhstan
AZERBAIJAN
- NGA - TAI NẠN MÁY BAY
Vụ
máy bay rơi tại Kazakhstan : Lý do rộ lên giả thuyết máy bay trúng tên lửa của
Nga
======================
TT
Zelensky cáo buộc Slovakia theo lệnh Nga mở "mặt trận năng lượng thứ
hai" chống Ukraina
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 29/12/2024 - 12:23Sửa
đổi
ngày: 29/12/2024 - 12:59
Sau ngày 01/01/2025,
Slovakia xem xét lại các biện pháp cung cấp điện cho Ukraina. Lời đe dọa của thủ tướng Robert Fico được truyền thông Slovakia đưa tin ngày 28/12 nhằm đáp trả việc Ukraina - nước trung chuyển khí đốt Nga cho nhiều nước Đông Âu - từ chối gia hạn thỏa thuận sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Ngay lập tức, tổng thống Volodymyr
Zelensky cáo buộc thủ tướng Slovakia mở “mặt trận năng lượng thứ hai” chống Ukraina, theo lệnh của Matxcơva.
Hình
:
Tổng thống Nga Vladimir
Putin tiếp thủ tướng Slovakia Robert
Fico tại Matxcơva, Nga,
ngày 22/12/2024. © Sputnik/Artyom Geodakyan/Pool via REUTERS
Trên
mạng X, tổng thống Zelensky viết “dường như Putin đã ra
lệnh cho Fico mở mặt trận năng lượng thứ hai chống Ukraina gây thiệt thòi cho nhân
dân Slovakia” vì
theo ông, nếu quyết định ngừng cấp điện cho Ukraina, thủ tướng Fico khiến Slovakia mất 200 triệu đô la thu nhập hàng năm.
Slovakia
nằm trong số các nước Đông Âu sử dụng khí đốt Nga được trung chuyển qua Ukraina. Tuy
nhiên, chính quyền Bratislava tìm mọi cách duy trì nguồn cung cấp khí đốt này vì cho rằng các nguồn cung cấp khác sẽ khiến chi phí tăng lên
tới 500 triệu euro.
Còn
theo tổng thống Ukraina, “Slovakia tham gia
thị trường năng lượng duy nhất của châu Âu nên thủ tướng Fico phải tôn trọng những quy định chung của châu Âu”, ý muốn nói đến quyết định ngừng đường ống trung chuyển khí đốt qua Ukraina nhằm cắt nguồn thu nhập của Nga. Tổng thống Zelensky thông
báo quyết định này hôm 19/12.
Để đáp trả biện pháp này, thủ tướng Slovakia đe dọa ban hành các biện pháp về bán điện cho Kiev.
Theo
Reuters, Ukraina nhập 19% điện từ nước láng giềng Slovakia do
quân đội Nga liên tục oanh kích các
công trình năng lượng của nước này, đặc biệt trong mùa đông.
Lên
làm thủ tướng Slovakia từ năm 2023, ông
Robert Fico được coi là người ủng hộ cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina. Ngày
22/12, ông đã đến Matxcơva gặp tổng thống Nga Vladimir
Putin và sau đó, tuyên bố Slovakia sẵn sàng làm trung
gian cho các cuộc đàm phán hòa
bình Nga-Ukraina.
---------------------------
Các nội dung liên quan
SLOVAKIA
- UKRAINA - VŨ KHÍ
Slovakia :
Thủ tướng Fico đòi điều tra chính phủ tiền nhiệm về việc cấp vũ khí cho Kiev
SLOVAKIA
- UKRAINA
Slovakia
: Chính phủ không giúp Ukraina, người dân quyên góp tiền để viện trợ Kiev
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Slovakia
sẵn sàng tổ chức đàm phán hòa bình cho Ukraina
Phan
Minh - RFI
Đăng
ngày: 28/12/2024 - 11:15Sửa
đổi
ngày: 28/12/2024 - 12:08
Chính quyền Bratislava, hôm qua 27/12/2024, đã xác nhận sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraina, sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "chấp nhận" việc Slovakia trở thành "nền tảng" đối thoại.
HÌNH :
Tổng thống Nga Vladimir
Putin (P) và thủ tướng Slovakia Robert
Fico bắt tay trong cuộc gặp tại điện Kremlin ở Matxcơva, Nga,
ngày 22/12/2024. AP - Gavriil Grigorov
Hãng
tin AFP dẫn thông điệp của thủ tướng Robert Fico
đăng trên mạng xã hội Facebook, cho biết "Slovakia sẵn sàng hoan nghênh
những ai muốn tổ chức các cuộc đàm phán hòa
bình".
Bộ Ngoại Giao Slovakia nhấn mạnh các cuộc đối thoại này sẽ có sự tham gia của Nga, trái với hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ diễn ra vào tháng
06/2024.
Vladimir
Putin, hôm 26/12, tuyên bố rằng với "vị thế trung lập", Slovakia đã tự đề nghị trở thành một "nền tảng" cho các cuộc đàm phán. Ngoại trưởng Slovakia Juraj
Blanar nhận định tuyên bố của tổng thống Nga là một tín hiệu tích cực trong việc chấm dứt chiến tranh và bạo lực sớm nhất có thể. Theo ngoại trưởng Blanar,
Slovakia cũng đã thông báo với "đối tác
Ukraina" vào
tháng 10 về việc sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa
bình.
Thủ tướng Robert Fico là
một trong số ít các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn duy trì quan hệ mật thiết với điện Kremlin, đã gặp tổng thống Putin tại Matxcơva hôm
22/12, sự kiện khiến chính quyền Kiev phẫn nộ. Mặc dù là thành viên
của Liên Hiệp châu Âu (EU) và
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO), Slovakia đã xích lại
gần Nga kể từ khi thủ tướng Fico trở lại lãnh đạo chính phủ vào mùa thu 2023.
Ông Fico đã ngừng viện trợ quân sự cho Kiev và chỉ trích Ukraina làm
tổn hại đến nguồn cung khí đốt từ Nga mà Slovakia vẫn tiếp tục muốn mua và vận chuyển qua lãnh thổ của mình.
=======================
Moscow rung chuyển: Vụ nổ xé
toạc đoàn tàu quân sự Nga. NATO bắt giữ tàu Nga, Putin thề ăn thua đủ
Dec 29, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=WLkOdd2eAM0
18.000 views Dec
29, 2024
00:00:00 Đài Hiệu
00:00:20 Giới
thiệu chương trình
00:00:36 Vụ
nổ xé toạc
đoàn tàu quân sự Nga gần
Mạc Tư Khoa
00:04:41 Bắc
Hàn phát động cuộc
tấn công 'biển người' vào các vị trí của Ukraine ở Kursk
00:07:28 Tổng
thư ký NATO Mark Rutte cho biết: NATO sẽ 'tăng cường sự
hiện diện
quân sự' ở
Biển Baltic sau khi cáp điện ngầm bị
hư hại
00:10:00 Thống
đốc Nga tuyên bố: Cuộc tấn
công bằng máy bay điều khiển từ
xa làm hỏng tuyến
hỏa xa ở
Voronezh của Nga
00:11:30 Căng thẳng ở Baltic: Phần Lan bắt giữ
tàu Nga, Estonia điều động
tuần tra hải
quân
00:14:23 Ukraine phá hủy cơ sở máy bay điều khiển từ
xa Kamikaze của Nga sâu đằng sau tiền tuyến
00:18:36 Quân đội
Bắc Hàn ở
Kursk chịu tổn
thất nặng
nề, khó khăn về hậu cần,
tình báo quân sự Ukraine cho biết
00:20:59 Hoa Kỳ
sẽ cung cấp
cho Ukraine 1,25 tỷ đô la vũ khí
00:25:00 Azerbaijan Airlines cho biết 'Sự can thiệp từ bên ngoài' đã gây ra vụ tai nạn máy bay
00:29:26 Sân bay Nga tuyên bố tạm dừng
các chuyến bay sau vụ tấn công bằng máy bay điều khiển
từ xa của
Ukraine
00:32:34 Kết
thúc
No comments:
Post a Comment