Friday, February 8, 2019

VENEZUELA - THẢM HỌA KINH TẾ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (Diên Vỹ - VNTB)




7/2/2019

VNTB - Dù có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, nền kinh tế Venezuela đã suy giảm 47% kể từ cuối năm 2013. Điều đó còn tệ hại hơn Hy Lạp hai lần khi quốc gia này lâm vào cuộc khủng hoảng đồng euro; và nếu xu hướng này tiếp tục, thì sẽ chẳng mấy chốc lại còn tệ hơn cả những gì mà Zimbabwe trong thời kỳ siêu lạm phát hoặc Ukraine trong những năm sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Có thể nói rằng, Venezuela đang trên bờ vực chịu thiệt hại kinh tế nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trong thời gian gần đây.https://www.voatiengviet.com/z/1778

Hai mươi năm qua, Venezuela đã tiến hành cuộc thử nghiệm khi mà chính phủ bỏ ngoài tai tất cả mọi ý kiến chuyên môn. Và trong năm năm qua, kết quả thử nghiệm đã rõ ràng: chúng ta đang chứng kiến một trong những thảm họa kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

Dù có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, nền kinh tế Venezuela đã suy giảm 47% kể từ cuối năm 2013. Điều đó còn tệ hại hơn Hy Lạp hai lần khi quốc gia này lâm vào cuộc khủng hoảng đồng euro; và nếu xu hướng này tiếp tục, thì sẽ chẳng mấy chốc lại còn tệ hơn cả những gì mà Zimbabwe trong thời kỳ siêu lạm phát hoặc Ukraine trong những năm sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Có thể nói rằng, Venezuela đang trên bờ vực chịu thiệt hại kinh tế nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, đau hơn hơn nữa là Venezuela cũng có lạm phát nhiều nhất thế giới hiện nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước đoán rằng tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến 10 triệu phần trăm vào cuối năm nay, nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Ước tính hiện nay là khoảng 112.000%, đây cũng không phải là điều an ủi gì cho cam. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát giá mà chính phủ đã áp dụng để cố phủ nhận thực tế này, chỉ dẫn đến việc họ bj thiếu lương thực và thuốc men - tại sao lại tich trữ nếu bạn buộc phải chịu lỗ mà bán? Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến cho người ta phải di cư. Khoảng 3 triệu người, tương đương 10% tổng dân số, đã trốn chạy sang các nước láng giềng như Colombia.

Làm thế nào mà một đất nước lẽ ra giàu có lại nghèo đến thế? Có hai giả thuyết thường nghe, và cả hai đều không đúng. Thứ nhất là dầu mỏ. Rốt cuộc, nền kinh tế Venezuela, phụ thuộc vào dầu mỏ, do đó, ckhông có gì ngạc nhiên khi điều này sụp đổ thì cũng kéo theo điều khác. Vấn đề duy nhất với điều này đúng nhưng lại không đúng hoàn toàn. Thử nhìn vào Ả Rập Saudi thì sẽ thấy. Họ cũng phụ thược không kém vào dầu mỏ, nhưng đã tăng trưởng 11% trong 5 năm qua. Vậy thì đã có một cái gì đó khác biệt đã diễn ra ở Venezuela.

Và nếu nghe tin tức thì sẽ hiểu chủ nghĩa xã hội là gì. Cựu thị trưởng New York Michael R. Bloomberg đã định nghĩa như sau: ý tưởng về “sự phân phối lại triệt để” chắc chắn đã giết chết con gà đẻ trứng vàng của Venezuela. Tuy nhiên, nếu vậy thì tại sao một quốc gia như Ả Rập lại có thể chi rất nhiều tiền dầu cho người dân của mình mà không phải chịu chung số phận? Hay một quốc gia như Đan Mạch đã có thể tăng thuế vượt xa những gì Venezuela từng thử nghiệm lại vẫn có thể phát triển ở lành mạnh? Câu trả lời tất nhiên là chủ nghĩa xã hội không thực sự đáng trách.

Những gì xảy ra là giá dầu hạ đã làm lộ ra mức độ sai lầm của chính phủ Venezuela, điều này không liên quan gì đến việc đánh thuế quá nhiều và tất cả là do việc quản lý kinh tế quá kém. Chuyện đơn giản là chính phủ đã thâu tóm hết lĩnh vực kinh tế này tới lĩnh vực kinh tế khác - thép, khai thác mỏ, nông nghiệp, ... - và loại bỏ những người giỏi để thế bằng những người chỉ giỏi trung thành. Điều này đã làm cho sản xuất sụp đổ, và những thứ từng được sản xuất trong nước đột nhiên lại cần phải được mua từ nước ngoài.

Chính phủ ít nhất có thể che đậy nền kinh tế đã bị rỗng tới mức nào miễn là giá dầu cao có thể mang lại số tiền cần thiết để mua sắm. Nhưng không bao giờ có thể che đậy nhiều được bởi vì ngành công nghiệp dầu mỏ cũng bị rỗng tuếch nốt. Chúng ta đã biết, Chavistas –những người ủng hộ phong trào cách mạng XHCN của Hugo Chavez, đã sa thải hầu hết các kỹ sư giàu kinh nghiệm, buộc các công ty nước ngoài biết họ đang làm gì phải tháo lui, và coi công ty dầu mỏ là con heo đất để họ có thể rút tiền ra mà không bao giờ phải trả lại bất cứ cái gì, ngay cả khi việc sản xuất dầu sụt giảm vì thiếu đầu tư. Đó là lý do tại sao chính phủ phải in giấy lộn để chi trả cho mọi thứ ngay cả khi giá dầu ở mức ba con số, và thực sự giờ phải làm bởi giá dầu thô đã giảm rất nhiều trong vài năm qua.

Cách tốt nhất để nghĩ về chế độ Chavista là họ là một băng mafia cực kỳ thiển cận. Thay vì tính tiền bảo kê các doanh nghiệp - nhà máy rất tốt từng có ở đây - chính phủ lại chỉ cướp phá cho đến khi không còn gì. Họ đã giả vờ như không có gì xảy ra bằng cách dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để cấp nhà cửa và chăm sóc sức khỏe cho người dân; và khi thiếu tiền thì họ cho in số tiền cần phải có. Nhưng cuối cùng, thậm chí họ không thể làm được nữa một khi lợi nhuận không còn, và họ đã phải in nhiều tiền đến nỗi tiền bị mất giá. 

Và dù gì đi nữa, không có gì đảm bảo rằng Chavistas sẽ mất dần quyền lực. Trái lại. Quân đội đang đứng về phía họ để chống phe đối lập. Tại sao? Bởi vì cũng tệ hại như Chavistas đã làm đối với nền kinh tế, quân đội cũng đã thu được lợi lộc cho bản thân và bạn bè. Không phải chỉ là sự giàu có mà họ đã chiếm đoạt. Mà họ đã tạo ra một hệ thống để họ có thể kiếm tiền bằng cách tàn phá hệ thống đó. Đối với một số người, điều đó có nghĩa là sử dụng bộ máy nhà nước để buôn bán ma túy. Với những người khác là phương tiện tiếp cận ưu đãi đồng đô la để kiếm lợi nhuận không rủi ro trên thị trường tiền tệ. Nhưng trường hợp  nào thì cũng đều giống nhau: tàn phá chỉ có tốt. 






No comments: