Làm
thế nào để hủy hoại một nhà sư?
Tuấn Khanh - Saigon
Nhỏ
26
tháng 12, 2024
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/ben-tach-tra/lam-the-nao-de-huy-hoai-mot-nha-su/
Omi
no Mifune (722 – 785), học giả và là văn sĩ Nhật Bản, người viết những câu chuyện
sống động về Phật giáo, tăng sĩ của thời đại Nara mà ông sống và chứng kiến,
suy gẫm. Tác phẩm lớn nhất của ông có tên To Daiwajo Toseiden (Đường đại Hòa
thượng Đông chính truyện) được coi như là những dữ liệu quan trọng để tham khảo
về thời đầu của Phật giáo Nhật Bản. Bên cạnh đó ông còn có nhiều ghi chép để lại,
có dài, có ngắn, có những ghi chép bâng quơ giữa chợ nhưng tựu trung, mọi thứ
luôn giống như những bài học sâu sắc cho người đời chiêm nghiệm.
Khởi
đầu, Phật giáo xuất hiện ở Nhật Bản, không phải vị quan quyền, lãnh chúa nào
cũng ưa thích, vì họ cảm thấy đột nhiên phải chia sẻ quyền lực với những người
không tấc sắt trong tay, và cũng không màng danh lợi này. Đặc biệt, các vị sư
này cũng không thề phục vụ cho quyền lợi của họ.
Chuyện
kể rằng có một ông sư đến cư trú ở bìa rừng, và sống ẩn khuất ở đó, sự khiêm
nhã của ông được rất nhiều người dân kính trọng. Người dân cứ thay phiên nhau mỗi
ngày đến cúng dường thức ăn trước chòi của ông, nhưng họ ít bao giờ gặp mặt được,
và cũng chưa bao giờ trò chuyện được với ông. Vị tu sĩ này luôn im lặng cảm ơn,
cúi chào nhưng từ chối nối kết với đời thường.
Vị
tu sĩ này là cái gai trong mắt của vị quan trong vùng, bởi một sự ghen tị và lo
sợ không thể giải thích nổi. Hắn mưu tính chuyện làm sao để vị sư này đi khỏi
vùng đất của hắn, hoặc không còn uy tín, để người dân phải rời xa.
Tay
lang y vẫn được gọi hầu cận vị quan này, đến hiến kế, nói là xin để hắn hành động.
Tay
lang y đến chòi của vị sư và nài nỉ là muốn phát nguyện xem sức khỏe cho ngài
theo lệnh quan. Miễn cưỡng chấp nhận, vị sư nói chỉ cho ba lần đến khám bệnh,
đưa thuốc, nhằm ngừa trị một bệnh dịch nguy hiểm, mà tay lang y nói rằng đang
lan rộng trong vùng.
Sự
kiện tay lang y này được chấp nhận đến gặp và trò chuyện với vị sư, khiến dân
trong vùng đồn đãi, và đột nhiên họ cũng ngưỡng mộ cả vị lang y. Trên đường đến
chòi của vị sư, tay lang y bao giờ cũng cố để cho mọi người chú ý thấy hành
trình và mục đích của hắn. Chỉ cần một, hai lần như vậy, tên tuổi của tay lang
y đã lan rộng trong khắp dân chúng, như một người may mắn và cũng đầy vẻ đạo hạnh.
Sau
ba lần gặp, vị sư khép cửa chòi và từ chối không tiếp tay lang y nữa. Nhưng mục
đích của hắn kể như đã hoàn thành.
Từ
đó về sau – tay lang y cứ đi ra chợ và lúc nào, mọi người cũng đông đảo bu
quanh, tò mò hỏi han với lòng kính trọng về vị sư, cũng như về những lần gặp của
hắn.
”
Ngài trò chuyện điều gì với ông vậy?”
– “Ông ta chỉ quan tâm đến một thứ, và luôn thích thú hỏi về nó thôi”
“Là chuyện gì?”
– “Ông ta chỉ hỏi về chuyện vui trong nhà thổ, và các cô gái trẻ ở đó thì
như thế nào”
Đám
đông im lặng và rời đi. Dần dần những câu chuyện trần tục như vậy lan rộng với
nhiều phiên bản, và sự kính trọng đối với vị sư bắt đầu giảm dần. Người ta còn
không tìm thấy những người đến cúng dường trước cửa chòi của vị sư nữa. Sự ghẻ
lạnh xuất hiện không chỉ với vị sư, mà còn với bất kỳ dấu hiệu nào của Phật
giáo ở trong vùng. Cộng thêm lớp tay sai của vị quan bắt đầu đi truyền tụng những
câu chuyện đơm đặt xấu xa về đạo Phật và vị sư đó.
Về
sau, không nghe nói vị sư đó sống, chết hay rời đi như thế nào, vì không còn ai
quan tâm nữa.
Chuyện
chỉ được tiết lộ sự thật vào những ngày cuối đời của tay lang y, khi đang trong
cơn bệnh ngặt nghèo, và y nghĩ rằng nghiệp báo của mình đã tới.
No comments:
Post a Comment